TNĐC ĐC
sống mới. Tăng trọng của lợn F1 ở tháng thứ tư đạt cao nhất 121,11 ± 14,94 gam/con/ngày, thấp nhất ở tháng hai của thí nghiệm 94,44 ± 6,76. Nguyên nhân có thể là do ở tháng thứ hai nên bị mắc bệnh ỉa chảy nên khả năng tăng trọng giảm. Tăng trọng trung bình của lợn Kiềng Sắt và lợn đối chứng lần lượt là 83,42 ± 10,47 gam/con/ngày và 107,78 ± 6,54 gam/con/ngày, có sự khác nhau về tăng trọng trung bình toàn kỳ của lô thí nghiệm và lô đối chứng. Nhìn chung, tăng trọng của lợn Kiềng Sắt thấp hơn tăng trọng của lợn F1 trong cùng một điều kiện nuôi, nhưng giá trị chênh lệch về tăng trọng không nhiều, điều này có ý nghĩa thực tiễn trong chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm gần đây ở Quảng Ngãi đang thực hiện chương trình Móng Cái hóa đàn lợn các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc để tạo ra con lai F1 thay thế lợn Kiềng Sắt. Từ kết quả trên cho thấy, tăng trọng của lợn F1 lớn hơn không nhiều so với lợn Kiềng Sắt, nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế thì nuôi lợn Kiềng Sắt vẫn đạt hiệu quả hơn, vì lợn có thể phát triển tốt trong điều kiện nguồn thức ăn thô xơ của địa phương.
Tăng trọng của lợn khả năng tăng trọng của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đức, 2005 [12]; Trần Đình Miên và CS,2005 [29] về giống lợn Móng Cái thì chỉ tiêu này là từ 330-333g/ngày, Từ Quang Hiển và CS, 1996-1997 [13] về giống lợn Lang nuôi tại Cao Bằng là từ 204-335,67 g/ngày, Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận 1873-1988 [30] về lợn Ỉ là 323 ± 6,8 gam/ngày, Trần Văn Do, 2005 [8] về lợn Vân Pa trong giai đoạn từ 3 - 8 tháng tuổi là 71,3 g/ngày, Lê Viết Ly ,1999 [20] về giống lợn Mường Khương ở giai đoạn 2-9 tháng tuổi là 231,3 gam/ngày, về lợn Sóc là 100gam/ngày. Như vậy tăng trọng của lợn Kiềng Sắt thấp lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Lang, lợn Mường Khương, lợn Sóc nhưng cao hơn lợn Vân Pa. Tăng trọng của lợn Kiềng Sắt và lợn đối chứng đối được thể hiện ở biểu đồ 2.