Pha I: Phân tích

Một phần của tài liệu Quá trình phân tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia Việt Nam (Trang 36)

4. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ

4.5.2. Pha I: Phân tích

Biểu đồ 18 cho biết chi tiết mức xếp hạng của pha phân tích, trong đó hạng 3 là 8,3%, hạng 2 là 58,3%, hạng 1 là 25,0%, hạng 0 là 8,3%. Cơ hội làm tốt hơn nên tập trung trước hết vào các chỉ sốđang ở hạng 0 và 1. Đó là:

Một chỉ sốở hạng 0:

a) Tập hợp và phân tích các chính sách, luật, quy định, kế họach chiến lược của các ngành khác có ảnh hưởng đến lâm nghiệp.

Ba chỉ sốở hạng 1 gồm:

b) Phân tích tính nhất quán của luật và các quy định pháp luật liên quan đến lâm nghiệp c) Đánh giá tác động của các ngành khác tới phát triển lâm nghiệp

d) Phân tích các bên liên quan: xác định các bên liên quan, tầm quan trọng và ảnh hưởng của các bên liên quan.

Pha I - Phân tích 8.3% 25.0% 58.3% 8.3% Hạng 0 (8,3%) Hạng 1 (25,0%) Hạng 2 (58,3%) Hạng 3 (8,3%) 4.5.3. Pha II – Xây dựng chính sách

Pha xây dựng chính sách có tới 84,2% chỉ số có hạng từ 2 trở lên, không có chỉ sốở hạng 0 và có 15,8% số chỉ sốở hạng 1 (biểu đồ 19). Cơ hội làm tốt hơn chính là ở những chỉ

số này:

a) Sự không nhất quán trong chính sách về rừng và khung pháp lý đã được xử lý b) Các bên liên quan hiếu rõ cơ chế cho quá trình tham gia

c) Các bên liên quan được thông báo và tham gia vào cam kết của nhà nước tham gia Diễn Đàn Lâm Nghêip Liên Hợp Quốc và các hội nghị quốc tế và khu vực về Lâm nghiệp.

Biểu đồ 19: Mức điểm cho pha II – Xây dựng chính sách

Pha II - Xây dựng chính sách 0.0% 15.8% 68.4% 15.8% Hạng 0 (0,0%) Hạng 1 (15,8%) Hạng 2 (68,4%) Hạng 3 (15,8%) 4.5.4. Pha III – Thực hiện

Các chỉ tiêu được xếp hạng từ 2 trở lên chiếm 78,2%. Cơ hội làm tốt hơn của pha III- Thực hiện nằm ở các chỉ số:

Hạng 0:

a) Các họat động chung về rừng của các bên liên quan (vd, hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân).

b) Đào tạo cho các bên liên quan về quản lý xung đột. Hạng 1:

c) Tham dự hội nghị của các ngành khác thúc đẩy các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên (vd, bảo vệđất/ quản lý nguồn sinh thủy)

d) Có cơ chế đối thọai và ra quyết định chung giữa ngành lâm nghiệp và các bên liên quan.

e) Xây dựng năng lực, kỹ thuật và quản lý, cho các bên liên quan. Biểu đồ 20: Mức xếp hạng pha III – Thực hiện Pha III - Thực hiện 8.7% 13.0% 47.8% 30.4% Hạng 0 (8,7%) Hạng 1 (13,0%) Hạng 2 (47,8%) Hạng 3 (30,4%)

4.5.5. Pha IV – Giám sát và đánh giá

Các chỉ tiêu đạt hạng từ 2 trở lên chiếm 61,6%. Pha IV- Giám sát và đánh giá cần tập trung vào các chỉ số:

Hạng 0:

a) Việc thực hiện hành động do IPF/IFF đề xuất cho Việt Nam được thường xuyên đánh giá.

b) Sự phối hợp giữa cơ chế giám sát của VFDS với cơ chế giám sát giảm nghèo và các chiến lược phát triển tương tự.

c) Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan và sự hài lòng của họ với quá trình VFDS. Hạng 1:

d) Hài hòa các văn kiện của VFDS đã sửa đổi với lập kế họach chiến lược của các ngành khác.

e) Nhận thức của công chúng về những thành quả của VFDS bao gồm cả phổ biến thông tin và vận dụng kiến thức mới.

Biểu đồ 21: Mức xếp hạng cho pha IV – Giám sát và đánh giá

Pha IV - Giám sát và đánh giá

23.1%

15.4% 46.2%

15.4%

Biểu đồ 22 miêu tả mức xếp hạng của các lĩnh vực, trong đó vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia có 95,8% các chỉ số xếp hạng 2 trở lên. Mối liên kết trong và ngòai ngành 63,2%, đối tác và sự tham gia đều có 62,5% các chỉ số xếp hảng từ 2 trở lên.

Biểu đồ 22: Tổng hợp xếp hạng các lĩnh vực 4.2% 0.0% 62.5% 33.3% 10.5% 26.3% 52.6% 10.5% 12.5% 25.0% 50.0% 12.5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia

Mối liên kết trong và ngòai nhành

Đối tác và sự tham gia Hạng 0 Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

4.5.6. Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia

Các chỉ số về vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia có mức hạng từ 2 trở lên là 95,8%, trong đó 33,3% đạt hạng 3. Điều này thể hiện Bộ NNPTNT đã thực hiện tốt vai trò lãnh

đạo ở phạm vi quốc gia. Cơ hội làm tốt hơn ởđây nằm ở các chỉ số: Hạng 0:

a) Việc thực hiện hành động do IPF/IFF đề xuất của Việt Nam được thường xuyên đánh giá (pha IV).

Biểu đồ 23: Mức xếp hạng cho vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia

Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia

4.2%0.0%

62.5% 33.3%

Hạng 0 (4,2%) Hạng 1 (0,0%) Hạng 2 (62,5%) Hạng 3 (33,3%)

Các mối liên kết trong và ngóai ngành có tới 36,8% số chỉ số nằm trong hạng các cơ hội làm tốt hơn. Trong đó có 2 chỉ sốở hạng 0:

a) Tập hợp và phân tích các chính sách, luật, quy định, kế họach chiến lược của các ngành khác có ảnh hưởng đến lâm nghiệp (pha I).

b) Sự phối hợp giữa cơ chế giám sát của VFDS với cơ chế giám sát giảm nghèo và các chiến lược phát triển tương tự (pha IV).

và 5 chỉ sốở hạng 1:

c) Phân tích tính nhất quán của luật và các quy định pháp luật liên quan đến lâm nghiệp (pha I).

d) Đánh giá tác động của các ngành khác tới phát triển lâm nghiệp (pha I). e) Sự không nhất quán trong chính sách về rừng và khung pháp lý (pha II).

f) Tham dự hội nghị của các ngành khác thúc đẩy các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên (vd, bảo vệđất/ quản lý nguồn sinh thủy) (pha III).

g) Hài hòa các văn kiện của VFDS đã sửa đổi với lập kế họach chiến lược của các ngành khác (pha IV).

Biểu đồ 24: Mức xếp hạng cho các mối liên kết trong và ngòai ngành

Các mối liên kết trong và ngòai ngành

10.5% 26.3% 52.6% 10.5% Hạng 0 (10,5%) Hạng 1 (26.3%) Hạng 2 (52.6%) Hạng 3 (10.5%) 4.5.8. Đối tác và sự tham gia

Đối tác và sự tham gia có 62,5% chỉ số từ hạng 2 trở lên, trong đó có 12,5% ở hạng 3. Các chỉ số tiềm tàng cơ hội làm tốt hơn gồm:

3 chỉ sốở hạng 0:

a) Các họat động chung về rừng của các bên liên quan (vd, hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân) (pha III).

b) Đào tạo cho các bên liên quan về quản lý xung đột (pha III).

c) Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan và sự hài lòng của họ với quá trình VFDS (pha IV).

6 chỉ sốở hạng 1:

d) Phân tích các bên liên quan: xác định các bên liên quan, tầm quan trọng và ảnh hưởng của các bên liên quan (pha I).

e) Các bên liên quan hiếu rõ cơ chế cho quá trình tham gia (pha II).

f) Các bên liên quan được thông báo và tham gia vào cam kết của nhà nước về sự tham gia vào Diễn Đàn Lâm Nghêip Liên Hợp Quốc và các hội nghị quốc tế và khu vực về

Lâm nghiệp (pha II).

g) Có cơ chếđối thọai và ra quyết định chung giữa ngành lâm nghiệp và các bên liên quan (pha III).

h) Xây dựng năng lực, kỹ thuật và quản lý, cho các bên liên quan (pha III).

i) Nhận thức của công chúng về những thành quả của VFDS bao gồm cả phổ biến thông tin và vận dụng kiến thức mới (pha IV).

Biểu đồ 25: Mức xếp hạng cho đối tác và sự tham gia

Đối tác và sự tham gia 12.5% 25.0% 50.0% 12.5% Hạng 0 (12,5%) Hạng 1 (25,0%) Hạng 2 (50,0%) Hạng 3 (12,5%) TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Chiến lược phát triển Lâm nghiệp 2006-2020

2) Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chiến lươc Phát triển lâm nghiệp Việt Nam

3) Các báo cáo tại Hội nghịĐánh giá Chiến lươc Phát triển lâm nghiệp Việt Nam Thường niên 02 tháng 2 năm 2010.

4) Danh sách các văn bản pháp luật liên quan đến Lâm nghiệp ban hành từ tháng 1/2006.

Một phần của tài liệu Quá trình phân tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia Việt Nam (Trang 36)