6. Bố cục của đề tài
4.3. Các giải pháp liên kết phát triển du lịch
4.3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức
Cần tạo ra sự chuyển biến nhận thức du lịch từ các cấp các ngành đến người kinh doanh và nhất là cộng đồng cư dân tại địa phương.
4.3.1.1. Đối với các cấp, các ngành quản lý về du lịch
Các cấp quản lý về du lịch của tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và Yên Bái cần nhận rõ hơn nữa vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế
của tỉnh. Đồng thời nhận thức được lợi thế khi có sự liên kết của các tỉnh này với nhau trong định hướng phát triển du lịch chung của các tỉnh, từ đó các cấp quản lý về du lịch của các tỉnh cần đưa ra định hướng liên kết cũng như việc các tỉnh này sẽ có sự quản lý liên kết thế nào nhằm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch của các tỉnh nói riêng và việc liên kết các tỉnh nói chung. Để có thể đưa du lịch của tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và Yên Bái phát triển thì lãnh đạo trong ngành du lịch của những tỉnh này cần phải có sự nhận thức đúng đắn hơn nữa về việc liên kết du lịch giữa các tỉnh nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các tỉnh này với những tỉnh nằm trong khu vực.
Thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương để có thể kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cũng như đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của các tỉnh.
4.3.1.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Không chỉ các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và Yên Bái cần có sự quan tâm và đầu tư để việc liên kết du lịch đạt hiệu quả cao, mà những doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn các tỉnh cũng cần có sự chung tay góp sức để đưa du lịch các tỉnh này phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Đó là viê ̣c các doanh nghiê ̣p xây dựng những tour du li ̣ch mang tính đă ̣c trưng của vù ng, đồng thời có sự kết hợp với nhau trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , luân chuyển khách du lịch cho nhau khi doanh nghiệp này không đáp ứng được nhu cầu của khách đề ra.
Mă ̣t khác các doanh nghiê ̣p du li ̣ch cần tiến hành viê ̣c đào ta ̣o la ̣i đô ̣i ngũ hướng dẫn viên của mình nhằm nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ hướng dẫn viên . Các doanh nghiê ̣p trong 4 tỉnh cần ngồi lại với nhau để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình tổ chức tou r, quản lí về du lịch , về nhân sự và các chính sách tốt nhất có thể nhằm thu hút được những hướng dẫn viên giỏi có trình độ về phục vụ trong doanh nghiệp của mình . Từ đó nâng cao vi ̣ thế của doanh nghiê ̣p trên thị trường du li ̣ch của đi ̣a phương cũng như trong vùng, quốc gia.
4.3.1.3. Đối với cộng đồng cư dân địa phương
Giáo dục cho cộng đồng dân cư hiểu về lợi ích của việc phát triển du lịch, đồng thời xóa bỏ rào cản về văn hóa và ngôn ngữ giữa cộng đồng dân cư địa phương với khách du lịch. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để có thể đưa du lịch của các tỉnh phát triển, bởi nếu rào cản về văn hóa và ngôn ngữ còn tồn tại thì việc khách du lịch tiếp xúc với người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa khi liên kết các tỉnh cũng xác định việc xây dựng sản phẩm chính của mình là du lịch cộng đồng vì thế việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương là rất cần thiết.
Không chỉ xóa bỏ rào cản về văn hóa và ngôn ngữ cho cộng đồng địa phương mà những người làm du lịch cần phải có sự đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương trong việc phục vụ khách du lịch thông qua việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng dành cho cư dân địa phương những nơi tiến hành hoạt động du lịch.
Cộng đồng dân cư địa phương chính là nền tảng cho sự phát triển du lịch vì thế cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đến đời sống của người dân, bước đầu có sự đầu tư cho người dân làm du lịch bởi xuất phát điểm của những người dân này đều ở mức thấp vì thế tỉnh cần có sự đầu tư hơn để họ có thể tiến hành làm du lịch một cách thuận lợi.
Đồng thời cần có những buổi tổng kết kinh nghiệm trong việc làm du lịch giữa các địa phương với nhau trong một tỉnh và giữa các tỉnh nhằm tạo điều kiện giao lưu học hỏi cho người dân địa phương với những nơi khác để họ có cơ hội học tập kinh nghiệm trong vấn đề làm du lịch và kinh doanh du lịch.
4.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý
Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc xây dựng định biên về cán bộ làm du lịch ở cấp huyện và các khu, điểm du lịch, nhất là các điểm du lịch cộng đồng đều nằm ở các cơ sở, thôn bản. Nếu không có văn bản hướng dẫn thì các huyện không thể tuyển
dụng cán bộ có chuyên môn về du lịch vào bộ máy dẫn đến việc tham mưu, quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương sẽ rất khó khăn.
Hiện nay các tỉnh đều đã có Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch. Song việc tiêu chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ chưa có, hoạt động của các Trung tâm rất mò mẫm. Đề nghị Bộ và Tổng cục nghiên cứu sớm ban hành quy chế hoạt động và tiêu chuẩn hoá chức năng, nhiệm vụ bộ máy tổ chức và trang thiết bị để các tỉnh làm căn cứ thực hiện.
Tổng cục Du lịch cần tổ chức nhiều hơn nữa các khoá tập huấn về kỹ năng làm xúc tiến du lịch, nhất là đội ngũ cán bộ làm thiết kế các sản phẩm quảng bá. Ví dụ như việc để làm Clip quảng bá du lịch thì có khác biệt gì với một phóng sự truyền hình hay một Clip quảng cáo như thế nào.
Để hoạt động du lịch nói chung và sự nghiệp xúc tiến du lịch nói riêng ngày càng phát triển cần quan tâm đến vai trò của các hiệp hội du lịch tại các tỉnh. Đây là một tổ chức thích hợp nhất trong việc liên kết, hiệp thương giữa các Doanh nghiệp du lịch với địa phương và giữa các địa phương với các Doanh nghiệp Du lịch.
Các tỉnh cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng và đầu tư các trung tâm xúc tiến du lịch để họ có thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc tiến hành xúc tiến du lịch của tỉnh nhà. Các tỉnh cần có một câu lạc bộ xúc tiến du lịch trung để có thể học tập, trao đổi lẫn nhau về kinh nghiệm làm xúc tiến du lịch và việc đưa du lịch của các tỉnh phát triển như thế nào.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh cần tiến hành ràsoát thống kế các loại hình du lịch: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và Yên Bái là những tỉnh có cảnh quan du lịch tự nhiên độc đáo , đă ̣c trưng của miền núi với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, núi non hùng vĩ, hệ thống hang động thiên nhiên phong phú, đa dạng, là khu vực sống tâ ̣p trung của nhiều nhóm dân tô ̣c thiểu số có giá tri ̣ văn hóa vật thể, phi vâ ̣t thể đô ̣c đáo , chứa đựng các giá trị lịch sử , nhân văn sâu sắc . Cảnh quan môi trường sinh thái và những giá tri ̣ văn hóa đa da ̣ng của nhi ều dân tộc là tiềm năng to lớn ta ̣o nên mô ̣t Việt Bắc rất riêng , thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước , vì vậy để khai thác hiệu quả và hợp lý cần rà soát thống kê các loại
hình du lịch gắn với di sản văn hóa các dân tộc, sinh thái, tâm linh, cộng đồng... một cách đầy đủ, khoa học, có chính sách đầu tư thoả đáng cho các chương trình, dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên, đặc biệt là công tác sưu tầm, phục dựng lễ hội mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số các vùng miền nhằm phát triển du lịch một cách bền vững.
Bên cạnh đó các cấp quản lý của mỗi tỉnh cần phải có sự đầu tư nhằm phát triển các sản phẩm du lịch: Cần hợp tác xây dựng các chương trình du lịch chung của 4 tỉnh tạo thương hiệu riêng cho vùng đã liên kết, đồng thời chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng, mang tính đặc thù của tỉnh. Các tỉnh đề xuất quy hoạch phát triển các chương trình du lịch chung của toàn khu vực trên cơ sở những định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc bộ mà Tổng cục du lịch đang thực hiện.
Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch khác trong Vùng: Liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong toàn Vùng. Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; lưu trú, giải trí, mua sắm, tổ chức sự kiện… nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch Vùng.
Trong vấn đề tổ chức quản lý , để liên kết được 4 tỉnh này cần phải ký các biên bản ghi nhớ về viê ̣c luân chuyển lượng khách , kí các hợp đồng về liên kết các tour, tuyến vớ i nhau. Đồng thời kí kết về việc chuyển giao các bí quyết về xúc tiến , quảng bá du lịch hay trong việc chuyển giao cơ sở hạ tầng , đó còn là viê ̣c kí kết các ghi nhớ về vấn đề đào ta ̣o và nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ lao đô ̣ng trong ngành du lịch của các tỉnh.
Bên ca ̣nh đó cần có các cơ chế hợp tác với nhau thông qua thỏa thuâ ̣n của các tỉnh được thể hiện bằng việc kí các hiệp ước hoặc các bản quy định về cơ chế hơ ̣p tác với nhau . Đồng thời đưa ra các kế hoạch hợp tác trong thời gian tiếp theo sau khi liên kết, kế hoa ̣ch ngắn ha ̣n và dài ha ̣n trong viê ̣c thu hút khách du li ̣ch , xây dựng các tour du li ̣ch và xác đi ̣nh mỗi tour du li ̣ch đó lấy mô ̣t tỉnh làm trung tâm dựa trên thế ma ̣nh của tỉnh đó . Ngoài ra trong vấn đề tổ chức quản lý cần phả i đưa
ra đươ ̣c chương trình hợp tác giữa 4 tỉnh, đó là viê ̣c hợp tác về các mă ̣t : thu hút đầu tư vốn , xây dựng và hiê ̣n đa ̣i hóa cơ sở ha ̣ tầng , xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch...
Các tỉnh cần thường xuyêntổ chứ c to ̣a đàm chung cho 4 tỉnh về vấn đề : chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong du lịch của mỗi tỉnh , các doanh nghiệp chia sẻ về kinh doanh du li ̣ch của mình dựa trên đă ̣c điểm tình hình của đi ̣a phương mình . Thực hiê ̣n câ ̣p nhâ ̣t th ông tin mô ̣t cách thường xuyên hơn , đồng thời là viê ̣c hợp tác giữa các doanh nghiệp về phát triển sản phẩm du lịch ; Chia sẻ kinh nghiê ̣m trong kế hoạch phát triển du lịch của từng tỉnh trong thời gian sắp tới đặc biệt là vấ n đề khai thác tài nguyên du lịch và vấn đề thu hút khách , song song là vấn đề thu hút vốn đầu tư cho viê ̣c phát triển du li ̣ch và ta ̣o điều kiê ̣n tốt nhất cho hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch diễn ra .
Đồng thời các tỉnh cũng cần đưa ra mô ̣t lô ̣ trình liên kết cho mình để nhằm tiến hành và hợp thức hóa cho viê ̣c liên kết mới của mình:
- Năm đầu tiên củ a viê ̣c diễn ra liên kết các tỉnh có thể tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng đầu tiên là viê ̣c khởi đô ̣ng kí kết các v ăn bản hợp tác kí kết các giấy tờ có liên quan đến việc hợp tác.
- Năm tiếp theo các tỉnh có thể tổ chức viê ̣c gă ̣p gỡ , giao lưu cho các tổ chức kinh doanh du li ̣ch, các công ty lữ hành nhằm trao đổi và kí kết hợp tác với nhau về vấn đề mở rô ̣ng tour, tuyến du li ̣ch cũng như nguồn khách.
- Bên cạnh đó là viê ̣c tiến hành mở cửa cũng như tổ chức hô ̣i trợ thương ma ̣i quảng bá về du lịch cho các tỉnh.
- Ngoài ra đó là việc mở các lớp về h oạt động du lịch , các lớp đào tạo về đội ngũ nguồn nhân lực sau khi dựa trên những hợp tác , những văn bản đã đươc kí kết trong lô ̣ trình trước đó.
4.3.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Tăng cường vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển du lịch và huy động nguồn vốn phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đến yếu tố xã hội hóa du lịch. Đây là một trong những yếu tố khá quan trọng để nhằm thúc đẩy du lịch trên địa bàn những tỉnh này phát triển. Ngoài việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ nhà nước, thì
các tỉnh cần phải tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp hay những quốc gia vào việc phát triển du lịch. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư phải là một trong những tiêu chí mà các tỉnh đặt ra nhằm có vốn đưa vào thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Vốn đầu tư nhiều sẽ giúp cho việc xây dựng về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Vì thế nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ các tổ chức nước ngoài như nguồn vốn ODA của Nhật Bản, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đồng thời đó là nguồn vốn được xây dựng từ chính những đóng góp của các doanh nghiệp du lịch nhằm thúc đẩy du lịch trên địa bàn phát triển. Việc huy động mọi nguồn lực về vốn để phát triển du lịch là điều cần thiết, vì thế để thu hút được vốn thì các chính sách dành cho đầu tư từ trong và ngoài nước của các tỉnh phải có sự mềm dẻo và linh hoạt để có thể tận dụng mọi nguồn vốn sẵn có đầu tư vào đó.
Liên kết các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch Vùng.
Các tỉnh cần phải cùng ngồi lại để tổ chức hội nghị xúc tiến vốn đầu tư : Cùng ngồi lại để đưa ra các chính sách, các hướng đi nhằm mục đích thu hút được vốn đầu tư vào từ nước ngoài hay các tỉnh khác vào nhằm phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đích phát triển du lịch của mỗi tỉnh.
Có cơ chế quỹ hợp tác phát triển du lịch : Đây là mô ̣t trong n hững hướng đi mới để nhằm giúp cho bốn tỉnh có sự gắn kết la ̣i với nhau , thông qua viê ̣c gây quỹ phát triển du lịch này các tỉnh sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa nhằm thúc đẩy việc kêu go ̣i vốn đầu tư từ nơi khác tới. Viê ̣c có quỹ chung sẽ giúp cho các tỉnh đầu tư và chú trọng hơn trong việc tiến hành xúc tiến các hoạt động thường niên , các hoạt đô ̣ng chung của bốn tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển du li ̣ch chung của các tỉnh.
4.3.4. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Liên kết phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch:Nghiên cứu chính sách và cơ chế chung nhằm thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, trước mắt là tuyến đường du lịch đường bộ nối Thái Nguyên với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Yên Bái. Đồng thời phối hợp trong chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm đặc trưng và chất lượng cao, trên cơ sở có sự thống nhất trong quy hoạch sản phẩm du lịch dựa vào lợi thế của mỗi địa phương trong các tỉnh.
Ban chỉ đạo các tỉnh cần có sự hợp tác, đầu tư Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại các khu điểm du lịch:Giao thông nối các tỉnh còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, một số khu, điểm du lịch chưa có đường ô tô nối