4. Kết cấu của Khóa luận
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của nền kinh tế hay hành lang pháp lý, hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán, mà quy trình kiểm toán doanh thu hay quy trình kiểm toán BCTC của Kreston ACAcòn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nhân tố như các chính sách, chế độ của công ty hay quy mô, cơ cấu, trình độ của KTV và trợ lý kiểm toán của công ty.
- Chính sách, chế độ công ty:
+ Mỗi công ty kiểm toán đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Tại Kreston ACA cũng như vậy, thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là hạn chế, do vậy việc kiểm tra chi tiết và phân tích một cách tỉ mỉ tất cả các phần hành là điều khó có thể thực hiện.
+ Quy định về việc phải hoàn thiện giấy tờ làm việc trong thời gian kiểm toán tại khách hàng trong khi thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là hạn chế là nguyên nhân thứ hai khiến cho KTV khó lòng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các thủ tục kiểm toán cho các phần hành mang tính rủi ro thấp.
- Quy mô, cơ cấu, trình độ của KTV, trợ lí kiểm toán
+ Kreston ACA đang sở hữu một nguồn nhân lực thực sự chất lượng, đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu cũng như thành công của Kreston ACA ngày nay, các nhân viên của công ty luôn làm khá tốt nhiệm vụ được giao, do vậy việc kiểm toán BCTC tại các khách hàng thường diễn ra rất thuận lợi và được sự tin tưởng của khách hàng.Tuy nhiên hiện nay, Kreston ACA đang có hàng trăm khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 3 Tổng công ty, 2 dự án với quy mô phân bố gần như tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, do đó, với số lượng nhân viên như hiện nay
là chưa thực sự đáp ứng được về số lượng, vì vậy nên dẫn tới việc một nhóm kiểm toán phải thực hiện nhiều cuộc kiểm toán tại các khách hàng khác nhau trong thời gian ngắn. Đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng của một số cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính chưa thực sự được đảm bảo.
Sau gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, Kreston ACA đã thiết lập một Chương trình Kiểm toán mẫu (File kiểm toán mẫu) chung, File kiểm toán mẫu được cập nhật định kỳ đảm bảo cập nhật thường xuyên sự thay đổi của chế độ, chính sách kế toán.Bên cạnh đóviệc soát xét báo cáo kiểm toán và file kiểm toán tương đối nghiêm ngặt và tổ chức lưu trữ hồ sơ được thực hiện tốt… Bên cạnh đó, chương trình kiểm toán của Kreston ACA còn một số tồn tại sau: File kiểm toán mẫu được thiết lập chung cho mọi cuộc kiểm toán dẫn đến tình trạng dập khuôn máy móc là không tránh khỏi.
2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trongkiểm toán BCTC tại Kreston ACA 2.2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kreston ACA Việt Nam
*Các thông tin chung về Công ty:
-Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm Toán KRESTON ACA Việt Nam
-Trụ sở chính: Tầng 21 tòa nhà Capital Tower,109 Trần Hưng Đạo,Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-Văn phòng tại Hà Nội: P1401-Nhà 17T5,Trung Hòa Nhân Chính,Cầu Giấy,Hà Nội.
-Chi nhánh: Hải Phòng, Vinh,TP.Hồ Chí Minh. -Website:www.krestonaca.vn
-Mã số thuế: 0101160345
*Quy mô:
Hiện nay, Công ty đã có nguồn nhân lực dồi dào với trên 50 KTV cao cấp cùng hơn 70 KTV và trợ lý kiểm toán và các chuyên gia tư vấn.Công ty cũng đang cung cấp khoảng hơn 30 dịch vụ trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cho trên 200 khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước.
*Chức năng, nhiệm vụ:
Cung cấp các dịch vụ về Kiểm toán và Tư vấn, góp phần làm minh bạch Báo cáo tài chính của các công ty khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
*Ngành nghề kinh doanh:Dịch vụ kiểm toán, Dịch vụ tư vấn, Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, Dịch vụ tư vấn Thuế
*Quá trình hình thành và phát triển:
Giai đoạn 1: Kể từ ngày 24/08/2001 Công ty được thành lập với tên giao dịch chính thức là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACA Group theo giấy phép kinh doanh số 0102003347 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 24/08/2001 và cấp lại lần 2 vào ngày 30/11/2005.
Giai đoạn 2: Từ ngày 15/08/2006 Công ty tham gia và trở thành thành viên đại diện duy nhất tại Việt Nam của hãng kiểm toán quốc tế Kreston Intrenational.Kể từ giai đoạn này,Công ty tiếp nhận được những phương pháp kĩ thuật tiên tiến,đạt tiêu chuẩn quốc tế và sự hợp tác có hiệu quả của các chuyên gia hàng đầu thế giới đang làm việc cho hãng Kreston International để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.Đây chính là giai đoạn Công ty mở rộng qui mô hoạt động,lĩnh vực hoạt động một cách có hiêu quả.
Giai đoạn 3: Từ ngày 11/11/2011 nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh,Công ty đã tiến hành hợp nhất với công ty Kiểm toán IFC và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ( IFC-ACAGroup).
Giai đoạn 4: Từ ngày 06/09/2011 Công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam (gọi tắt là Kreston ACA)..
*Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
-Đối tượng khách hàng: Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, sản xuất có vốn kinh doanh trong nước và khối doanh nghiệp FDI. Nhìn chung đối tượng khách hàng của công ty là khá rộng.
-Chiến lược kinh doanh: Công ty luôn lấy chất lượng làm đầu, đặt uy tín và chuẩn mực nghề nghiệp lên hàng đầu. Chính vì vậy mà thương hiệu Kreston ACA đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường kiểm toán.
-Loại hình kinh doanh: Công ty hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là thị trường chính của công ty, chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất.
Kreston ACA cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ tư vấn-ACA Consulting
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp-ACA FAS
Dịch vụ tư vấn Thuế-ACA TAX
2.2.2 Thực trạng về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC doKreston ACA thực hiện Kreston ACA thực hiện
2.2.2.1 Quy trình kiểm toán chung doanh thu trong kiểm toán BCTC doKreston ACA thực hiện Kreston ACA thực hiện
2.2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toánThu thập thông tin cơ sở: Thu thập thông tin cơ sở:
Mọi thành viên trong nhóm kiểm toán đặc biệt là trưởng nhóm kiểm toán phải có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán đồng thời lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán. Đối với những khách hàng lâu năm thì việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng sẽ nằm ở tài liệu kiểm toán năm ngoái còn với những khách hàng mới việc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn. Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích cần thiết. Đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên cần tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp, phương pháp hạch toán của kế toán.
Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bao gồm các trông tin trong những tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng … Việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:
Từ những thông tin đã thu thập ở trên trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán thích hợp.
Đánh giá tính trọng yếu: kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của Báo cáo tài chính. Đây chính là công việc giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho cuộc kiểm toán. Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu càng thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được cũng phải thấp điều này có nghĩa là số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ càng nhiều.
Tại Kreston ACAmức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1%. Con số cụ thể sẽ do kiểm toán viên quyết định dựa trên tình hình đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng.
Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá ba loại rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Một là rủi ro cố hữu: Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro cố hữu thông qua việc xem xét đến tính trung thực của Ban giám đốc, bản chất kinh doanh của khách hàng, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…
Hai là rủi ro kiểm soát: Từ những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngkiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại nếu hệ thông kiểm soát của khách hàng không tốt thì rủi ro kiểm toán sẽ ở mức cao
Ba là rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Việc làm giảm rủi ro phát hiện phụ thuộc phần lớn vào trình độ của kiểm toán viên là.
2.2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Kiểm toán viên sẽ kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn kế toán trưởng từ đó đưa ra nhận định về hệ thông kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được
đánh giá là tương đối tốt thì kiểm toán viên sẽ hạn chế đi các thủ tục kiểm tra chi tiết mà tập trung vào việc tiến hành các thủ tục phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ, tức là các thủ tục để tìm hiểu và đánh giá về việc cóhay không việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát của công ty từ lúc bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đến lúc kết thúc và ghi nhận doanh thu. Ngược lại nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được đánh giá là không tốt thì kiểm toán viên sẽ tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tại Kreston ACA khi kiểm toán doanh thu các thử nghiệm kiểm soát kiểm toán viên cần thực hiện là:
Bước 1: Xem xét các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý nhất quán không.
Kiểm tra việc trình bày doanh thu bằng cách xét xem các khoản mục sau có được phân loại, hạch toán và trình bày hợp lý không?
1. Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan. 2. Doanh thu bán thành phẩm
3. Doanh thu bán nguyên liệu 4. Doanh thu bán phế liệu 5. Doanh thu khác
6. Doanh thu bán hàng cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty, đặc biệt chú ý đến việc phân phối lại lợi nhuận giữa các thành viên trong nội bộ tổng công ty.
Bước 2: Xác định xem các loại doanh thu được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp…
Bước 3: Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được cóbổ trợ cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của các chính sách và thủ tục này hay không?
Thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục doanh thu Bảng 2.1: Chương trình kiểm toán
Thủ tục kiểm toán Người
thưc hiện
Tham chiếu
II. Thủ tục phân tích
1. Đối chiếu số liệu trên BCTC với số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết.
Phân tích:
- So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng và trong một kỳ với nhau. Từ đó xác định nguyên nhân biến động của doanh thu như tăng sản lượng hàng hóa bán ra, do điều chỉnh giá hay thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán…
- Tính tỷ lệ lãi gộp/doanh thu của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sách theo tháng, quý, với năm trước.Từ đó, phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng, tìm ra những khoản doanh thu không bị bỏ sót hoặc quên không ghi sổ.
- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD vớiDT thuần giữa kỳ này với kỳ trước, đánh giá khả năng sinh lời của DT qua các kỳ.
- Tổng hợp các quan hệ tài khoản đối ứng để tìm ra các đối ứng bất thường doanh thu.
- Phân tích DT theo từng tháng, từng quý với Giá vốn, thuế GTGT…theo từng mặt hàng, từ đó tìm các tỷ lệ bất thường.
- So sánh doanh số bị trả lại và được ghi giảm giá bằng một số tỷ lệ so với tổng doanh thu với các năm trước.
III. Kiểm tra chi tiết
1. Kiểm tra chọn mẫu: Căn cứ vào việc phân tích doanh thu, KTV
tìm các điểm bất hợp lý từ đó kiểm tra chi tiết:
đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, lệnh bán hàng, phiếu xuất, hóa đơn…kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán.
2. Kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra số
lượng, đơn giá và tính toán trên hóa đơn, kiểm tra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đối chiếu số liệu trên hóa đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu
3. Kiểm tra việc phân loại doanh thu: Phân biệt doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng…phân biệt doanh thu bán hàng với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, loại sản phẩm khác nhau;
Kiểm tra tính hợp lý của từng loại doanh thu nói trên so với quy định của VBPL hiện hành
4. Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra
chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ(5 đến 10 ngày) để xem xét ngày tháng ghi trên sổ nhật ký bán hàng, vận đơn với ngày tháng trên nhật ký bán hàng và sổ chi tiết;
Kiểm tra tính cộng dồn: Cộng lại số phát sinh trên sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết của một số tháng hoặc cả năm tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp; cộng lại số phát sinh lũy kế của các tài khoản doanh thu.
5. Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:
Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu: