6. Bố cục của đề tài
1.2. Cơ sở lý luâ ̣n về liên kết pháttriển du lịch
1.2.1. khái niệm và mục tiêu liên kết
Theo từ điển Tiếng Việt, “liên kết” là việc gắn chặt với nhau.
Liên kết sản phẩm du lịch có thể được hiểu là việc gắn chặt các dịch vụ cũng như các tài nguyên của một vùng, một tỉnh, hay của nhiều tỉnh, nhiều quốc gia lại với nhau để tạo nên tính bền chặt và cùng phát triển . Liên kết về một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó nhằm tạo ra sự đồng nhất về sản phẩm hoặc tạo ra được một hệ thống sản phẩm mới, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm khi đã được liên kết với những sản phẩm cùng loại, tạo ra ưu thế cho sản phẩm đã được liên kết.
Mục tiêu của việc liên kết ở đây chính là tạo ra thị trường mới, sự ổn định mới cho sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại.Đồng thời liên kết còn giúp mở rộng thị trườngcho sản phẩm đó. Liên kết nhằm xây dựng những điểm mạnh, điểm nổi bật của vùng liên kết thành điểm du lịch nổi bật và có sức lan tỏa. Trong xu thế hội nhập quốc tế, du lịch của mỗi nước, mỗi tỉnh chỉ có thể phát triển mạnh hơn trong thế liên kết hợp tác.Vì vậy mà các tỉnh trong vùng cần có sự hợp tác, liên kết để phát triển hơn nữa nâng cao sức cạnh tranh với các vùng khác.
Việc liên kết sẽ giúp cho việc hình thành những cơ chế chung trong chỉ đạo, điều hành, khuyến khích phát triển du lịch của vùng, mở rộng liên kết song phương giữa hai tỉnh và đa phương với nhiều tỉnh khác nhau. Phạm vi liên kết càng mở rộng thì sự quảng bá, tạo sản phẩm, xây dựng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực càng được quan tâm và mở rộng hơn theo quy mô liên kết đó. Việc bắt tay vào liên kết sẽ
giúp cho việc tạo nên nền tảng tương đối đồng bộ để bắt đầu bước vào giai đoạn mới với những thách thức và cơ hội đặt ra cho những vùng liên kết.
1.2.2. Các nội dung chính về liên kết phát triển du lịch
1.2.2.1. Đầu tư
Một trong những điều khiến cho du lịch Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới đó chính là việc thiếu vốn đầu tư vào các hạng mục công trình để nhằm phát triển xã hội đặc biệt là phát triển các khu, điểm du lịch. Nhất là Việt Nam với địa hình ¾ là núi,các cảnh quan đẹp liên quan tới địa hình núi nhiều, đường đi lại rất khó khăn nếu không được đầu tư thích đáng thì những cơ sở hạ tầng về đường sá và thông tin liên lạc sẽ không phát triển và du lịch từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế du lịch rất cần sự tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch, cụ thể:
- Xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho từng khu vực để đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch.
- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hay phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như: sân bay, đường cao tốc, cảng tàu du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển dài hạn.
Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn khác cho phát triển du lịch.
1.2.2.2. Tổ chức du lịch
Đây là một vấn đề cần được quan tâm nhiều, bởi lẽ nếu phát triển du lịch nhưng không có sự quản lý và tổ chức du lịch thì không thể đưa du lịch vào quỹ đạo phát triển riêng của nó, đồng thời sẽ không kiểm soát được những diễn biến trong quá trình thực hiện du lịch. Không có tổ chức và quản lý du lịch sẽ dẫn đến sự chồng chéo giữacác doanh nghiệp du lịch, từ đó sẽ gây nên những bất đồng trong
kinh doanh cũng như sẽ làm cho một nước hay một khu vực bị chi phối và gây tình trạng bất ổn định.
1.2.2.3. Khai thác du lịch
Khai thác du lịch là việc đưa hoạt động du lịch trở thành một trong những nền kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là việc biến ngành du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói, tuy nhiên để có thể thực hiện được điều này thì ngay từ ban đầu những quốc gia hay địa phương có ngành du lịch phát triển cần phải đặt ra câu hỏi sẽ khai thác du lịch thế nào sao cho hiệu quả và có thể phát triển lâu dài. Đó là việc tổ chức khai thác tài nguyên du lịch ,đưa các giá tri ̣ nào vào sử dụng cho hoạt động du lịch, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch ra sao? Cơ chế nhâ ̣n thức như thế nào , quy đi ̣nh cu ̣ thể gì ? Định hướng phát triển du lịch trong tương lai là gì?
1.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Du li ̣ch là ngành dịch vụ vì thế sử dụng lao động trực tiếp và gián tiếp , phát triển sản phẩm du li ̣ch gắn chă ̣t với phát triển nguồn nhân lực du li ̣ch. Ngành du lịch hiê ̣n nay đang lâm vào tình trạng thiếu lao động có tay nghề và tỷ lệ thay thế công nhân cao.Các chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và sáng tạo là yêu cầu quan tro ̣ng để thu hút và duy trì lao động có năng lực trong ngành và tăng cường tối đa lợi ích từ đầu tư vào đào tạo. Đào tạo trong các chương trình phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho người lao động những kỹ năng nghề. Tăng đầu tư vào đào tạo để tiềm năng của người lao động được khai thác một cách tối đa.
1.2.2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Du lịch muốn được phát triển cần phải có cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tốt mới có thể đưa hoạt động du lịch đi lên. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đưa du lịch phát triển bởi cơ sở vật chất không có, hoặc thiếu thốn sẽ không thu hút được khách du lịch đến đây. Cơ sở vật chất không chỉ phục vụ mục đích tối thiểu của du khách mà nó cần phải có sự đầu tư đồng bộ xây dựng có sự thu hút và kèm theo là những dịch vụ vui chơi, giải trí mới có thể thu hút và níu chân du
khách ở lại lâu hơn tại điểm du lịch đó. Như vậy mới có thể tăng được lợi nhuận trong kinh doanh du lịch.
Cơ sở hạ tầng không tốt, hệ thống đường giao thông không thuận lợi, thông tin liên lạc không đảm bảo thông suốt, dịch vụ y tế không đảm bảo chất lượng thì việc đến tham quan một điểm du lịch như vậy sẽ làm cho khách du lịch thấy e ngại và lượng khách đến với điểm du lịch đó sẽ ít dần và hầu như không có khách tới. vì thế cần phải có sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất đến cơ sở hạ tầng để điểm du lịch có thể phát triển.
1.2.2.6. Liên kết phá t triển sản phẩm
a. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
Bất cứ một vùng, hay một quốc gia nào khi muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hay xây dựng du lịch là ngành kinh tế chủ lực và có sức cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới thì việc xây dựng một chiến lược để phát triển du lịch là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên chỉ xây dựng chiến lược chung cho du lịch thì không đủ bởi du lịch trong đó bao gồm nhiều yếu tố để tạo nên một ngành du lịch, trong đó yếu tố về sản phẩm của du lịch được đưa lên hàng đầu và được đánh giá là yếu tố quan trọng để có thể thu hút khách du lịch đến với mỗi quốc gia hay vùng nào đó.
Việc đưa ra chiến lược sản phẩm du lịch cần phải có thời gian và có hướng đi đúng đắn để từ đó có thể tạo ra sức cạnh tranh cho du lịch.Bởi sản phẩm du lịch mang yếu tố quyết định đến sự phát triển của du lịch. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ở đây là việc tạo dựng một lợi thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì đối thủ cạnh tranh thực hiện.
b. Phát triển quy mô sản phẩm du lịch
Đây là một bước thiết yếu nhất để hoàn thiện sản phẩm du lịch, từ bước xây dựng chiến lược cho đến việc phát triển quy mô của sản phẩm sao cho nó ngày càng lớn mạnh và mang tầm vóc lớn. Việc phát triển quy mô sản phẩm du lịch là tất yếu khi xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch có hiệu quả tốt, được thí điểm tại một vùng thì việc đưa ra mở rộng quy mô đó nên được áp dụng để nhằm tạo ra những
hiệu quả tốt từ việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Chiến lược tốt khi vào nhân lên số lượng của mô hình chiến lược đó sẽ tạo được hiệu ứng tốt.Vì thế việc phát triển quy mô sản phẩm du lịch đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù cần được áp dụng rộng rãi khi đã có một chiến lược hoàn chỉnh.
c. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch luôn là mối quan tâm hàng đầu và cần thiết đối với mỗi vùng hay mỗi quốc gia, bởi việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ tạo ra những nét mới trong sản phẩm du lịch mà vùng hay quốc gia đó cung cấp cho khách. Bên cạnh đó việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sự tin tưởng cũng như sự hài lòng của du khách khi đến đây tham quan và thưởng ngoạn, có thể khách đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần đến là một sự đổi mới, một sự hoàn chỉnh cũng như là việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra niềm tin cho khách, sự thích thú và cảm giác mới mẻ mỗi khi đến một điểm du lịch nào đó.
d. Phát triển dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống
Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa du khách từ nơi cư trú thường xuyền của mình đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Ngày nay tại điểm du lịch có nhiều phương tiện vận chuyển khách du lịch khác nhau như: Taxi, tầu thủy, ô tô, mô tô, xe điện, cáp treo…
Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Cung cấp cho du khách chỗ nghỉ đêm, các bữa ăn trong chuyến du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ du lịch, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bản cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở du lịch khác như: tầu, thuyền du lịch, tầu hỏa du lịch. Cơ sở phục vụ ăn uống cho du khách bao gồm nhà hàng trong các khách sạn, nhà hàng nằm trong các khách sạn. Với các nhà hàng không nằm trong các khách sạn nếu đạt được các tiêu chí theo quy định thì được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Trong các chuyến đi của khách du lịch thì các dịch vụ vui chơi, tham quan, giải trí là một trong những yếu tố được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhằm để du khách lưu lại nơi đến du lịch lâu ngày hay ít ngày. Tuy tài nguyên du lịch là những yếu tố cơ bản để thu hút du khách đến tham quan, thúc đẩy họ đi du lịch nhưng nếu có những khu vui chơi giải trí hay mua sắm thì vẫn làm cho du khách cảm thấy thoải mái và thích thú hơn khi lưu lại điểm du lịch đó. Một trong những sở thích của du khách đó chính là nhu cầu được mua sắm và tham quan những dịch vụ bổ sung tại điểm du lịch mà họ đến tham quan.
Tâm lí mỗi khách du lịch chính là việc đi thưởng ngoạn các cảnh quan đẹp mà khi về vẫn có thể có quà cho người thân tại nơi mà mình đến.Chính vì vậy mà khi đến bất cứ điểm du lịch nào họ đều muốn tham quan gian hàng khu mua sắm, các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Ví dụ khách du lịch đến với Huế không chỉ thưởng ngoạn những công trình kiến trúc lăng tẩm của các triều đại thời Nguyễn mà đến với Huế những người phụ nữ đều muốn may cho mình một tấm áo dài Huế, đều muốn mua tặng cho người thân mình một chiếc nón Huế, đó còn là muốn thưởng ngoạn khung cảnh sông Hương về đêm được du ngoạn trên chiếc thuyền đi trên sông Hương và được thưởng thức những làn điệu dân ca Huế
f. Phát triển hệ thống hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm
Đi mua sắm là thú vui của nhiều khách du lịch.Với nhiều du khách thì việc mua quà lưu niệm, quà cho người thân là nhu cầu không thể thiếu đối với họ. Đánh vào tâm lý của khách du lịch như vậy mà rất nhiều quốc gia đã đưa việc mua sắm và kinh doanh hàng lưu niệm trở thành doanh thu chính trong du lịch của họ như Thái Lan, Trung Quốc, Singapo…. Dịch vụ mua sắm bao gồm : bán hàng lưu niệm , thủ công mỹ nghệ, đồ uống, vải vóc, hàng tiêu dùng có giá trị kinh tế cao . Đối với hàng lưu niệm yêu cầu mang dấu ấn của một quốc gia, một điểm đến, một địa phương, một dân tộc hay một điểm du lịch.
g. Phát triển các dịch vụ bổ sung khác
Ngoài những dịch vụ kể trên thì còn các dịch vụ về y tế, về thông tin… tất cả những dịch vụ này đều phải được đảm bảo điều kiện tối thiểu cho du khách khi đến
tham quan tại điểm này. Đây là điều kiện để cho một điểm hay một quốc gia phát triển du lịch. Những dịch vụ này phục vụ du khách tốt đến đâu thì sẽ được đánh giá tốt bấy nhiêu, căn cứ vào đó thì du lịch có thể phát triển mạnh hay không.
1.2.3. Vai trò của viê ̣c liên kết trong phát triển du li ̣ch
Du li ̣ch có ý nghĩa chiến lược trong viê ̣c phát triển đất nước đă ̣c biê ̣t ngày nay du li ̣ch được đầu tư phát triển nhiều. Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế tro ̣ng điểm , vì thế trong những năm gần đây du lịch nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, bên ca ̣nh đó luôn tìm ra hướng đi mới để nhằm phù hợp với tình hình hiện nay của thế giới . Vì thế du lịch hiện nay không đi theo lối mòn tự mình phát triển mà có sự liên kết với nhau về mo ̣i mă ̣t để nhằm thúc đẩy hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch phát triển.
Khi trong du lịch diễn ra sự liên kết đồng nghĩa với viê ̣c cho phép khai thác được những lợi thế vùng và các địa phương trong vùng để tạo nên sức hấp dẫn du lịch đa dạng song rất chung mang tính đặc thù của toàn vùng, qua đó nâng cao được sức cạnh tranh của du lịch.
Việc liên kết đồng thời sẽ còn góp phần hạn chế được tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch như hiện nay giữa các địa phương trong vùng.
Nếu chỉ dựa vào lợi thế về điều kiê ̣n tự nhiên của mỗi đi ̣a phương có được để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra những lợi thế nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn, thì khó có thể đẩy mạnh phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của toàn Vùng. Vì thế cần có sự liên kết diễn ra để có thể tranh thủ được nguồn vốn nhằm đầu tư vào phát triển du lịch.
Liên kết để ta ̣o ra sức bâ ̣t và tìm ra được lợi thế cho riêng mỗi đi ̣a phương , vì vâ ̣y liên kết là mô ̣t trong những xu thế mà hiê ̣n nay rất nhiều nơi trên thế giới đang