Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 39 - 41)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

2.2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, các DN cần hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường châu Phi, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức

cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Đồng thời, để tiếp cận thị trường Châu Phi cần phải kiên trì, linh hoạt và mềm dẻo do thị trường Châu Phi có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán.

Doanh nghiệp cần tích cực kiên trì hơn trong công tác nghiên cứu thông tin thị trường. Doanh nghiệp cần xác định mặt hàng trọng điểm, từng bước xây dựng bàn đạp để mở rộng hoạt động xuất khẩu vào khu vực thị trường rộng lớn này, chẳng hạn: Angiêri (gạo, cà phê, hạt tiêu); Ăngôla và Kênya (gạo, sản phẩm dệt may); Ai Cập (máy vi tính và linh kiện, hạt tiêu, rau quả và sợi); Nam Phi (gạo, giày dép, cà phê, máy tính, sản phẩm điện tử, sản phẩm gỗ)… Mặt khác, theo khuyến cáo của các chuyên gia, DN Việt Nam nên chọn cho mình phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của thị trường châu Phi cũng như khả năng tài chính của mình.

Về phía nhà nước cũng cần có sự quyết tâm và định hướng chiến lược đối với việc phát triển thị trường châu Phi. Thông qua việc phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế với các nước châu Phi. Chẳng hạn như đa dạng hoá và mở rộng hợp tác với châu Phi trên các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp tại thị trường giàu tiềm năng này. Bên cạnh đó, nhà nước cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ cho các DN phù hợp với đặc điểm thị trường Châu Phi và trình độ phát triển của các DN trong nước. Trong đó, cần chú ý đến hỗ việc cung cấp hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và tài chính vì đây là những khó khăn lớn nhất của các DN khi kinh doanh với thị trường Châu Phi này.

Bên cạnh những tăng cường trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao Nhà nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước Châu Phi, các chương trình XTTM quốc gia tại khu vực thị trường này cũng cần phải có sự điều chỉnh. Các chương trình XTTM cần được đổi mới, hạn chế các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung, không hiệu quả. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần phối hợp với một số hiệp hội, DN để tìm hiểu thị trường, XTTM tại các nước thuộc châu Phi theo ngành hàng về công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, nông sản…

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)