Bệnh do virus

Một phần của tài liệu Báo cáo môn kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài chanh dây (Trang 39 - 42)

IV. BỆNH TRÊN CÂY CHANH DÂY: 6.Bệnh sinh lý

10.Bệnh do virus

1.12. Sự lan truyền bệnh.

- Đầu tiên virus lan truyền bởi quá trình ghép, qua các dụng cụ ghép từ cây bệnh vào trong cây khỏe. Ngoài ra quá trình cắt tỉa cành bằng dao, kéo cũng làm cho virus lây lan. Không có sự lan truyền qua hạt giống, mà có thể lây lan trong quá trình vận chuyển.

- Các loài rệp: (Rệp muội) Aphis gossypii, và rệp đào Myzus Persicae là các môi giới truyền bệnh virus gây hại trên chanh dây.

1.13. Nguyên nhân:

- Có 2 loài virus gây hại trên chanh dây: - Virus PWV (Passion fruit woodiness virus)

- Virus CMV: Đây là loài virus gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây, dưa chuột, cà chua..).

- Ngoài Virút PWV nêu trên các loại Virút khác cũng được báo cáo như Virút khảm trên đậu đũa (CMV), Virút tiềm ẩn chanh dây (PLV), Virút khảm vàng lá chanh dây (PaYMV) Virút gây hại gân lá, Virút đốm xanh chanh dây (PGSV) .

-

1.14. Biện pháp phòng trừ tổng hợp.

• Giống:

- Việc chọn giống tốt có vai trò quan trọng quyết định toàn bộ quá trình sản xuất chanh dây. Nhìn chung các cơ sở cung cấp giống chanh dây hiện nay tại Lâm Đồng còn chưa đảm bảo chất lượng. Có 2 nguồn cung cấp giống chính là Công ty Taiwoan (nhập giống từ Đài Loan), và một số cơ sở nông dân tự sản xuất giống (tự ghép) để bán ra thị trường. Do đó chất lượng giống không đảm bảo, hay bị nhiễm bệnh.

- Hiện tại chưa có giống kháng bệnh rõ rệt, vì vậy thời gian tới cần khảo sát các giống mới ít nhiễm bệnh virus, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao để phục vụ sản xuất.

• Đối với các cơ sở sản xuất giống:

- Vườn ươm giống phải cao ráo, thông thóang, sau mỗi lần xuất vườn phải xử lý dụng cụ ghép, vật dụng ươm bằng dung dịch foormol 1%.

- Dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.

- Quản lý tốt sâu bệnh trong vườn ươm: Sử dụng các lọai thuốc phòng trừ côn trùng chích hút như Actara 25 WP, Admire 050EC, Conphai 100SL, Confidor 100SL.

- Xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong dung dịch Na2PO4(10%) trong 2 giờ, sau đó xả lại trong nước sạch 40 phút, trải hạt trên giấy hút ẩm để làm khô. - Kiểm tra nguồn bệnh cây giống trước khi trồng ra ruộng sản xuất.

- Riêng đối với các cơ sở nhập giống từ Đài Loan phải được các cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng cây giống, độ sạch bệnh trước khi trồng ra ruộng sản xuất.

• Biện pháp canh tác:

- Đất trồng: Cây chanh leo trồng thích hợp ở vùng đất tơi xốp, thoáng, giàu chất hữu cơ như đất cát pha thịt nhẹ, đất Bazan, độ pH thích hợp 6.5-7.5, nếu đất chua thì cần phải tăng cường bón vôi, nhổ bỏ và tiêu hủy ngay cây bệnh ngoài đồng ruộng. Đất phải được thu dọn sạch sẽ và đem tiêu hủy tàn dư, cỏ dại, cày bừa kỹ trước khi trồng.

- Luân canh cây trồng: Không trồng chanh dây trên đất đã trồng các cây họ cà: cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và dưa chuột vì các loại cây trồng này đều là ký chủ của loài virus gây hại trên chanh dây.

- Mật độ trồng: Đào hố kích thước dài: 50cm; rộng 50cm; sâu 30cm. Khoảng cách trồng: cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Làm giàn leo theo kiểu mắt xích tuỳ vào điều kiện độ dốc của địa hành mà làm giàn leo sao cho phù hợp, chắc chẵn. Độ cao giàn leo 2.0-2.5m.

- Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm đặc biệt là trong điều kiện mùa mưa. Hiện tại chưa có quy trình chuẩn về liều lượng phân bón cho cây chanh dây. Có thể tham khảo theo quy trình bón phân (của Đài Loan) như sau:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (1 -8 tháng tuổi): Bón 120kgN/ha/năm (tỷ lệ NPK (2 :2 :1,5).

- Thời kỳ kinh doanh: (từ 8 tháng tuổi trở lên) : Bón 200kgN/ha/năm (tỷ lệ NPK (2 :1 :4).

- Ngoài ra cần tăng cường bón thêm các loại phân trung, vi lượng có các chất như: Mg, Cu, Fe , Ca…

- Vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ các nguyên nhân lây nhiễm: Thường xuyên cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh và đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô.

- Trong quá trình cắt tỉa những cành lá già bị sâu bệnh không được chạm vào cây khoẻ. Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%).

- Xử lý tiệt trùng dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động sau khi chăm sóc vườn cây bằng nhiệt (xông hơi hoặc hấp) 1000C trong 30 phút; ngâm dụng cụ vào Formol 1% hoặc Na2PO4 (10%) trong 10 phút.

• Biện pháp hóa học:

- Vì virus là loại bệnh hiện tại chưa có loại thuốc hóa học nào có khả năng phòng trừ hiệu quả. Vì vậy biện pháp quản lý tốt các môi giới truyền bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.

- Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút trưởng thành các loại côn trùng chích hút, dùng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng quây quanh để bảo vệ vườn trồng.

- Phải phun phòng trừ ngay từ đầu một số đối tượng trung gian lây truyền virus như các loại rệp, bọ phấn bằng một số loại thuốc như : Actara 25WP, Confidor 100SL, Admire 50EC, Hapmisu 20EC, Oshin 20 WP, Success 25SC, Vertimec 1.8EC, Dầu khoáng DS 98.8 EC.

V. KỸ THUẬT TRỒNG:

- Cây chanh dây (nhiêu nơi gọi là cây lạc tiên) trồng được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan ... Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây. Có thể trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

- Chanh dây là loài có dây leo khỏe, bám vào giàn nhờ tua cuốn. Cây cao 4,6 - 6,1m/năm và cần chăm sóc nhiều. Thời gian sống ngắn (5 - 7 năm).

Một phần của tài liệu Báo cáo môn kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài chanh dây (Trang 39 - 42)