2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán
2.1. kiến thứ nhất: Về trích lập quỹ dự phòng khó đòi.
Để khuyến khích khách hàng của mình doanh nghiệp đã áp dụng hình thức bán chịu. Tuy nhiên hình thức này cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi tỷ lệ nợ quá hạn và tồn đọng vốn của khách hàng đối với công ty là khá lớn. Vì vậy công ty nên lập quỹ dự phòng nợ khó đòi – Tài khoản 139, để có thể chủ động huy động vốn kinh doanh. Đồng thời gia hạn nợ cho khách hàng, nếu quá hạn thì khách hàng phải chịu thêm một khoản lãi suất bằng lãi vay ngân hàng. Tránh trình trạng khách hàng lợi dụng thông đồng với nhân viên bán hàng để dây da chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 139 nh sau:
Bên Nợ: - Xoá sổ các tài khoản nợ khó đòi
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Bên Có: - Số dự phòng phải thu khó đòi đợc lập tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Số dự bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
- Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu đợc xác định là không chắc chắc thu đợc (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập vào cuối các kỳ kế toán.
Khi lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán trớc cha sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn đợc hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập ở kỳ kế toán trớc cha đợc sử dụng hết, thì số chênh lệch đoàn hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi đợc, đợc phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi.
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu cha lập dự phòng)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 138 – Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã đợc xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi đợc nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi đợc, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài bảng cân đối lế toán).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể đợc bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên bảng cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu đợc tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112… (Số tiền thu đợc từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch đợc bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi).
- Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu đợc từ bán khoản nợ và số đã đợc bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành).
Có các TK 131, 138…