Tâm lý quá tự tin của nhà quản trị tác động đến quyết định tài chính:

Một phần của tài liệu Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và yếu tố hành vi tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 49)

4. Các kết quả thực nghiệm

4.4.2 Tâm lý quá tự tin của nhà quản trị tác động đến quyết định tài chính:

Câu hỏi khảo sát số 6, 7, 8 và 9 chúng tôi thiết kế nhằm xác định quyết định của nhà quản trị tự tin trong việc lựa chọn nguồn tài trợ cho c ấu trúc vốn.

Chúng tôi lấy khoảng tin cậy của mức độ tự tin đã được tính ở phần trên ( câu 2, 3, 4, 5) , sau đó kết hợp với nội dung từng câu hỏi để tìm lựa chọn nào là cao nhất trong kho ảng tin cậy của sự tự tin.

Anh chị đang cần tiền cho một kế hoạch kinh doanh hoặc một dự án sắp tới, trong các nguồn tài trợ dưới đây, anh chị sẽ chọn nguồn nào ?

Bảng 5 : Tỷ trọng câu trả lời cho câu hỏi số 6 Các yếu tố trong tâm lý quá

tự tin

Kho ảng tin cậy

Tỷ trọng câu trả lời Lợi nhuận

giữ lại Vay nợ

Phát hành cổ phần mới

Triển vọng kinh tế 64% 26.6% 32.8% 26.6%

Năng lực cá nhân 74% 24.3% 40.5% 20.3%

Khả năng kiểm soát 74% 28.4% 35.1% 27%

Triển vọng công ty 83% 18.1% 37.3% 27.7%

Với mỗi chỉ tiêu đánh giá của tâm lý quá tự tin, chúng tôi tìm được một câu trả lời chung đó là các nhà quản trị chọn lựa nguồn vay nợ nhiều hơn so với lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phần mới ( thể hiện trong cột in đậm ). Điều này thể hiện được mối tương quan dương giữa tâm lý quá tự tin và việc phát hành nợ. Lúc này, các nhà quản trị đánh giá cao tiềm năng của dự án trong tương lai, họ kỳ vọng khả năng sinh lợi trong thời gian sắp tới, đồng thời bởi vì vay nợ sẽ được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế, nên họ quyết định tài trợ cho dự án.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ kết hợp cả ba phần trả lời của câu số 7, 8 và 9 vì mục đích câu hỏi đưa đến kết quả có mối liên hệ với nhau.

Trả lời cho câu hỏi số 7 :

Anh chị nghĩ rằng giá cổ phiếu của công ty anh chị sẽ tăng trong thời gian sắp tới, có sự lựa chọn giữa việc vay nợ và phát hành cổ phần trong thời điểm hiện tại, anh chị sẽ chọn lựa ý kiến nào dưới đây?

Bảng 6: Tỷ trọng câu trả lời cho câu hỏi số 7

Nhìn vào số liệu của bảng trả lời câu hỏi số 7, ta cũng thu được kết quả tương tự là các nhà quản trị sẽ chọn lựa nguồn vay nợ trong các nguồn tài trợ khi họ có tâm lý quá tự tin. Bởi vì, họ cho rằng giá cổ phiếu công ty đang bị định giá thấp trên thị trường, trong tương lai giá cổ phiếu có thể tăng, lúc đó phát hành sẽ có lợi hơn, còn hiện tại họ sẽ tài trợ bằng nguồn vay nợ. Mặt khác, vì quá tự tin nên họ đánh giá thấp rủi ro việc vay nợ, và họ cũng tự tin về khả năng đảm bảo trả được nợ khi sử dụng nguồn tài trợ này, do đó họ sẽ cố gắng thuyết phục các cổ đông trong việc chọn vay nợ. Kết quả câu hỏi số 8 và số 9 đã làm rõ hơn điều này.

Trả lời cho câu hỏi số 8 :

Anh chị có kế hoạch vay nợ để đầu tư cho dự án sắp tới, anh chị nghĩ là sẽ thành công, nhưng các nhà cổ đông muốn phát hành cổ phần, anh chị sẽ làm như thế nào? Kết quả cho câu trả lời số 8 hỗ trợ thêm cho quyết định vay nợ của nhà quản trị tự tin khi họ cần huy động tài trợ. Chúng ta thấy tỷ lệ phần trăm lựa chọn cho ý kiến thuyết phục cố đông sẽ tài trợ bằng nguồn phát hành nợ là khá cao : lần lượt là 57.8%, 59.5%, 58.1%, 53%. Bởi vì họ tin vào khả năng thu được tỷ suất sinh lợi từ dự án trong tương lai, họ đánh giá cao tiềm năng mà dự án mang lại, cộng với sự tin tưởng vào khả năng đánh giá của họ qua trình độ hiểu biết và kinh nghiệm làm việc của mình nên quyết định vay nợ để tài trợ cho dự án, mặc dù điều này có thể làm gia tăng vấn đề đại diện của nhà quản trị và cổ đông. Họ sẽ tìm cách chứng minh cho các cổ đông thấy lợi ích của việc vay nợ khi cần nguồn tài trợ, những lợi ích mà dự Các yếu tố trong tâm lý

quá tự tin Kho ảng tin cậy Tỷ trọng câu trả lời Phát hành cổ phiếu Vay nợ đợi giá cổ phiếu cao sẽ phát hành Vay nợ vì lý do khác Triển vọng kinh tế 64% 34.4% 46.9% 18.8% Năng lực cá nhân 74% 37.8% 44.6% 17.6%

Khả năng kiểm soát 74% 40.5% 48.6% 20.3%

án thu được trong tương lai, do đó sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và cuối cùng làm gia tăng tài sản cho chính các cổ đông.

Bảng 7: Tỷ trọng câu trả lời cho câu hỏi số 8

Trả lời cho câu hỏi số 9:

Hiện tại anh chị đánh giá gì về khả năng trả nợ hiện tại của công ty mình?

Bảng 8: Tỷ trọng câu trả lời cho câu hỏi số 9

Các yếu tố trong tâm lý quá tự tin

Khoảng tin cậy Tỷ trọng câu trả lời Không vay nợ Không có khả năng trả Chỉ trả được một phần nợ. Đảm bảo trả được nợ Triển vọ ng kinh tế 64% 10.9% 3.1% 26.6% 51.6% Năng lực cá nhân 74% 9.5% 1.4% 23.0% 55.4%

Khả năng kiểm soát 74% 14.9% 2.7% 28.4% 50.0%

Triển vọng công ty 83% 10.8% 1.2% 24.1% 56.6%

Các yếu tố trong tâm lý quá tự tin

Khoản g tin cậy Tỷ trọng câu trả lời Vẫn kiên quyết giữ kế hoạch ban đầu Giải thích và thuyết phục các nhà cổ đông, không được thì thay đổi kế hoạch Tìm mọi cách thuyết phục họ và chắc chắn bạn sẽ làm được như ý của mình. Làm theo ý muốn của cổ đông Triển vọng kinh tế 64% 4.7% 35.9% 57.8% 0% Năng lực cá nhân 74% 2.7% 36.5% 59.5% 0% Khả năng kiểm soát 74% 2.7% 43.2% 58.1% 0% Triển vọng công ty 83% 2.4% 37.3% 53% 0%

Khi những nhà quản trị tự tin quyết định vay nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty, họ cho rằng có khả năng đảm bảo trả được nợ, họ tin vào khả năng quản lý c ủa mình trong các hoạt động của công ty, họ nghĩ là công ty có khả năng thanh toán được khoản nợ. Điều này cho chúng ta thấy những nhà quản trị rất tự tin trong việc trả nợ ở thời điểm hiện tại, đó cũng là nhân tố tác động đến việc phát hành nợ khi cần huy động nguồn tài trợ của các nhà quản trị.

Rõ ràng, cấu trúc vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự quá tự tin của nhà quản lý. Những nhà quản trị lạc quan thái quá về triển vọng của công ty, họ cho rằng giá cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp, tương lai giá cổ phiếu sẽ tăng lên, các dự án họ thực hiện sẽ thành công trong tương lai. Ngoài ra, họ ít e ngại rủi ro vay nợ sẽ tăng nhiều hơn, dẫn đến một niềm tin rằng sẽ gặp rất ít vấn đề trong việc chi trả lãi vay, hơn nữa việc đánh đổi gữa lợi ích tấm chắn thuế và chi phí phá sản của nợ, điều này mang lại lợi ích cho cổ đông. Bên cạnh đó, việc họ quá tự tin vào năng lực bản thân, khả năng kiểm soát công ty trong những giai đoạn khó khăn dẫn đến họ lựa chọn nguồ n tài trợ bằng cách phát hành nợ. Từ đây, chúng ta thấy mối tương quan thuận chiều giữa tâm lý quá lạc quan trong quản trị và việc phát hành nợ liên quan đến vấn đề quản lý.

Trong cách tiếp cận về vấn đề dòng tiền tự do, nội dung khảo sát của chúng tôi tập trung vào câu số 10 và câu 11:

Bảng 9: Tỷ trọng câu trả lời cho câu hỏi số 10

Các yếu tố trong tâm lý quá tự tin

Kho ảng tin cậy Tỷ trọng câu trả lời Vay nợ, vừa thực hiện dự án vừa chi trả cổ tức Vay nợ thêm phần còn thiếu, chỉ thực hiện dự án, không chi trả cổ tức. Không vay nợ, không thực hiện dự án nhưng chi trả cổ tức Triển vọng kinh tế 64% 17.19% 48.44% 34.38% Năng lực cá nhân 74% 17.57% 40.54% 41.89%

Khả năng kiểm soát 74% 17.57% 43.24% 39.19%

Trả lời cho câu số 10, xác suất của 2 sự lựa chọn trái ngược là tương đối cao so với câu trả lời còn lại và chúng xấp xỉ cũng bằng nhau. Một trường phái các nhà quản trị sẽ chọn cách giải quyết là vay nợ thêm và trường phái khác là không vay nợ thêm. Như vậy, đối với các nhà quản trị ở trường phái thứ nhất họ quyết định vay nợ để tài trợ cho dự án, vì họ đánh giá cao tiềm năng mà các dự án mang lại. Họ cho rằng các dự án sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai và tin tưởng vào khả năng đánh giá c ủa bản thân, qua trình độ hiểu biết và kinh nghiệm làm việc của mình. Nhưng lúc này các nhà quản trị lại bỏ qua chính sách cổ tức, họ tìm cách thuyết phục các nhà cổ đông dùng dòng tiền và vay nợ để đầu tư vào dự án, việc này sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, và cuối cùng làm gia tăng tài sản của các cổ đông. Chính việc vay nợ thêm, bỏ qua chính sách cổ tức sẽ làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nhà quản trị và các cổ đông, gia tăng vấn đề đại diện, vì vậy họ sẽ gặp phải sự phản đối rất mạnh mẽ của cổ đông nếu công ty thực hiện chính sách chi trả cổ tức thường xuyên. Qua đó ta thấy mức độ tâm lý tự tin của nhà quản trị có tác động đến mức độ quyết định độc lập của họ, không bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ý muố n của cổ đông. Quyết định này hỗ trợ cho mối tương quan dương giữa phát hành nợ với tâm lý quá tự tin của nhà quản trị, tức là so với các nhà quản trị lý trí, họ sẽ gia tăng việc phát hành nợ để thực hiện dự án.

Đối với các nhà quản trị cho rằng họ sẽ không vay nợ, ý kiến này trái ngược hoàn toàn với quan điểm trên. Chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng của cổ đông đến quyết định của nhà quản trị là khá lớn, và việc không vay nợ sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa nhà quản trị và cổ đông trong các chính sách của công ty. Sự lựa chọn này không hỗ trợ cho quan điểm về mối tương quan dương giữa phát hành nợ và tâm lý quá tự tin và lạc quan khi đứng trước cơ hội đầu tư.

Câu hỏi số 11, chúng tôi nhận được phần lớn câu trả lời cho sự lựa chọn đáp án là vay nợ thêm.

Khi các nhà quản trị tự tin sẽ vay nợ thêm để vừa thực hiện dự án vừa chi trả cổ tức, chúng ta thấy những nhà quản trị tự tin họ đánh giá cao khả năng sinh lợi của dự án thu được trong tương lai, họ tin vào nhận định của chính bản thân nên họ vẫn sẽ quyết định thực hiện dự án. Nhưng không phải vì dự án đầu tư mà nhà quản trị bỏ qua chính sách cổ tức, tức là họ vay vốn cho nhu cầu đang cần và do đó, tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh trường hợp cắt giảm cổ tức. Cách giải quyết này làm dung hòa mâu thuẫn của các cổ đông và nhà quản trị, có tác dụng tích cực làm giảm vấn đề về đại diện và nếu dự án thành công thì sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, dẫn đến thực hiện được mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông. Qua đó, nó cũng thể hiện được mối tương quan dương giữa việc phát hành nợ và tâm lý quá tự tin lạc quan.

Bảng 10 : Tỷ trọng câu trả lời câu hỏi số 11:

Như vậy, qua thực hiện khảo sát các nhà quản trị về vấn đề đại diện dòng tiền chúng tôi không tìm thấy kết luận hỗ trợ mối tương quan dương giữa việc phát hành nợ và tâm lý quá tự tin của nhà quản trị. Có trường phái các nhà quản trị tự tin sẽ gia tăng nợ nhưng trường phái khác sẽ không thực hiện việc gia tăng nợ. Nguyên nhân của việc đưa ra quyết định này có thể còn tùy thuộc vào đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam các yếu tố cụ thể như chính sách cổ tức của doanh nghiệp, đặc điểm văn hóa riêng của từng công ty, hoặc do sự tác động quyền lực của cổ đông lên tính độc

Các yếu tố trong tâm lý quá tự tin Khoảng tin cậy Tỷ trọng câu trả lời Vay nợ, vừa thực hiện dự án vừa chi trả cổ tức Không vay nợ, chỉ thực hiện dự án, không chi trả cổ tức. Không vay nợ, không thực hiện dự án nhưng chi trả cổ tức Triển vọng kinh tế 64% 45.3% 40.6% 14.1% Năng lực cá nhân 74% 54.1% 32.4% 13.5%

Khả năng kiểm soát 74% 54.1% 33.8% 12.2%

lập khi đưa ra các quyết định của nhà quản trị, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các nhà quản trị sẽ thực hiện dự án bằng cách vay nợ thêm bởi những lý do mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

Tóm lại, khi khảo sát các nhà quản trị tự tin, xét về vấn đề quản lý, chúng tôi tìm thấy mối tương quan dương gi ữa việc phát hành nợ và tâm lý quá tự tin. Điều này do những nhà quản trị tự tin đánh giá cao khả năng c ủa họ, vai trò kiểm soát c ủa công ty trong giai đoạn khó khăn, đồng thời đánh giá cao cổ phiếu của họ trong tương lai và đánh giá thấp chí phí kiệt quệ tài chính khi vay nợ thêm, cộng với lợi ích của tấm chắn thuế. Liên quan đến vấn đề đại diện dòng tiền chúng tôi chưa thể kết luận hỗ trợ cho mối tương quan dương c ủa việc phát hành nợ và tâm lý quá t ự tin. Kết quả thực nghiệm này có sự khác biệt trong hai mô hình chứng minh sự tác động của việc tâm lý quá tự tin đến các nhà quản trị của ông Richard Fairchild (2007) được trình bày trong phần 2.2.1 và 2.2.2. Hai mô hình này tìm thấy mối tương quan âm và mối tương quan dương của việc phát hành nợ và tâm lý quá tự tin tương ứng với giai đoạn đầu và giai đoạn sau của vòng đời công ty. Xét về vấn đề quản lý, trong giai đoạn đầu của công ty thì nhà quản trị tự tin dùng nợ thấp hơn, tức là thể hiện mối tương quan âm. Khi xét về vấn đề đại diện dòng tiền, trong giai đoạn sau của công ty thì nhà quản trị tự tin lại gia tăng nợ. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không xác định giai đoạn trong vòng đời của công ty là giai đoạn đầu hay giai đoạn sau cụ thể như mô hình của Richard Fairchild (2007) nhưng kết quả của chúng tôi cũng cho thấy mối tương quan dương của việc phát hành nợ và tâm lý quá tự tin. Tuy nhiên, từ kết quả chứng minh sự tác động của tâm lý quá tự tin đến việc phát hành nợ của Richard Fairchild được trình bày ở phần trên cộng với nghiên cứu của Jensen(1986) và Damodaran (2001) có thể đề xuất việc vay nợ cho từng giai đoạn của công ty. Khi các doanh nghiệp còn trẻ ( giai đoạn đầu của vòng đời công ty), lúc này có nhiều cơ hội đầu tư, thì nên sử dụng mức nợ thấp, dùng dòng tiền tự do để thực hiện dự án. Khi công ty đã trưởng thành ( giai đoạn sau của vòng đời công ty), có ít các cơ hội đầu tư trong tương lai hơn, hơn nữa các vấn đề rủi ro đạo đức trong giai đoạn này có thể cao, do đó sẽ gia tăng nợ. Điều này cũng khá phù hợp với khả năng tiếp

cận vố n của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự, đây là giai đoạn có rủi ro kinh doanh là cao nhất nên phải duy trì rủi ro tài chính ở mức thấp, hơn nữa khả năng tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng khá khó khăn dẫn đến mức độ đòn bẩy công ty sử dụng thấp. Sau đó, khi doanh nghiệp vào giai đoạn trưởng

Một phần của tài liệu Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và yếu tố hành vi tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)