0.50 Số con còn sống đến 24h

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của lợn kiềng sắt được nuôi tại tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 42)

Số con còn sống đến 24h

(con)

2 5,50 1 55,33 ± 0.33 5,33 ± 0.33

Trọng lượng sơ sinh (gam/con)

13 498,46 5 432,00 480,00 ± 23,88 480,00 ± 23,88

Thời gian cai sữa (ngày) 1 60 1 45 52,50 ± 7,50

Số lợn con cai sữa (con/ổ) 1 5 1 5 5

Trọng lượng lợn con khi cai sữa (kg/con)

1 3,14 1 2,762,95 ± 0,27 2,95 ± 0,27

Qua bảng 2 cho thấy số con sơ sinh/ổ ở hai hộ lần lượt là 5 con/ổ và 6,5 ± 0,50 con/ổ. Số lợn con sơ sinh trung bình ở cả hai hộ là 6,00 ± 0,50 con/ổ. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức, 2005 [12]; Trần Đình Miên và CS, 2005 [29] về giống lợn Móng cái thì số con sơ sinh là 11-13 con, Lê Thị Thúy và CS (2006- 2008) [33] về lợn Móng Cái nuôi ở Sơn La là 9,7 con/ổ, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tường Vân [35] về giống lợn cỏ nuôi ở Đăkrông, Quảng Trị là 7,14 ± 1,56 con/ổ, Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1973-1988) [30] về giống lợn Ỉ thì số con sơ sinh là 10,6 ± 0,1 con, Trần Văn Do, 2005 [8] về lợn Vân Pa thì chỉ tiêu này là 8,5 con/lứa, Từ Quang Hiển, 1996-1997 [13] về lợn Lang là 10,45 ± 0,27 con. Nếu so sánh với các giống lợn trên thì số con đẻ còn sống trung bình mỗi ổ của lợn Kiềng Sắt là rất ít. Tuy nhiên nếu xem xét với các giống bản địa khác như lợn Mường Khương đẻ 5 con/lứa, lợn Mẹo Nghệ An đẻ 6-7 con/lứa (Lê Viết Ly, 1999) [20], lợn Bản đẻ 6,01 con/lứa (Lê Thị Thúy và CS, 2006-2008) [33] thì lợn Kiềng Sắt không thua kém nhiều về số con sinh ra còn sống/lứa so với các giống khác.

Số con sơ sinh/ổ của lợn Kiềng Sắt thấp ngoài nguyên nhân do đặc điểm về giống quyết định thì có thể giải thích là do lợn Kiềng Sắt được nuôi bằng phương thức bán chăn thả, ít được chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian mang thai, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, dinh dưỡng không đầy đủ cho nhu cầu phát triển của thai.

Đặc điểm về chăm sóc nuôi dưỡng này có thể làm giảm số trứng rụng, tỷ lệ tiêu biến bào thai thai cao.

Mỗi lần động dục, số lượng trứng rụng từ 18- 20 trứng hoặc hơn nữa. Số lượng trứng được thu tinh cũng nhiều, có thể có 16 đến 18 trứng. Nhưng số lượng trứng được thụ tinh, do nhiều yếu tố, một số lợn con phát triển chưa hoàn thiện, đẻ ra sau vài giờ thì chết [4]. Vì thế nó ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con còn sống đến 24 giờ. Đây là chỉ tiêu nói lên trình độ kỹ thuật đỡ đẻ của người chăn nuôi và nó còn nói lên tính khéo nuôi con của lợn mẹ. Với kết quả số con sơ sinh còn sống trung bình sau 24h ở cả hai hộ là 5,33 ± 0,33 con. Kết quả này so với số con sơ sinh được đẻ ra là tương đối tốt (82%), tuy vậy nó vẫn thấp hơn là do một số con lợn bị mẹ đè chết, hoặc do nó phát triển chưa hoàn thiện, khi được sinh ra không đủ khả năng tồn tại trong môi trường mới.

Trọng lượng sơ sinh của lợn con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống lợn, cá thể, tuổi lợn mẹ, số con đẻ ra trên lứa và dinh dưỡng cho lợn mẹ trong thời gian mang thai. Trọng lượng sơ sinh của lợn con Kiềng Sắt ở hai hộ theo dỏi lần lượt là 498,46 gam/con và 432,00 gam/con. Trung bình của hai hộ là 480,00 ± 23,88 gam/con. Theo kết quả nghiên cứu về lợn Móng Cái thì chỉ tiêu này là 500-600 gam/con (Nguyễn Văn Đức, 2005) [12], 504 gam/con (Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận, 1973-1988) [30], về lợn Ỉ là 485 gam/con (Đỗ Xuân Tăng và Nguyễn Như Cương, 1989-1993) [24], lợn Vân Pa là 250 gam/con (Trần Văn Do, 2005) [8], lợn Lang là 575 gam/con (Từ Quang Hiển, 1996-1997) [13], lợn Mẹo là 470 ± 10 gam/con (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2002-2004) [34]. Nếu so sánh với các giống lợn trên thì trọng lượng sơ sinh của lợn Kiềng Sắt là thấp hơn lợn Móng Cái, lợn Lang, tương đương với lợn Ỉ và cao hơn các giống lợn Vân Pa, lợn Mẹo.

Thời gian của sữa của lợn Kiềng Sắt trung bình ở cả hai hộ là 52,50 ± 7,50 ngày. Chỉ tiêu này nó phụ thuộc vào tình trạng phát triển của đàn lợn con, thể trạng con mẹ trong quá trình nuôi con và tình hình của hộ chăn nuôi. Thời gian cai sữa cho lợn con ở Việt Nam thường là 60 ngày (2 tháng).Ở các nước khác trên thế giới là 8 tuần lễ ( 56 ngày) [14]. Như vậy, thời gian cai sữa của lợn con Kiềng Sắt là tương đối sớm, nguyên nhân là do ở thời gian này lợn con Kiềng Sắt đã có khả năng sống độc lập, thêm vào đó là do trọng lượng thể trạng của con mẹ bị hao mòn do phải nuôi con. Nên cần phải cai sữa sớm để con mẹ có thể nhanh chóng hồi phục thể trạng sau khi đẻ, chuẩn bị cho phối giống lại đạt hiệu quả cao.

Số lợn con cai sữa chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng nó quyết định đến năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. Số con cai sữa/lứa của lợn Kiềng Sắt trung bình ở cả hai hộ là 5 con/lứa. Chỉ tiêu này ở lợn Mẹo là 4,0 ± 0,56 con (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2002-2004) [34], ở lợn Lang là 8,68 ± 0,32 con (Từ Quang Hiển, 1996-1997) [13], ở lợn Vân Pa là 6 con/lứa (Trần Văn Do, 2005) [8], ở lợn Ỉ là 13,3 ± 0,1 con/lứa, lợn Móng Cái là 13,5 ± 0,2 con (Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận, 1973-1988) [30]. Số con cai sữa/lứa của lợn Kiềng Sắt là tương đối thấp. Nhưng nếu tính theo tỷ lệ số lợn con sống đến thời gian cai sữa so với số lượng con sơ sinh/lứa thì tỷ lệ này ở lợn Kiềng Sắt là khoảng 83,3%. Tỷ lệ này là cao hơn nhiều so với các giống lợn khác. Ở lợn Móng Cái tỷ lệ này là 76,78%, (Tạ Thị Bích Duyên và CS, 1992-1998) [11], lợn Ỉ là 66,8 % (Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận, 1973-1988 ) [30], lợn Mẹo là 75,4%, lợn Vân Pa là 70%, lợn Lang là 83,1%. Như vậy, khả năng sống của lợn con Kiềng Sắt và khả năng nuôi con của lợn mẹ Kiềng Sắt là tốt hơn nhiều so với các giống lợn địa phương khác ở nước ta.

Trọng lượng lợn con khi cai sữa nó phụ thuộc vào phẩm giống, khả năng tiết sữa của con mẹ và trình độ chăn nuôi lợn con theo mẹ của cơ sở chăn nuôi và nó có liên quan chặt chẽ với thời gian tách lợn con khỏi mẹ. Trọng lượng cai sữa/ổ của lợn Kiềng Sắt lần lượt ở hai hộ là 3,14 kg/con và 2,76 kg/con. Trọng lượng bình quân ở hai hộ là 2,95 ± 0,97 kg/con. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Do, 2005 [8] về giống lợn Vân Pa cai sữa ở 60 ngày tuổi thì đạt 3,5 kg/con, Trần Đình Miên và CS, 2005 [29] về lợn Ỉ cai sữa ở 60 ngày tuổi là 4,5-5 kg/con, Lê Thị Thúy và CS, 2006-2008 [33] về lợn Móng cai sữa ở 60 ngày tuổi là 7,61 kg/con. Lê Viết Ly, 1999 [20] về lợn Mường Khương là 5,55 kg/con. Từ Quang Hiển và CS, 1996- 1997 [13] về lợn Lang là 6,87 kg/con. Như vậy, so với các giống lợn nội trên thì trọng lượng khi cai sữa của lợn Kiềng Sắt là thấp hơn nhiều. Điều này ngoài nguyên nhân là yếu tố di truyền của giống, còn do khối lượng của lợn mẹ trung bình thấp, trọng lượng sơ sinh thấp dẫn đến trọng lượng cai sữa của lợn con là thấp, đồng thời do việc chăm sóc lợn con trong thời gian theo mẹ chưa tốt, chưa đáp ứng đủ chưa nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con .

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của lợn kiềng sắt được nuôi tại tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 42)