Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu về quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán ACA việt nam (Trang 30 - 31)

4. Kết cấu của Khóa luận

2.2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở:

Mọi thành viên trong nhóm kiểm toán đặc biệt là trưởng nhóm kiểm toán phải có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán đồng thời lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán. Đối với những khách hàng lâu năm thì việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng sẽ nằm ở tài liệu kiểm toán năm ngoái còn với những khách hàng mới việc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn. Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích cần thiết. Đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên cần tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp, phương pháp hạch toán của kế toán.

Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bao gồm các trông tin trong những tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng … Việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:

Từ những thông tin đã thu thập ở trên trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán thích hợp.

Đánh giá tính trọng yếu: kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của Báo cáo tài chính. Đây chính là công việc giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho cuộc kiểm toán. Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu càng thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được cũng phải thấp điều này có nghĩa là số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ càng nhiều.

Tại Kreston ACAmức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1%. Con số cụ thể sẽ do kiểm toán viên quyết định dựa trên tình hình đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng.

Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá ba loại rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một là rủi ro cố hữu: Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro cố hữu thông qua việc xem xét đến tính trung thực của Ban giám đốc, bản chất kinh doanh của khách hàng, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…

Hai là rủi ro kiểm soát: Từ những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngkiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại nếu hệ thông kiểm soát của khách hàng không tốt thì rủi ro kiểm toán sẽ ở mức cao

Ba là rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Việc làm giảm rủi ro phát hiện phụ thuộc phần lớn vào trình độ của kiểm toán viên là.

Một phần của tài liệu về quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán ACA việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w