Biểu đồ 2: Tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của lợn kiềng sắt được nuôi tại tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)

Bảng 5: Kết quả theo dõi tiêu tốn TĂ/kg TT theo các tháng của lợn theo thời gian thí nghiệm Tiêu tốn Lô TĂ/kg TT TN (n=3) ĐC (n=1) X X Tháng thứ nhất 2,72 2,56 Tháng thứ hai 2,97 3,04 Tháng thứ ba 3,20 2,91 Tháng thứ tư 3,43 3,47 Trung bình toàn kỳ 3,08 2,99

Từ bảng trên chúng tôi thấy, tiêu tốn thức ăn của lợn Kiềng Sắt ở tháng thứ nhất của thí nghiệm là 2,72 kg TĂ/kg TT, các tháng tiếp theo lần lượt là 2,97 kg, 3,20 kg, 3,43 kg. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Điều này hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng nói chung. Vật nuôi càng phát triển về thể trọng thì tiêu tốn thức ăn cũng tăng theo để đáp ứng cho sự phát triển của gia súc. Tiêu tốn thức ăn trên kg/TT của lợn F1 ở thứ thứ nhất của thí nghiệm là 2,56 kg, tháng thứ hai là 3,04, tháng thứ ba là 2,91 kg, tháng thứ tư là

62.9698.89 98.89 71.48 94.44 88.89 116.67 110.37 121.11 0 20 40 60 80 100 120 140 Tăng Trọng (gam/con/ ngày) TT tháng thứ nhất TT tháng thứ hai TT tháng thứ ba TT tháng Thứ tư

Biểu đồ 2: Tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm tháng thí nghiệm

TNĐC ĐC

3,47 kg. Tiêu tốn thức ăn tăng dần từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai, nhưng tháng thứ ba của thí nghiệm lại giảm xuống là do trong tháng này lượng thức ăn ăn vào của một số lợn giảm xuống do nguyên nhân bẹnh lí. Tiêu tốn thức ăn trung bình của lợn Kiềng Sắt là 3,08 kg TĂ/ kg TT. Cao hơn mức tiêu tốn thức ăn của lợn F1 là 2,99 kg TĂ/kg TT.Tiêu tốn thức ăn của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đức,2005 [12] về giống lợn Móng Cái thì chỉ tiêu này là từ 4,0-5,4 kg TĂ/kg TT, Lê Viết Ly,1999 [20] về giống lợn Phú Khánh là 5,5 kg TĂ/kg TT, Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận, 1873-1988 [30] về lợn Ỉ là 5,06 ± 0,06 kg TĂ/kg TT, Trần Đình Miên và CS, 2005 [29] về giống lợn Cỏ được nuôi ở vùng núi cao các tỉnh Bắc Miền Trung thì tiêu tốn thức ăn là 7,0-8,0 kg TT/kg TT. Như vậy tiêu tốn TT/kg TT của lợn Kiềng Sắt thấp hơn các giống lợn nói trên. Điều này ngoài nguyên nhân là yếu tố di truyền của giống, còn do lợn Kiềng Sắt đưa vào thí nghiệm đang ở độ tuổi còn non, tốc độ sinh trưởng tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đều của gia súc nói chung, tức là tức là ở giai đoạn lơn còn non tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh nên khả năng tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng sẽ thấp hơn lợn trưởng thành.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn Kiềng Sắt tại Quảng Ngãi, chúng tôi đã rút ra những kết luận sau:

Về khả năng sinh sản:

Tuổi động dục lần đầu tiên của lợn hậu bị Kiềng Sắt là 147,50 ± 4,70 ngày, khối lượng khi động dục lần đầu thấp 11,75 ± 0,69 kg/con, thời gian động dục tương đối dài so với các giống lợn nội đang được nuôi ở nước ta: 4,5 ± 0,22 ngày. Chu kỳ động dục của lợn Kiềng Sắt là bình thường 19,50 ± 0.76 ngày.

Lợn nái có số con đẻ ra trên lứa trung bình6.00 ± 0.50 con/ổ, số con còn sống sau 24 giờ là 5,33 ± 0,33 con. Trọng lượng sơ sinh của lợn con là 480,00 ± 23,88 gam/con. Thời gian cai sữa lợn con ngắn 52,50 ± 7,50 ngày, trọng lượng khi cai sữa của lợn con Kiềng Sắt là 2,95 ± 0,97 kg/con thấp hơn nhiều so với các giống lợn khác. Số con cai sữa/lứa thấp 5 con/lứa, nhưng nếu tính theo tỷ lệ số lợn con sống đến thời gian cai sữa so với số lượng con sơ sinh/lứa thì này là cao hơn nhiều so với các giống lợn khác. Chứng tỏ khả năng sống của lợn con Kiềng Sắt và khả năng nuôi con của lợn mẹ Kiềng Sắt là tốt hơn nhiều so với các giống lợn địa phương khác ở nước ta.

Về khả năng sinh trưởng:

Lợn Kiềng Sắt có tốc độ tăng trọng chậm, trong vòng 4 tháng thí nghiệm trọng lượng tăng 10,02 kg/con, tốc độ tăng trọng thấp đạt 83,42 ± 10,47 gam/con/ngày , tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng trọng trung bình của lợn trong thời gian thí nghiệm là 3,08 kg TĂ/kg TT. Thấp hơn so với các giống lợn khác được nuôi ở nước ta.

5.2. Kiến nghị

- Cần có nghiên cứu toàn diện về nguồn gốc, điều kiện hình thành, số lượng, sự phân bố và kỹ thuật chăn nuôi để bảo tồn và phát triển giống lợn Kiềng Sắt .

- Theo dõi thêm một số chỉ tiêu của lợn hậu bị và lợn nái Kiềng Sắt như: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi phối lần đầu thành công, thời gian mang thai, hệ số lứa đẻ/năm...

- Cần nghiên cứu thêm các vấn đề khác như phẩm chất thịt, sinh lý sinh hóa máu để làm rõ hơn về giống lợn Kiềng Sắt.

- Cần xác định mức độ gần gũi về di truyền giữa giống lợn Kiềng Sắt với các giống lợn địa phương khác trên địa bàn tỉnh các tỉnh Miền Trung.

- Cho lai giữa lợn Rừng và lợn nái Kiềng Sắt để theo dõi và so sánh các chỉ tiêu về sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt của lợn lai so với lợn Kiềng Sắt thuần và để phát huy được ưu thế lai ở con lai.

- Tỉnh Quảng Ngãi nên có chương trình khuyến khích nuôi giống lợn Kiềng Sắt ở các huyện miền núi của tỉnh, những nơi kinh tế còn nhiều khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Vừa tận dụng nguồn thức ăn có sẵn để nâng cao thu nhập cho người dân vừa bảo tồn giống lợn này tại địa phương.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của lợn kiềng sắt được nuôi tại tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)