Đánh giá và nhận xét nguyên nhân của việc xuất khẩu thiếu ổn định cá tra vào các thị trường chính.

Một phần của tài liệu XK cá tra việt nam 2011 2015 (Trang 26 - 29)

vào các thị trường chính.

2.1. Điểm mạnh và cơ hội

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên tạo điều kiện để phát triển sản xuất cá tra, đặc biệt như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện nền để phát triển khai thác và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

Uy tín ngành cá tra Việt Nam lớn, chiếm 95% thị phần cá da trơn phile trên thế giới, tạo điều kiện để duy trì mức giá xuất khẩu cá tra khá cao. Hơn nữa uy tín ngành cá tra ngày càng tăng nhờ nhiều vùng nuôi cá tra của Việt Nam đạt được chứng nhận GlobalGAP và AquaGAP giúp Việt Nam giành thị phần lớn hơn tại các thị trường truyền thống và mở ra các cơ hội tại các thị trường khác.

Khách hàng các nước đều đánh giá cao cá tra và thấy đây là loại cá ngon, có dinh dưỡng phù hợp con người, nhiều năng lượng nhưng ít gây béo phì. Với các nhà cung cấp thì sản phẩm cá tra được Việt Nam cung cấp ổn định, chất lượng nuôi trồng ngày càng cao và đồng đều.

Các sản phẩm từ cá tra Việt Nam được ưa chuộng trên nhiều thị trường và ngày càng gia tăng về số thị trường nó tiếp cận và xuất sang. Theo nhận định của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối Việt Nam, ngành hàng cá tra Việt Nam có khả năng tiêu thụ rất lớn, xuất khẩu đến 149 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng).

2.2. Hạn chế trong xuất khẩu cá tra Việt Nam và nguyên nhân.

Sản phẩm cá tra chưa có khả năng cạnh tranh nổi trội so các sản phẩm thay thế khác. Đồng thời sự cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản của các nước khác ngày càng khốc liệt. Hiện tại trên thị trường EU, giá các loại cá thịt trắng như: cá minh thái Alaska, cá tuyết lục, các bơn nuôi tại khu vực này đang giảm mạnh, làm cho thị trường EU thừa nguồn cung và không tăng trưởng. Yếu tố này cũng làm

Hương

giảm thị phần tiêu thụ cá tra hiện nay tại EU.

Tồn tại các rào cản thương mại cũng như kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu cá tra. Ở thị trường Mỹ ngày càng đặt ra nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam như thuế chống bán phá giá. Ngày 5/9/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố quyết định sơ bộ cuộc rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tăng rất cao so với cùng kì năm trước. Đầu năm 2015, DOC đã công bố kết quả cuối cùng cho lần rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10) đối với sản phẩm philê cá tra, cá basa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, với mức thuế áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu vào nước này từ ngày 1/8/2012 đến 1/8/2013 mà các công ty Việt Nam phải chịu là 0.97 USD/kg, mức thuế chung cho các doanh nghiệp Việt Nam không được liệt kê trong danh sách là 2.39 USD/kg. Mức thuế này là khá cao, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này.

Cá tra khác tôm, tôm là mặt hàng mang tính thế giới, nên công nghệ khoa học, thậm chí vốn được cả thế giới quan tâm. Đơn cử như thức ăn tôm được rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư nghiên cứu, cải tiến thường xuyên. Ngược lại, cá tra là mặt hàng do Việt Nam nắm vị trí chủ đạo, chiếm 80% thị phần thế giới, nhưng hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực, khoa học cũng như tạo thị trường không thể so với tôm.

May mắn là cá tra ít bị dịch bệnh hơn tôm, do vậy tỷ lệ nuôi thành công nhiều. Song do không cải tiến về khoa học kỹ thuật, quy trình, thức ăn… nên giá thành cá tra không giảm được, dù giá trị xuất khẩu tăng. Trong khi đó, theo xu hướng tất yếu thị trường, khi nhập khẩu nhiều và người tiêu dùng đã không còn háo hức như ban đầu thì giá bán sẽ phải giảm. Đó là một trong những lý do cản trở xuất khẩu cá tra phát triển.

Dù cá tra Việt Nam đã có mặt ở 149 thị trường nhưng vẫn phụ thuộc lớn vào hai thị trường chính là EU và Mỹ, hiện chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu của cả nước.

Những năm gần đây doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn đầu tư vùng nuôi và hoạt động chế biến xuất khẩu, nông dân rơi vào cảnh thua lỗ ngày càng nhiều;

Hương

diện tích nuôi và nguồn cá tra nguyên liệu giảm… những điều này kìm hãm sự phát triển cá tra xuất khẩu.

Chất lượng con giống, sản phẩm, tình trạng ô nhiễm môi trường nước làm gia tăng dịch bệnh, hiệu quả sản xuất còn thấp gây ảnh hưởng xấu đến công đoạn cung cấp nguyên liệu cá tra xuất khẩu.

Một hạn chế nữa của ngành cá tra là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp. Tình trạng lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người dân chưa tương xứng, tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Giá cá tra do phía Việt Nam quyết định. Các doanh nghiệp lại tranh mua tranh bán, tự mình hạ giá. Hạ giá để tiêu thụ hàng của mình, cũng là để triệt tiêu đối thủ. Song kết cục là uy tín thương hiệu giảm, bởi trong cơ chế thị trường, người ta đánh giá chất lượng và uy tín sản phẩm dựa vào giá của nó. Giá càng rớt thì người mua càng e ngại về sản phẩm đó. Kết cục các doanh nghiệp đều chịu khủng hoảng.

Thiếu các quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng hợp, liên kết giữa các vùng về sản xuất nuôi trồng và khai thác cá tra giữa các vùng. Cùng với tình trạng nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu liên kết trong sản xuấ,… tạo nên các khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra.

Về công nghệ, kỹ thuật trong ngành: việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác có tính chọn lọc còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức; công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch truyền thống còn đơn giản, sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Lao động trong ngành: lao động chủ yếu được đào tạo theo phương thức “cha truyền con nối”, đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính quy, thiếu các kiến thức chuyên môn.

Hương

Một phần của tài liệu XK cá tra việt nam 2011 2015 (Trang 26 - 29)