Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 41 - 44)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Châu Phi là thị trường lớn đầy tiềm năng cho các DN có hàng xuất khẩu. Song làm sao xâm nhập thị trường này và nên xâm nhập các mặt hàng nào theo những phương thức nào là trăn trở của nhiều DN. Nó đòi hỏi các DN phải có những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với DN của mình. Tuỳ theo điều kiện mà các DN có thể chọn những phương pháp sau:

Xét về địa lý, do khoảng cách khá xa giữa hai bên , DN Việt Nam có thể nghiên cứu lập các trung tâm thương mại tại một số nước, lập kho ngoại quan tại các khu vực Bắc Phi, Tây Phi, Đông Nam Phi hoặc showroom bán hàng ở nước sở tại để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu và trao đổi thương mại. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các cuộc triển lãm quốc tế, hội chợ, họi thảo, quảng cáo thông qua trang WEB. Thương mại điện tử là phương thức buôn bán hiện đại đem lại cho các DN những lợi ích to lớn, giúp tiết kiệm chi phí, nhất là đối với một thị trường xa xôi như châu Phi. Cần có chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương thức kinh doanh với thị trường này một cách phù hợp. Song dù là thị trường dễ tính, DN cũng phải chuẩn bị kỹ và cẩn thận khi tham dự các hội chợ, hội thảo ở thị trường này. Trong làm ăn với châu Phi, để tránh trục trặc và để được hỗ trợ khi gặp khó khăn,

DN nên tăng cường mối quan hệ với các thương vụ, vì thương vụ tại khu vực này bên cạnh việc có thể giúp DN chào hàng còn có thể cung cấp cho DN các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và các vấn đề liên quan.

Doanh nghiệp cũng có thể triển khai hàng sang châu Phi dưới ba hình thức: Xuất khẩu trực tiếp, qua trung gian và xuất khẩu tại chỗ. Khi xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các quốc gia mà Việt Nam có thương vụ hoặc cơ quan đại diện như Nam Phi, Ai Cập, Angola… và một số nước có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển, các nước có khả năng tài chính mạnh như Maroc, Nigeria… Trong xuất khẩu trực tiếp, việc mở một showroom giới thiệu sản phẩm, đồng thời là trung tâm giao dịch nên được xem xét thực hiện. Để mở một showroom, DN có thể liên kết với đối tác nước sở tại và có thể nhờ sứ quán, thương vụ tại đó giới thiệu.

Xuất khẩu qua trung gian hiện được nhiều DN áp dụng. Hình thức này

phù hợp với giai đoạn khai phá thị trường khi quy mô sản xuất của DN còn nhỏ

và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Thực tế, mặt hàng gạo trong nước chủ yếu xuất khẩu sang châu Phi qua các đối tác trung gian từ EU vì họ có lợi thế về kinh nghiệm trong buôn bán với châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi hoàn chỉnh…

Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn trong thanh toán và giảm chi phí vận chuyển, DN có thể sản xuất hàng tại chỗ qua việc thành lập công ty theo luật pháp của nước sở tại hoặc liên doanh với một đối tác địa phương tổ chức sản xuất rồi xuất khẩu tại chỗ. Đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu tại châu Phi sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương và hưởng các ưu đãi về thuế và phi thuế quan cũng như hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho châu Phi. Hiện 33 nước châu Phi đang được hưởng ưu đãi thuế quan GSP vào EU. Đã có vài DN trong nước triển khai theo phương thức này, song còn nhỏ lẻ và phân tán. Sự thiếu vắng trên thị trường những mặt hàng vật liệu xây dựng, các loại máy sản xuất nông nghiệp cầm tay, đồ gỗ dân dụng hoặc các thiết bị điện tử dân dụng, xe máy, xe đạp... có thể là những gợi ý cho các DN lập các cơ sở sản xuất tại chỗ, hoặc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm ở châu Phi. Các DN cũng có thể nghiên cứu khả năng triển khai các dự án liên danh hoặc thuê đất lập trang trại trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao...

PHẦN KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu về thị trường Châu Phi và một số nước điển hình tại khu vực này, ta thấy mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và Châu Phi đang ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thể hiện qua kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh qua từng năm. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên, đặc biệt đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Việc trao đổi đoàn các cấp, cơ chế tiếp xúc và thông tin, mạng lưới các cơ quan đại diện của Việt Nam tại châu Phi, cũng như của châu Phi tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Đồng thời, tỷ trọng, hình thức và lĩnh vực trao đổi thương mại hai bên còn nghèo nàn, cơ cấu mặt hàng chưa có nhiều thay đổi. Chính vì thế, để khai thác có hiệu quả thị trường lớn đầy tiềm năng này, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các thị trường mà ta đang có lợi thế xuất khẩu bên cạnh đó cũng cần tăng cường tìm hiểu, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mà hiện kim ngạch hai bên còn thấp nhưng tiềm năng lớn như: Sudan, Senegal, Mozambique, Lybia, Madagasca…Để thực hiện điều này đòi hỏi nhà nước cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm thị trường Châu Phi và trình độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời các doanh nghiệp cần hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường châu Phi, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh cả về chất lượng lẫn giá thành so với các đối thủ cạnh tranh khác tại khu vực đầy tiềm năng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang Web: [1] http://www.customs.gov.vn [ 2] http://www.mofa.gov.vn [3] http://www.gso.gov.vn [4] http://www.thuongmai.vn [5] http://www.lefaso.org.vn [6] www.thitruongnuocngoai.vn [7] http://vneconomy.vn [ 8] http://chongbanphagia.vn [ 9] http://ngoaithuong.vn [10] http://asean2010.vn [11] http://dangcongsan.vn [12] http://vn.vinafrica.com Và một số trang Web khác

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)