Hình thức trả lương:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập sản xuấn ngành cơ điện tuyển khoáng (Trang 43 - 51)

* Nguyên tắc phân phối tiền lương:

Quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng được phân phối theo lao động.

Tiền lương trả cho người lao động trực tiếp theo dây chuyền sản xuất, lao động phụ trợ phục vụ tùy thuộc mức độ phức tạp hay đơn giản của công việc.

Tiền lương của bộ phận quản lý đơn vị được thực hiện theo quy chế trả lương cho bộ máy điều hành Công ty và bộ phận quản lý phân xưởng. Không dùng nguồn lương của công nhân sản xuất trực tiếp để trả cho bộ phận quản lý.

Tiền lương làm vào các ngày lễ có hưởng lương (các ngày lễ, tết theo quy định của nhà nước) phải được trả đúng theo quy định: trả 3 công gồm 1 công theo lương cơ bản của Công ty và 2 công theo lương sản phẩm đơn vị phải trả)

Đối với công việc làm kiêm nhiệm (không áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất), người làm kiêm nhiệm chỉ được hưởng tối đa 30% tiền lương cơ bản của công việc đang làm khi có quyết định của giám đốc.

Tiền lương chế độ khác, ngoài đơn giá thanh toán 100% cho người lao động.

• Quy định ngày công của cán bộ công nhân viên trong Công ty

Đối với công nhân sản xuất và thực hành Công ty: Ngày công làm việc được được quy định tối đa 26 công/tháng/người (ngày tối đa là 31 trong tháng làm 27 công), không kết công chế độ (nghỉ phép, ốm) trừ những trường hợp đặc biết nhưng không được vượt quá số công quy định theo luật lao động.

Bộ máy điều hành công ty và quản lý phân xưởng: Ngày đi làm quy định từ 22 – 24 công/người/tháng không kể công chế độ.

Làm theo ca, thêm giờ: làm thêm giờ nào thì trả lương theo giờ đó, trả lương ngay trong tháng đó, không để tháng sau. Đơn vị phải có bảng chấm công hàng ngày ghi rõ số giờ làm thêm của từng người (kể cả việc cho nghỉ bù hay

nghỉ luân phiên) để theo dõi lũy kế và báo cáo phòng Lao động tiền lương vào kì duyệt lương hàng tháng. Phòng Lao động tiền lương kiểm tra, kí duyệt chuyển snag phòng KTT. Kê TC kiểm tra lại để trả cho người lao động. Tiền lương những giờ làm thêm được nhân với hệ số thêm giờ

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%

Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kết tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính tho đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc tả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính thoe đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Trường hợp làm thêm giờ đã được bố trí nghỉ bù có lương, đơn vị chi trả thêm phần chênh lệch (≥ 50% nếu làm thêm vào ngày bình thường, ≥ 100% neeus làm thêm vaofngayf nghỉ phiên, ≥ 200% nếu làm thêm vào ngày lễ tết). Tiền lương ca đêm cho những giờ làm thêm vào ca 3 tính tương tự như trên. Thời gian huy động làm thêm giờ: Không quá 4 giờ trong 1 ngày, không quá 200 giờ trong 1 năm (trừ những trường hợp đặc biết đã được quy định tại nghị định `109/2002 của chính phủ không quá 300 giờ/năm). Phân xưởng có trách nhiệm theo dõi và báo cáo lũy kế hàng tháng.

nghỉ luân phiên, lịch nghỉ bù cho từng công nhân viên để đảm baorngayf công quy đinh. Trường hợp không bố tri cho công nhân nghỉ bù thì phải có báo cáo giải trình để giám đốc giải quyết.

• Hình thức trả lương:

Công ty trả lươgn theo 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp

*) Phương thức gián tiếp: áp dụng cho các đối tượng gồm giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban, quản đốc, phó quản đốc; nhân viên thống kê, tiền lương, kĩ thuật. sản phẩm của họ là doanh thu. Tính lương theo tỉ lệ tiền lương của phân xưởng, của Công ty.

Tỷ lệ quỹ lương quản lý =

*) Phương pháp trực tiếp: Áp dụng với các bộ phận còn lại của Công ty như công nhân các phân xưởng sang, KCS… tính lương theo sản phẩm trực tiếp làm được (theo đơn giá)

- Theo đơn giá: Tiền lương = đơn giá x số lượng sản phẩm. - Theo phần trăm hoàn thành công việc:

Tiền lương = Tiền lương gốc x phần trăm hoàn thành. Tiền lương gốc = HSGC x TLHS1

Trong đó: HSGC: Hệ số giãn cách.

TLHS1:Tiền lương cứng tương đối.

- Đối với các phân xưởng khác nhau thì cách trả lương khác nhau( cách xác định đơn giá)

+ Phân xưởng sàng tuyển: 1 tấn than đầu ra. + Phân xưởng vận tải: Tấn, km than kéo mỏ.

+ Phân xưởng cơ giới: Khối lượng công việc (tấn) gạt, xúc, vận chuyển ô tô.

+ Phân xưởng kho than: Theo tấn than xúc và đổ tự làm của đơn vị . + Phân xưởng cảng Nam Cầu Trắng: Tấn than tiêu thụ cho mỏ (kể cả than rót thuê cho mỏ)

+ Phân xưởng KCS: Tổng số tấn than tiêu thụ, than mua mỏ.

+ Phân xưởng cơ khí: Theo nội dung công việc được giao, theo kế hoạch của công ty, theo kế hoạch, chênh lệch sản xuất.

+ Phân xưởng cầu đường: Các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, bảo trì…

+ Phân xưởng đời sống: Tỉ trọng tiền lương trong quá trình phục vụ ăn giữa ca, phục vụ khách (đồng/1000 đồng giá trị).

Chương II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

I. Phân xưởng sàng tuyển.

1. Chức năng, nhiệm vụ của phân xưởng.

a. Chức năng:

Phân xưởng sàng tuyển than là đơn vị sản xuất chính, nằm trong cơ cấu sản xuất của công ty, hoạt động theo phân cấp, chuyên ngành sàng tuyển, chế biến than theo yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và cho xuất khẩu.

b. Nhiệm vụ:

Trên cơ sở kế hoạch được giao đề tổ chức sàng tuyển, chế biến than là đảm bảo tỉ lệ thu hồi than sạch, cơ cấu các chủng loại than, theo yêu cầu tiêu thụ của các

c. Phòng điều khiển trung tâm:

Để nhà máy hoạt động hiệu quả, có thể theo dõi được sự làm việc của các máy móc thì phòng điều khiển trung tâm có vai trò rất quan trọng với hệ thống điều khiển tự động, được trang bị hiện đại.

Phòng được bố trí các màn hình và các bộ phận điều khiển tự động của thiết bị, từ đố người vận hành có thể điều khiển nhà máy làm việc, theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhà máy, nhanh chóng phát hiện các sự cố thiết bị.

Các truyền động được vận hành theo 3 chế độ: Điều khiển bằng từ trường (tại chỗ), điều khiển tự động (auto), điều khiển trung tâm (Panel).

Giữa truyền động bằng tay và hai chế độ điều khiển còn lại được thực hiện trên từng cơ sở truyền động bằng cách sử dụng công tắc chuyển mạch chọn chế độ làm việc. Công tắc selectes gắn lên từng cửa điều khiển. Khi công tắc không ở vị trí tự động (auto) thì các truyền động không thể vận hành theo chế độ tự động; tương tự với vị trí điều khiển tại chỗ và điều khiển trung tâm. Các thiết bị bảo vệ an toàn, dừng khẩn cấp sẽ tuân hiệu hóa bất kể chế độ điều khiển sơ cấp đã chọn ở chế độ nào.

2. Sơ đồ công nghệ nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng:

a. Giới thiệu công nghệ nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng:

A1. Xuất xứ nhà máy, vị trí địa lý, khí hậu, dân cư:

Nhà máy tuyển than Hòn Gai cũ trước đây trực thuộc công ty than Hòn Gai được xây dựng từ thời Pháp thuộc (20/08/1960) với nhiệm vụ sàng tuyển than nguyên khai các mỏ vùng Hòn Gai. Đến đầu năm 1990 thị trường tiêu thụ trong nước giảm mạnh về giá cả và sản lượng làm cho ngành than gặp nhiều khó khăn phải thu hẹp sản xuất, niêm cất tài sản… Đứng trước tình hình đó chủ trương của bộ năng lượng nói chung và ngành than nói riêng là đẩy mạnh xuất khẩu, thậm chí còn coi đó là cứu cánh để duy trì phát triển nhanh ngành than. Thực hiện chủ trương trên, từ kinh nghiệm của nhà máy tuyển than Cửa Ông và dược

sự đồng ý của bộ năng lượng (nay là bộ Công Thương) công ty than Hòn Gai đã quyết định cải tạo nhà máy tuyển than Hòn Gai cũ bằng cách lắp đặt thêm dây truyền công nghệ tiên tiến mới với thiết bị của úc để tuyển than xuất khẩu. Do nhà máy tuyển than Hòn Gai đã quá cũ kỹ lại nằm trong nội thành nên có tác động sâu sắc tới cảnh quan của môi trường, của thành phố Hạ Long. Vì vậy khi đang thi công thực hiện lắp đặt dây chuyền tuyển than mới thì UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định nhà máy phải ngừng việc cải tạo, lắp đặt và dui chuyển tới địa điểm mới là khu vực nam Cầu Trắng. Nhà máy được khởi công xây dựng tại Nam Cầu Trắng từ tháng 10/1993 đến cuối tháng 3/1995 thì hoàn thành và kể từ năm 2000 chuyển đổi cảng Hòn Gai thành cảng hàng hóa và hành khách, đồng thời tháo dỡ toàn bộ đường sắt vận chuyển than tiêu thụ đi qua thành phố tới cảng.

- Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng nằm tại địa điểm phía nam cầu trắng. Đây là khu đất tương đối bằng phằng và nguyên là một phần của mỏ Núi Béo nằm cách quốc lộ 18A khoảng 200m về phía nam, cách trung tâm thành phố 8Km về phía đông. Địa bàn nhà máy có một số điểm sau:

+ Đây là một dải đất hẹp ven biển nằm giữa các dãy núi đá vôi ở phía đông và phía tây. Phía bắc là quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Hòn Gai – Lộ Phong, phía nam giáp vịnh Hạ Long với độ dốc địa bàn theo hướng Băc – Nam khoảng 5 độ. Phía tây nhà máy là khu dân cư tập trung chủ yếu xung quanh khu vực mì con cua, khu vực hai bên quốc lộ 18A và phía nam tuyến đường sắt Hòn Gai – Lọ Phong, dân cư và nhà cửa ngày một phát triển nhanh. Với những đặc điểm trên cho thấy địa bàn nhà máy chật hẹp gây khó khăn cho việc bố trí quy hoạch mặt bằng thiết bị, kho bãi, hệ thống phụ trợ, nhất là khâu bóc rót than thành phẩm xuống tầu phải vận chuyển bằng phương tiện sà lan, khâu đổ đất đá thải, xử lý bùn nước… Đặc biệt rất nhạy cảm về môi trường đối với khu dân cư và

sức chú ý tới giải pháp bảo vệ môi trường. Sản lượng than nguyên khai theo thiết kế tham gia vào nhà máy theo tỷ lệ:

+ Mỏ Hà Tu: Vỉa 16=50%, Vỉa 14=20% + Mỏ Hà lầm: Vỉa 10=10%, Vỉa 11=10% + Mỏ Tân Lập: = 10%

+ Tổng số ngày/năm 365 ngày, số giờ/ngày 24 giờ

+ Tổng số ngày ngừng máy để bảo dưỡng, nghỉ lễ tết: 89 ngày + Tổng số giờ hoạt động trong một năm: 6. 624 giờ

+ Hiệu lực của nhà máy là 85%

Công suất danh nghĩa: 2 triệu tấn/năm (450 tấn/h nếu tách 50% than cám khô cấp 0-6mm. Năng suất vào máy lắng tối đa là 275 tấn/h nếu không tách cám khô và 333 tấn/h nếu tách 50% cám khô cấp 0-6mm)

Đến tháng 4/1995 thì chạy thử và chính thức hoạt động từ 1996. Năm 1997 đi vào sản xuất chính thức và thực hiện được 1.000.000 tấn/năm. Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 1996 đến nay nhà máy đã lien tục cải tiến bổ sung, công nghệ thiết bị như hệ xoáy lốc phân cấp, các hệ bơm, hệ sàng 284 khử nước, hệ thống bốc xúc tại kho, bãi, hệ thống thiết bị vận chuyển, hệ thống thiết bị tiêu thụ tại cảng,… ngoài ra còn cải tiến trong việc điều hành sản xuất cũng như làm chủ công nghệ và đạt được những kết quả khả quan. Năm 2007 đã đạt và vượt 15% sản lượng theo thiết kế là: 2.500.000 tấn/năm. Mặc dù đã bổ sung, cải tiến về mặt công nghệ nhưng do tính chất than nguyên khai vào nhà máy tuyển bị động nhiều so với các số liệu thiết kế. Đặc biệt hàm lượng cấp hạt mịn trong than nguyên khai đã tăng từ 2 đến 2.5 lần và ngược lại tỉ lệ than cục giảm nhiều so với số liệu thiết kế mặt khác độ tro than cám 0-15mm trong than nguyên khai đầu vào cũng tăng đáng kể. Điều này không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến

dây chuyền bùn nước và công suất nhà máy mà còn ảnh hướng đến sự mất mát than cấp hạt mịn trong các sản phẩm thải của nhà máy.

a2) Ưu điểm của nhà máy *) Ưu điểm:

Công nghệ hiện đại gồm công nghệ tuyển tiên tiến nhất của ngành tuyển khoáng trên thế giới hiện nay là máy lắng khí ép, xoáy lốc huyền phù đối với than cấp hạt lớn và màng xoắn với than cấp hạt nhỏ. Hệ thống vận hành từ xa với các màn hình vi tính điều khiển các thiết bị. Hệ thống gồm 6 nhóm chạy theo trình tự trên các tuyến băng tải, các bể chứa bùn nước đều có các chỉ số báo mức đầu vào, đầu ra.

+ Do công nghệ tiên tiến nên nhà máy tuyển được bất kỳ chủng loại than nào. Sản phẩm sản xuất ra tất cả các loại than đặc biết về chất lượng cũng như cỡ hạt theo yêu cầu của mọi khách hàng trong nước cũng như nước ngoài.

+ Công nghệ tuyển mềm dẻo khi đã bổ sung cải tiến công nghệ

+ Công nghệ ổn định, dễ vận hành (do vận hành tự động), điều chỉnh được năng suất dễ dàng.

+ Than nguyên khai cấp vào nhà máy là loại than dễ tuyển ở tỷ trọng phân tuyển cao (tuyển trong máy lắng) và khó tuyển với tỷ trọng phân tuyển thấp (tuyển trong máy xoay lốc huyền phù)

+ Có thể tuyển than nguyên khai cấp hạt từ 0 – 50mm sẽ khắc phục được hiện tượng tắc lỗ lưới sàng tách cám trong mùa mưa (tuyển 100%)

+ Do tính chất than nguyên khai nên chưa xử lý triệt để được than cấp hạt mịn 0.5mm gây quá tải khâu bùn nước.

+ Ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh nhà máy do bùn nước.

+ Mùa mưa khi độ ẩm cao ách tắc nhiều, sản lượng thấp. Nhà máy làm việc không tải, tăng chi phí sản xuất như (điện, nước, lao động).

+ Nhiều khu vực cao ảnh hưởng đến an toàn lao động.

+ Một số linh kiện, thiết bị chưa sản xuất được trong nước nên phải mua từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập sản xuấn ngành cơ điện tuyển khoáng (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w