3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1Dữ liệu
3.3.3 Mô hình bốn nhân tố tác động đến đòn bẩy.
Sau khi kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa DEF và △D, chúng tôi thêm các biến vào mô hình để xem các biến này có giải thích việc phát hành nợ của công ty trong năm như thế nào.
Theo như nghiên cứu của Frank và Goyal (2004) sử dụng mẫu bao gồm các công ty ở Mỹ trong thời kỳ từ 1950 -2000 đã xác định 36 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đòn bẩy của công ty. Họ kết luận rằng “ một tập hợp 7 yếu tố giải thích hơn 32% biến động trong đòn bẩy, trong khi 29 yếu tố còn lại chỉ giải thích thêm 4%”. Trong 7 nhân tố họ đưa ra, chúng tôi đã chọn 4 biến để đưa vào mô hình cho số liệu các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ba biến còn lại là lạm phát kỳ vọng, chỉ số đòn bẩy trung bình ngành và tỷ số giá trị thị trường chia giá trị sổ sách MB. Do việc thu thập, xử lý dữ liệu cho các biến này gặp khó khăn và không có dữ liệu để tính toán vì thế nên chúng tôi không đưa vào xem xét trong bài nghiên cứu này. Ngoài ra, sự tác động của ba nhân tố mà chúng tôi lựa chọn đưa vào thêm cho mô hình hồi quy trật tự phân hạng chuẩn đó là TANG, SIZE, PROFIT ảnh hưởng rất lớn đến đòn bẩy của doanh nghiệp được đề cập đến trong nhiều bài nghiên cứu trước đây và chúng tôi đã giải thích trong phần mô tả biến dưới đây.
Mô hình kiểm định được thể hiện qua công thức dưới đây:
DEF : sự thâm hụt tài chính trong năm t, cách tính giố ng như trong mô hình 1. SIZE : Quy mô công ty
Theo như nghiên cứu của Rajan and Zingales (1995) tìm thấy đòn bẩy tài chính sẽ gia tăng cùng với quy mô của công ty. Họ giải thích phát hiện này là bởi vì các công ty với quy mô lớn sẽ có xác suất phá sản thấp hơn. Các công ty quy mô lớn có thể dễ dàng thực hiện đa dạng hóa, có uy tín cao nên dễ vay được nợ và cũng đối mặt với tình trạng bất cân xứng thông tin thấp khi đi vay, do đó khả năng họ đối mặt với tình trạng khó khăn tài chính là r ất thấp. Và như vậy các công ty này có thể dễ dàng gia tăng nợ theo như lý thuyết trật tự phân hạng. Trong trường hợp này, chúng tôi tin rằng có một mối liên hệ cùng chiều giữa đòn bẩy và quy mô công ty, có nghĩa là β2 > 0. Biến SIZE trong mô hình được tính bằng cách lấy logarit nepe (ln) giá trị doanh thu thuần vào đầu năm của công ty.
TANG : tài sản cố định hữu hình (lấy giá trị đầu năm) chia cho giá trị tổng tài sản ( lấy giá trị đầu năm ).
Từ dự báo của lý thuyết trật tự phân hạng, tài sản cố định hữu hình là một biến quan trọng. Theo nghiên cứu của Harris và Raviv ( 1991), các công ty có ít tài s ản cố định hữu hình sẽ gặp vấn đề bất cân xứng thông tin nhiều hơn. Do đó, các công ty này thường tích lũy nợ theo thời gian và sử dụng đòn bẩy cao hơn các công ty khác. Và Harris và Raviv dự đoán rằng β3< 0. Tuy nhiên còn có nhiều dự báo khác về vai trò của tài sản cố định hữu hình. Một giả định khác phổ biến hơn là tài sản cố định hữu hình có thể được dùng làm tài sản thế chấp để vay nợ, hay tài sản thế chấp có mối liên hệ với việc nợ vay tăng lên. Từ các lập luận trên về mối liên hệ giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy, chúng tôi dự đoán hệ số β3> 0.
PROFIT : Lợi nhuận thuần ( lấy giá trị đầu năm) chia cho tổng tài sản ( lấy giá trị đầu năm).
Những dự báo về lợi nhuận là không rõ ràng. Theo như lý thuyết trật tự phân hạng thì các công ty có lợi nhuận nên sử dụng nhiều nợ vay để bù đắp với khoản thuế mà
công ty phải nộp ( các công ty này sẽ được hưởng lợi ích tấm chắn thuế từ việc vay nợ ). Ngoài ra, trong nhiều mô hình bất cân xứng thông tin, như Ross (1977 ) dự báo rằng các công ty có lợi nhuận sẽ sử dụng đòn bẩy cao. Nhưng theo Titman và Wessels (1988) cùng với Fama và French (2002) cho rằng phát hiện trên thì không phổ biến. Thay vào đó, các lý thuyết tìm thấy giữa lợi nhuận và đòn bẩy có mối tương quan âm.
Dựa trên các lý thuyết về các nhân tố liên quan tới dự báo của lý thuyết trật tự phân hạng, chúng tôi đưa 3 biến TANG, SIZE và PROFIT cùng với DEF để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định phát hành nợ của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong mô hình 2, các biến TANG, SIZE và PROFIT đều lấy giá trị vào đầu năm. Bên cạnh đó, các biến đều được chia tỷ lệ cho tài sản thuần của công ty trong cùng năm.