III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.1.1. Xây dựng chiến lược thị trường
Một triết lý luôn là tâm huyết với các doanh nghiệp ngày nay, đó là “sản xuất
những thứ thị trường cần chứ không phải những thứ mình có”. đây là quan điểm cơ
bản cần thiết nhất đối với bất kỳ một nhà kinh doanh nào muốn thành công trên thị trường. Một cách đơn giản thì có thể hiểu quan điểm này luôn hướng nhà kinh doanh nhìn ra thị trường, bởi thị trường là nơi đo lường chính xác nhất ưu nhược điểm của doanh nghiệp là phong vũ biểu để doanh nghiệp soi mình. Điều này không chỉ thức tỉnh ý thức thị trường của chủ doanh nghiệp mà đòi hỏi trong doanh nghiệp
từ giám đốc, trưởng phòng, công nhân viên, người lao động đến cả những người bảo
vệ phải luôn nhận thức rằng những việc mình làm là đang hướng vào việc phục vụ
nhu cầu của thị trường. muốn vậy, xây dựng cho công ty một chiến lược thị trường là điều quan trọng hơn bao giờ hết. đối với Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân thì nó lại càng có ý nghĩa hơn vì đây là một doanh nghiệp có truyền thống
kinh doanh từ khá lâu.
Xây dựng chiến lượng thị trường là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi tập hợp được lực lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm trong toàn công ty. Để làm được điều này công ty phải tổ chức ban soạn thảo trong đó giám đốc hoặc phó giám đốc làm trưởng ban, các thành viên phải được lựa chọn từ các phòng ban và có sự tham
khảo ý kiến của người lao động. trong chiến lược thị trường này có một số điểm cần lưu ý đó là:
Nêu lên được tầm quan trọng của chiến lược thị trường để mọi người trong
toàn công ty luôn ý thức và hành động vì nó. Trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh
Phải đặt được tôn chỉ hành động của công ty điều này là rất cần thiết nó giúp
cho các lực lượng lao động trong doanh nghiệp coi đó là mục tiêu và đích hướng
của mọi hành động không những vậy nó còn là một tuyên bố hành động đối với
khách hàng nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Tôn chỉ hành động đã được các công ty, tập đoàn kinh doanh nổi tiếng trên thế
giới đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ 20 .Một số tôn chỉ hành động ta có thể
tham khảo đó là:
- Người nhật có triết lý rất rõ ràng, gọn nhẹ. họ coi mục tiêu của kinh doanh là phục vụ con người, xã hội, lợi nhuận là phần thưởng xứng đáng mà nhà quản lý được hưởng thụ và vì vậy lợi nhuận là phương tiện để duy trì sự nghiệp còn mục đích kinh doanh là phục vụ và phát triển con người.
- Hãng honda: “thế giới là thị trường của chúng ta, của hãng honda”.
- Mutsushita: “vì sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng các phúc lợi của chúng
ta, mutsushita phục vụ sự phát triển hơn nữa nền văn minh thế giới”.
- Các nhân viên IBM với bộ đồng phục xanh dương có mặt ở khắp các xí
nghiệp với triết lý: “IBM có nghĩa là phục vụ”
Xác định đối tượng khách hàng trong nước của công ty là toàn bộ cộng đồng dân cư cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong đó khách hàng ở khu vực miền Nam và miền Trung là khách hàng truyền thống và cũng là khách hàng mục tiêu của công ty. Còn khách hàng ở khu vực phía Bắc là mục tiêu của sự mở rộng thị trường. Hiện
nay tại thị trường công ty mới chỉ nắm khoảng 30% thị phần, điều này chưa phải là sự thoả mãn song với tầm vóc của một công ty với tiềm năng cũng như uy tín của
mình công ty có thể vươn tới chiếm lĩnh 50% thị phần nếu công ty tăng cường công tác quảng cáo và thiết lập mạng lưới phân phối, hạ bớt giá bán.