Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và yếu tố hành vi tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 31)

4. Các kết quả thực nghiệm

4.1 Phân tích thống kê mô tả

Bảng 1.1 Tóm tắt kết quả thống kê mô tả các biến giải thích và biến phụ thuộc của mẫu 100 công ty trong thời kỳ 2007-2011 trong mô hình 2.

DEF là thâm hụt tài chính trong năm được tính theo công thức :

DEF = DIV + I + △W – C ,

SIZE là quy mô lấy ln doanh thu thuần ( giá trị đầu năm). TANG là tài sản cố định hữu hình (giá trị đầu năm)

D là phát hành nợ thuần trong năm

Tất cả các biến trong mô hình ( ngoại trừ SIZE) đều chia cho tài sản thuần ( tổng tài sản – nợ hiện tại )

Bảng 1.1 : – Thố ng kê mô tả biến mô hình 2.

△Di,t=c + β1DEFi,t + β2SIZEi,t-1+ β3TANGi,t-1 + β4PROFITi,t-1+ ei,t ( mô hình 2)

Nguồn: nhóm tập hợp và tính toán.

Tiếp theo, chúng tôi đưa ra bảng 1.2 trình bày ma tr ận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 và phân tích ý nghĩa các hệ số tương quan trong bảng.

Từ bảng kết quả nhận thấy biến DEF tỷ lệ nghịch với PROFIT (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Điều này có nghĩa là các công ty có lợi nhuận thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ bù đắp làm giảm mức độ thâm hụt tài chính. Trong khi đó, DEF l ại tỷ

DEF PROFIT SIZE TANG △ D

Mean 0.035157 0.284373 12.15962 0.686125 0.297303 Median 0.065384 0.149389 12.09719 0.338936 0.020300 Maximum 11.48004 45.76995 16.81211 17.28155 6.712057 MiniMum -19.04230 -6.182643 7.183871 0.000928 -1.415124 Std. Dev. 1.6856141 2.121745 1.504257 1.521948 0.722545 Observation 500 500 500 500 500

lệ thuận với SIZE (ý nghĩa ở mức 5%), cho thấy rằng các công ty quy mô lớn vì việc gia tăng quy mô làm cho sự thâm hụt tài chính cũng tăng theo.

Biến TANG tỷ lệ thuận với biến PROFIT ( có ý nghĩa ở mức 10%) và SIZE ( ý nghĩa ở mức 1%). Điều này cho thấy rằng các công ty quy mô lớn và có lợi nhuận thường sử dụng tài sản cố định hữu hình cao.

Các mối tương quan này là chưa đủ lớn, chỉ có mối tương quan giữa DEF và PROFIT xếp vào mức dưới trung bình ( |-0.414289| < 0.5), các mức tương quan còn lại đều rơi vào mức yếu, do đó các biến này là độc lập với nhau, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 1.2 : Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 2

△Di,t=c + β1DEFi,t + β2SIZEi,t-1+ β3TANGi,t-1 + β4PROFITi,t-1+ ei,t ( mô hình 2)

*,**,***: lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 1%,5%,10%.

P-value là giá tri ̣ đặt trong ngoặc đơn

Nguồn: nhóm tập hợp và tính toán

Biến DEF PROFIT SIZE

PROFIT -0.414289* SIZE 0.081197** -0.015345 (0.366068) TANG -0.046538 (0.1495) 0.097101*** 0.171436*

Khi sử dụng kiểm định ADF (kiểm định nghiệm đơn vị) để kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu qua thời gian có kết quả là chuỗi dữ liệu trong bài có tính dừng. Vì vậy, có thể sử dụng chuỗi dữ liệu để chạy cho các mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và yếu tố hành vi tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)