Thị trường Angiêria

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 31 - 35)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.2.7.5.Thị trường Angiêria

1.2.7.5.1. Kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 1.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Angiêria 2008-2010

ĐVT: triệu USD

2008 2009 6 tháng đầu

năm 2010

Xuất khẩu 75,63 81,586 38,56

Nhập khẩu 1,37

( Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

75.63 81.59 38.56 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Biểu đồ 1.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

Angiêria 2008-2010

(Đvt: triệu USD)

Trước năm 2008, Việt Nam và Angiêria đã đạt được nhiều tiến bộ trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương của hai bên, song kim ngạch ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này hơi biến động với tốc độ tăng trưởng không rõ nét và còn thấp dưới 40 triệu USD. Đến năm 2008, sự tiến bộ trong quan hệ song phương này rõ nét hơn với kim ngạch thương mại hai bên là 77 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Angiêria là 75,63 triệu USD tăng 87% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng này vẫn đang tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angiêria là 81,59 triệu USD, tăng 8% so với năm 2008, và 6 tháng đầu năm 2010 là 38,56 triệu USD, nhưng nhập khẩu hầu như chưa có vì sản phẩm của bạn còn thiếu cạnh tranh. Nhìn chung, trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Angiêria có tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của Angiêria còn thấp (chỉ khoảng 0,15%).

1.2.7.5.2. Cơ cấu mặt hàng.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Angiêria giai đoạn trước năm 2007 chủ yếu là nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu. Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao trong thị phần nhập khẩu của Angiêria: Gạo khoảng 50%, cà phê 15%, hạt tiêu 80%, cơm dừa 50%. Trong lúc các sản phẩm còn lại chiếm thị phần không đáng kể trong danh mục hàng nhập của Angiêria. Ngoài ra, còn có các mặt hàng quan trọng khác như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng

bằng gỗ….Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo tiếp tục là cà phê, hồ tiêu, gạo và hải sản, trong đó cà phê chiếm tỉ lệ cao nhất trong giá trị xuất khẩu, đạt 29,63 triệu USD tương đương 73,2%, tiếp theo là hạt tiêu với giá trị xuất

khẩu là 3,16 triệu USD, gạo là 2,48 triệu USD, hải sản là 2,44 triệu USD,…Đặc

biệt, năm 2009, gạo Việt Nam đang chiếm đến 70% thị phần, đây cũng là năm xuất khẩu gạo kỉ lục của Việt Nam vào thị trường này, đạt 23,8 triệu USD. Mặt hàng hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm đến 60% thị phần, đạt gần 1,3 triệu USD, cơm dừa đạt 1,6 triệu USD, ngoài ra còn có các mặt hàng như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ… Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất vào thị trường hơn 35 triệu dân này chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thu được còn hạn chế. Dựa vào hoạt động sản xuất của Việt Nam, có thể nói trên thị trường này còn nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, gạo đồ, bánh tráng, bún phở khô, gia vị, hạt tiêu bột.... Trong tương lai, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Việt

Nam sang Angiêria vẫn là cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy sản, hàng dệt may, giầy da

và vật liệu xây dựng…

Bảng 1.7:Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào Angiêria

(Đvt: triệu USD)

( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

2008 2009 Gạo 2,48 23,8 Cà phê 29,63 Hạt tiêu 3,16 1,3 Cơm dừa 1,6 Hải sản 2,44 Mặt hàng khác 37,9 Tổng 75,63 81,586

1.2.7.5.3. Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán.

Hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường Angiêria qua hai kênh chính: trực tiếp và qua trung gian.

Phương thức thanh toán đối với hàng nhập trực tiếp thường là L/C, D/P hoặc 30/70 (trả trước 30%, D/P 70%) . Thanh toán bằng L/C thì đảm bảo hơn nhưng rất phức tạp, mất thời gian và phí cao, do vậy thanh toán bằng D/P và 30/70 được áp dụng nhiều hơn. Tuy nhiên chọn phương thức nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán.

Phần nhiều hàng của Việt Nam xuất sang Angiêria qua trung gian thứ ba, thường là các DN ở Châu Âu, việc thanh toán cho Việt Nam do các công ty trung gian thực hiện.

Trước đây, việc thanh toán hàng nhập khẩu vào An-giê-ri được thực thi bằng nhiều hình thức như TTR, D/P, D/A hoặc L/C như đã đề cập trên, nhưng kể từ 1/8/2009 trở đi chỉ được thực hiện bằng một phương thức duy nhất là tín dụng chứng từ (L/C).

1.2.7.5.4. Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sang Ạngiêri. Các DN Việt Nam nên tìm hiểu về những quy định mới trong quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá tại thị trường Angiêria này:

 Chứng nhận kiểm định hàng hoá: tất cả hàng hoá nhập vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Angiêria đều phải có giấy “ chứng nhận chất lượng đạt chuẩn” hay còn gọi là giấy “chứng nhận kiểm tra chất lượng”. Giấy chứng nhận này phải do một tổ chức giám định trung gian cấp, không chấp nhận giấy chứng nhận phẩm chất do nhà xuất khẩu cung cấp. Cũng từ giấy chứng nhận này các nhà xuất khẩu cần chú ý trên bao bì hàng hóa cần ghi đầy đủ tên hàng, ký mã hiệu, quy cách phẩm chất,…(bằng 2 thứ tiếng A-rập và Pháp) để thể hiện đó là hàng của L/C liên quan.

 Quy định thanh toán bằng L/C đối với hàng hoá nhập khẩu: có thể áp dụng L/C thanh toán ngay hoặc L/C trả chậm.

Ngoài ra, các DN Việt Nam cần phải tiếp cận với thị trường và khách hàng Angiêria. Hiện DN Việt Nam có nhiều kênh tiếp cận như thông qua một số

các cơ quan tổ chức xúc tiến thương mại để tìm khách hàng và các thông tin về khách hàng, tham gia các hội chợ và triển lãm tại Angiêria…

1.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Châu Phi

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi pot (Trang 31 - 35)