6. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương
2.2 Phân tích thực trạng truyền thông thương hiệu tại công ty TNHH Thương mạ
Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
2.2.1 Thực trạng nhận thức của doanh nghiệp về truyền thông thương hiệu.
Cùng mang tâm thế chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Mỹ Việt đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức về vấn đề thương hiệu. Tuy nhiên những nhận thức đó khi đi vào hoạt động thực tiễn thì còn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn chủ yếu là về mặt kiến thức, chiến lược và tài chính. Doanh nghiệp vẫn chưa xác định được thương hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu mà vẫn tập trung chủ yếu vào các vấn đề dịch vụ- sản phẩm. Doanh nghiệp chưa ý thức được rằng yếu tố chất lượng hàng hóa dịch vụ, chính sách hậu mãi tốt chỉ là điều kiện cần để làm nên sự thành công, điều kiện đủ chính là thương hiệu. Đối với phương tiện truyền thông thương hiệu doanh nghiệp chỉ mới chú trọng và khai thác các kênh, các phương tiện truyền thống đã được sử dụng lâu năm như quảng cáo trên tivi, báo chí, ...mà chưa nhận ra sức công phá mạnh mẽ của của mạng xã hội và truyền thông trực tuyến, bên cạnh đó là công cụ truyền thông mang tên quan hệ công chúng (PR) cũng đang là trợ thủ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp. We are Social vừa đưa ra báo cáo về Internet và di động năm 2014 thì Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc mang Internet và nội dung số tới người dùng, đặc biệt là thông qua những kết nối di động .
Hình 2.2: Kết quả thống kê tổng quan sự xâm nhập của truyền thông số.
(Nguồn. internet)
Theo báo cáo trên, mức dân số Việt Nam hiện nay là hơn 92 triệu người, trong đó, số dân thành thị chiếm khoảng 27 triệu người (31%) và số dân cư nông thôn là 56 triệu người (70%). Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thâm nhập của Internet vào đời sống của người dân cũng ngày một tăng cao. Theo điều tra, hiện nay, số lượng người sử dụng Internet đã chiếm đến 39% trên tổng dân số. Các trang mạng xã hội như Facebook cũng đã thu hút được 22% (20 triệu người), số lượng thuê bao di động đang hoạt động cũng có một số lượng đáng kể đạt mức 134 triệu thuê bao.
Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển nhanh về số lượng người sử dụng internet và các thiết bị số, đặc biệt là mạng xã hội và thiết bị di động . Xu hướng làm marketing mới là marketing online, digital marketing, social marketing… Số lượng người dùng lớn tạo ra 1 thị trường cực kì hấp dẫn cho các công ty về lĩnh vực thế giới số và di động. Người làm marketing cũng cần nhanh nhạy trong việc sử dụng các công cụ số để thực hiện quảng bá và xây dựng thương hiệu khi chi phí thấp hơn và cũng hiệu quả hơn.
2.2.1.2 Nhận thức của công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt về truyền thông cho thương hiệu Mỹ Việt.
Theo kết quả điều tra sơ bộ thì hấu hết các cán bộ, nhân viên trong công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng là vô cùng cấp bách. Nhận thức là vậy nhưng thực tế cho thấy công ty chưa quan tâm đúng mức tới việc phát triển truyền thông thương hiệu. Công ty không có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, bộ phận truyền thông để phát triển thương hiệu mà việc này lại thuộc về phòng marketing – phòng chỉ đưa ra chiến thuật marketing nói chung chứ không chuyên sâu về phát triển thương hiệu và chính điều đó làm cho việc hoạch định chiến lược cũng như lộ trình thực hiện phát triển truyền thông thương hiệu gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 2.4 : Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt
Ngành Kinh doanh Kĩ thuật
Trình độ Đại học Cao đẳng Khác Đại học Cao đẳng Khác
Số lượng 210 110 136 89 68 79
Tỷ trọng 46,05 24,66 29,29 27,81 21,25 44,9
Tổng 446 320
Nguồn: phòng hành chính nhân sự
Qua khảo sát cho thấy công ty vẫn tập trung vào những hoạt động truyền thông trên những phương tiện truyền thống như quảng cáo trên tivi là chủ yếu. Ngoài ra công ty cũng đã chú ý tới website của mình khi đã đưa những sản phẩm của mình và thường xuyên cập nhập chúng trên trang chủ. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông của công ty tương đối đơn giản, ít có mối tương tác ra bên ngoài, chiến lược mà công ty hướng đến là chiến lược đẩy, cố gắng truyền thông điệp của mình đến khách hàng và bộ phận khách hàng ấy lại là tập khách hàng hiện tại và quen biết lâu năm chứ không tác động được đến tập khách hàng tiềm năng. Cũng chính vì những hạn chế như vậy mà các chương trình truyền thông của công ty chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.2.2 Các hoạt động truyền thông thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Viêt
2.2.2.1 Quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu
Hiện tại thì hoạt động quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống như: thông qua áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các đại lý ủy nhiệm và thông qua quảng cáo trên truyền hình và đây là hình thức chính hấp dẫn khách hàng đến với Mỹ Việt. Tuy nhiên chi phí bỏ ra để làm những hoạt động trên là rất nhiều và cũng có lẽ bởi vậy mà tần số Mỹ Việt làm quảng cáo là không nhiều.
Một số quảng cáo nổi bật của Mỹ Việt phải kể đến là những TVC kéo dài hơn 30 giây. Những quảng cáo này được phát rộng trên truyền hình vào khung giờ vàng ( 20h) đã rất thu hút người xem, bên cạnh đó công ty cũng sử dụng trang Youtube để tải lên quảng cáo của mình. Một trong những quảng cáo gây ấn tượng mạnh được xuất bản 12-8-2013 với sự tham gia của 2 nghệ sĩ hài đang được yêu thích là nghệ sĩ Vân Dung và nghệ sĩ Quang Thắng đã góp phần làm lên sự thành công cho quảng cáo. Trong quảng cáo là nội dung thông điệp giới thiệu về những tính năng nội trội của tấm lợp OLYMPIC.
Hình 2.3. Video quảng cáo của Mỹ Việt trên truyền hình
Hình 2.4: Video quảng cáo của Mỹ Việt trên truyền hình
Nguồn: internet
Cùng với đó những năm 2011 trở lại đây hầu hết các năm công ty đều đặn cho ra mắt những quảng cáo về sản phẩm của mình mà nội trội hơn cả là tấm lợp OLYMPIC. Gần đây nhất là TVC kéo dài 1 phút 56 giây với nền nhạc không lời Mỹ Việt như muốn thủ thỉ cùng khán giả về công ty, về những gì tinh túy nhất và cũng là hiện đại nhất mà công ty đang mang đến cho khách hàng. Ở TVC này khách hàng có thể nhận thấy rõ được từng tính năng của sản phẩm thông qua những chi tiết kĩ thuật. Đồng thời công ty đã đưa được địa chỉ liên hệ của công ty vào trong quảng cáo, đấy là điểm tiến bộ đáng kể bởi trong những quảng cáo trước công ty đã không lồng ghép địa chỉ của mình vào. Hành động này là một sự liên kết thông minh giúp hướng khách hàng tới mục đích mua cao hơn, đồng thời hình ảnh của thương hiệu cá biệt OLMPIC được gắn với thương hiệu mẹ là Mỹ Việt tròn trịa hơn.
Hình 2.5: Video quảng cáo của Mỹ Việt trên youtube
Nguồn: internet
Với chất lượng hình ảnh đẹp, chuyển tải được hầu hết những thông tin cốt lõi nhưng lượt xem của những quảng cáo này trên Internet lại có lượt xem hạn chế. Theo thống kê sơ bộ thì chỉ có 252 lượt xem từ ngày công ty tải quảng cáo lên Youtube, con số này cho thấy việc tung quảng cáo lên Youtube chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên cũng phải khẳng định việc Mỹ Việt đưa thương hiệu cá nhân là tấm lợp OLYMPIC là ưu ái hàng đầu khiến khán giả chỉ nhớ tới thương hiệu OLYMPIC mà không còn biết đễn những sản phẩm khác của công ty. Công ty thực sự cần quan tâm tới cả hoạt động truyền thông thương hiệu cho cả MỸ VIỆT. Cũng lý giải vì sao MỸ VIỆT chưa là thương hiệu được nhớ mặt đặt tên đối với người tiêu dùng bởi lẽ công ty cho ra quảng cáo hay nhưng lại không có tính đều đặn và thường xuyên. Những quảng cáo của họ được thực hiện thưa thớt và dường như nội dung thông điệp
đôi khi không có gì đổi mới. Cũng có thể do ngân sách dành cho quảng cáo hạn hẹn đã dẫn đến hạn chế trên.
Qua phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh thì ngân sách cho truyền thông năm 2013 là 4,5 tỷ đồng và có tới 62% được chi trả cho quảng cáo truyền hình, ngoài ra những quảng cáo ngoài trời với áp phích, băng rôn và những biển quảng cáo ngoài trời chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ trong những hình thức quảng cáo của công ty. Và có một điều là công ty không tận dụng Website của mình để làm công cụ quảng cáo. Website của công ty chỉ đơn thuần là đưa ra những sản phẩm của công ty, những thông số kĩ thuật và giá cả. Điều này có hơi lãng phí và hơi chậm chân so với thời đại. Trong khi các doanh nghiệp khác luôn tận dụng tối đa những điểm tiếp xúc thương hiệu quý giá này thì MỸ VIỆT lại làm ngơ?nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin, mạng internet phát triển như ngày nay thì đây là điều mà công ty cần nắm bắt và điều chỉnh để hoạt động truyền thông thương hiệu có thêm một công cụ hữu dụng.
2.2.2.2 Quan hệ công chúng
PR là công cụ rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing như bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại , các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR đang được ứng dụng rộng rãi từ các tổ chức phi lợi nhuận đến các hoạt động kinh doanh thương mại như hội từ thiện, các tổ chức, cá doanh nghiệp....Ở MỸ VIỆT PR thể hiện ở chỗ
- Xây dựng nội dung trên Website của công ty
Hoạt động PR đầu tiên phải kể đến là xây dựng nội dung trên Website http://www.olympicmyviet.com.vn/ của công ty. Website giới thiệu đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm mà công ty cung cấp, website được phát huy tác dụng như một cuốn sổ tay của doanh nghiệp. Một số tiện ích chính như toolbar của Mỹ Việt, email liên hệ, địa chỉ liên hệ cụ thể, văn phòng giao dịch, khu sản xuất.
Hình 2.6: Một số nội dung trên website của công ty TNHH Thương mại và công nghiệp Mỹ Việt
Nguồn: Website công ty.
Ngoài ra công ty cũng xây dựng cho mình tài khoản Facebook tại đó giới thiệu cho khách hàng về những sản phẩm của Mỹ Việt đồng thời đưa ra các hướng dẫn sử dụng cho từng loại sản phẩm, thiết bị. Cũng trong trang này khách hàng có thể đưa ra những ý kiến phản hồi về cho công ty.
2.2.2.3 Các hoạt động khác
Một số hoạt động truyền thông khác như: Marketing trực tiếp, hộ trợ khách hàng qua tổng đài điện thoại đường dây nóng....
- Marketing trực tiếp: hoạt động này được triển khai xong chưa được hiệu quả lắm, cụ thể là việc gửi email marketing vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nguồn email khách hàng, tình trạng thư rác, nội dung của email còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nội dung của thông điệp của công ty trong từng thời kì. Hầu hết là mail thăm hỏi, xác nhận, số lượng email chào hàng ở mức thấp. Đội ngũ nhân viên tư vấn chỉ có 3 người làm việc trong giờ hành chính vì vậy năng suất không được cao.
- Hỗ trợ khách hàng qua tổng đài điện thoại
Tổng đài của Mỹ Việt hoạt động liên tục, có nhiệm vụ giải thích dịch vụ, tư vấn mua hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi một cách nhanh chóng và trực tiếp.
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP
MỸ VIỆT
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Những kết quả đạt được từ các hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
Thành lập từ năm 1994 Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp MỸ VIỆT luôn cho thấy mình xứng đáng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành cung ứng vật liệu xây dựng. Công ty luôn khẳng định mình vững mạnh bởi chính những sản phẩm chất lượng của mình mà còn bởi những chương trình truyền thông đáng nhớ của mình. Những hoạt động của công ty được xem là khá tích cực trong vòng 5 đến 7 năm trở lại đây nó vừa đa dạng về hình thức đồng thời có tính hiệu quả cao mang lại ấn tượng tốt cho người tiêu dùng.
Những hình thức quảng cáo qua những phương tiện truyền thống vẫn đem lại hiệu quả và MỸ VIỆT đã không bỏ qua hình thức truyền thông này. Sơ hữu chuỗi đại lý khổng lồ ( trên 400 đại lý) công ty đã tân dụng rất tốt những địa điểm này để làm quảng cáo tại điểm bán. Các đại lý sẽ được đồng bộ hóa bảng biểu, băng rôn, biển hiệu. Đây là hình thức truyền thông được cho là mang lại hiệu quả thực sự thiết thực cho công ty khi những khách hàng lẻ và ít sử dụng mạng internet hay nói cách khác những khách hàng thuộc khu vực nông thôn và những thị trấn nhỏ đều tìm đến , tiêu dùng sản phẩm của MỸ VIỆT thông qua hình thức này. Theo số liệu cho thấy tỉ lệ khách hàng biết đến những sản phẩm của công ty thông qua quảng cáo bằng áp phích, biển hiệu đi kèm biển quảng cáo lên đến con số 46%, điều này chứng minh dù là hình thức khá lâu đời nhưng lại vẫn mang lại hiệu quả cao cho MỸ VIỆT.
Bên cạnh đó công ty cũng thành công khi cho ra đời những đoạn phim quảng cáo ngắn được phát trên kênh VTV3 của đài truyền hình Việt Nam. Những đoạn quảng cáo đã thu hút người xem và có sức xúc tác mạnh mẽ tới quyết định mua của khách hàng. Sau những đoạn phim được tung ra thì doanh số của công ty cũng có chiều hướng tăng nhẹ góp phần làm tăng doanh số bán hàng và tổng doanh thu của công ty.
Và nổi bật gần đây là sự hoàn thiện của website của công ty, chính website này đã trở thành một kênh thông tin quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Website đa cung cấp các thông tin với khách hàng sử dụng Internet như: thông tin về công ty, thông tin về sản phẩm. Theo số liệu thống kê tỷ lệ khách hàng biết đến website của công ty là 25%, điều này một phần là do đồng điệu về sự phát triển của Internet , một phần là dựa vào những nỗ lực của hoạt động truyền thông mang lại. Con số doanh thu bán hàng qua mạng của công ty trong năm 2014 là 8 tỷ đồng tương đương 4,8% doanh thu . Một con số khá khiêm tốn tuy nhiên điều này khẳng định đã có một bộ phận khách hàng đã tin tưởng và sử dụng website để mua hàng, có thể nói đây có khả năng sẽ là khách hàng mà công ty cần chăm sóc tốt để duy trì mối quan hệ lâu dài.
3.1.2 Những tồn tại trong phát triển truyền thông thương hiệu tại công ty TNHH Thương Mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
- Website của công ty vẫn còn khá sơ sài, vẫn chỉ mang tính chất giới thiệu chung về công ty, lượng thông tin đưa vào web là không nhiều. Hơn nưa công ty thiết kế website không mang tính thương mại hóa nghĩa là hầu như website không mang ý nghĩa nhiều về mặt doanh số bán. Chính vì thế mà trên trang webstie không có phần tương tác trực tuyến với khách hàng điều này cũng gây trở ngại và làm MỸ VIỆT mất đi một lượng khách hàng đáng kể.
Có lẽ cũng chính vì lý do về website như trên mà tỷ lệ người biết đến webstie và truy cập website còn tương đối thấp, chưa hướng tới mục tiêu biến website thành