Mục tiêu, quan điểm và hướngliên kết pháttriển du lịch

Một phần của tài liệu Liên kết phát triển sản phẩm du lịch thái nguyên với một số tỉnh phía bắc việt nam lạng sơn, cao bằng, yên bái (Trang 108 - 113)

6. Bố cục của đề tài

4.2.1.Mục tiêu, quan điểm và hướngliên kết pháttriển du lịch

4.2.1.1. Mục tiêu liên kết phát triển du lịch

Phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của cả bốn tỉnh nhằm hỗ trợ các nhu cầu của khách du li ̣ch trong quá trình đi du li ̣ch . Đồng thời bên cạnh đó là viê ̣c Khai thác các tiềm năng du lịch của các tỉnh để phục vụ sự tăng trưởng về du lịch của các tỉnh ngay từ đầu.

Tạo dựng nguồn nhân lực dịch vụ du lịch và hỗ trơ ̣ lẫn nhau trong viê ̣c đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực lao động trong lĩnh vực du li ̣ch, đồng thời ta ̣o ra sự đồng bô ̣ về chất lượng đô ̣i ngũ du li ̣ch của các tỉnh . Thông qua đó mở các lớp bồi dưỡng về nghiê ̣p vu ̣ nhằm nâng cao chất lươ ̣ng du li ̣ch ta ̣i các tỉnh.

Mục tiêu trước mắt: Hợp tác xây dựng một số trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh tạo đà phát triển cho du li ̣ch về tất cả các mă ̣t , triển khai có hiệu quả các nội dung hơ ̣p tác mà các tỉnh đã kí kết để nhằm thấy rõ được vai trò của viê ̣c liên kết trong phát triển du li ̣ch.

Xúc tiến đầu tư: Tìm cách thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào các tỉnh thông qua việc marketing về: những điều kiện tài nguyên du li ̣ch, các yếu tố liên quan đến du li ̣ch như về cơ sở vâ ̣t chất kĩ thuâ ̣t , cơ sở ha ̣ tầng hay đó l à những chính sách ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho quá trình phát triển du li ̣ch.

Hợp tác giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn các tỉnh, đă ̣c biê ̣t là các doanh nghiê ̣p kinh doanh lữ hành cần có sự bắt t ay và hợp tác ngay từ khi lễ kí kết liên kết giữa các tỉnh được diễn ra và hoàn thành nhằm tăng cường vai trò của các doanh nghiê ̣p đồng thời các doanh nghiê ̣p ta ̣o ra sự đi ̣nh hướng mới trong vấn đề liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.

Phát triển nguồn nhân lực: Bám vào các chương trình phát triển nguồn nhân của cả nước trong lĩnh vực du lịch hoặc chương trình phát triển nguồn nhân lực chung của các tỉnh khi đã có sự thỏa thuâ ̣n ta ̣o ra hướng đi chung cho các tỉnh.

4.2.1.2. Quan điểm liên kết phá t triển du li ̣ch

Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Yên Bái là 4 tỉnh nằm trong khu vực Trung du, miền nú i phía Bắc có điều kiê ̣n phát triển về du li ̣ch tương đồng nhau vì thế viê ̣c đưa ra những quan điểm trong liên kết phát triển du li ̣ch giữa các tỉnh là mô ̣t trong những điều cần phải làm . Dựa trên sự phát triển riêng về du li ̣ch của từng tỉnh, sau khi liên kết các tỉnh cần phải có hướng đi v à quan điểm liên kết nhằm thúc đẩy sự phát triển du li ̣ch của các tỉnh. Đó là những quan điểm liên kết du li ̣ch về:

- Tài nguyên du lịch: Đây là mô ̣t trong những yếu tố quan tro ̣ng để 4 tỉnh tiến hành sự liên kết với nhau . Bởi đây là những tỉnh có sự tương đồng về tài nguyên du lịch vì thế tạo ra được những tour du lịch cùng chung về nguồn tài nguyên . Vì thế sự liên kết chă ̣t chẽ về tài nguyên du li ̣ch không chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c khai thác tài nguyên mô ̣t cách hợp lí nhằm đưa vào phu ̣c vu ̣ phát triển du li ̣ch mà còn cần phải hướng tới mu ̣c tiêu giữ gìn và khai thác theo hướng bền vững . Vì thế các tỉnh cần đưa ra đươ ̣c những chính sách nhằm khai thác tài nguyên cũ ng như mu ̣c đích sử dụng tài nguyên sao cho hợp lí và cần có sự quản lý chặt chẽ trong việc khai thác tài nguyên ở các tỉnh.

- Cơ sở vâ ̣t chất kĩ thuâ ̣t và cơ sở ha ̣ tầng : Đây là mô ̣t trong những điều kiê ̣n thúc đẩy cho hoạ t đô ̣ng du li ̣ch phát triển , vì thế các tỉnh cần có sự liên kết chặt chẽ và đầu tư nhiều hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật . Ngoài ra cần có sự giúp đỡ và tư vấn cho nhau trong việc xây dựng hệ thống này , nhằm tạo nên sự đồng bô ̣ về cơ sở ha ̣ tầng cho các tỉnh từ đó mới có thể thu hút được khách du li ̣ch đến với các tỉnh . Đồng thời tạo ra được điểm mạnh của các tỉnh , đă ̣c biê ̣t trong giai đoa ̣n này hê ̣ thống cơ sở vâ ̣t chất kĩ thuật chưa được chú ý nhiều và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du li ̣ch.

- Nguồn nhân lực du li ̣ch đươ ̣c coi là mô ̣t trong những yếu tố ta ̣o nên sự thành công của du lịch . Vì thế các tỉnh cần có sự hợp tác với nhau về viê ̣c đào ta ̣o ,

nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào ta ̣o cu ̣ thể.

- Một trong những đô ̣ng tác cũng như quan điểm nhằm xây dựng hình ảnh về đất nước, con người cũng như mô ̣t đi ̣a phươn g nào đó để đông đảo mo ̣i người biết đến chính là việc thực hiện công tác quảng bá về địa phương đó . Công tác này cả 4 tỉnh cần phải tiến hành nhanh và xác định đúng trọng tâm của vấn đề để có thể đưa hình ảnh du lịch của các tỉnh đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cần có sự đa da ̣ng hóa trong khâu xúc tiến quảng bá này , vì thế việc đưa ra những mẫu chung nhất trong khâu quảng bá là mô ̣t trong những yếu tố cần thiết .

4.2.1.3. Định hướng về đào tạo

Cần có sự định hướng chung cho cả 4 tỉnh về mặt đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch đặc biệt chú ý đến đối tượng khách quốc tế. Đưa ra được những vấn đề cần thiết đối với mỗi hướng dẫn viên và cần có sự phân cấp đối với hướng dẫn viên cũng như đội ngũ lao động trong ngành dịch vụ du lịch để từ đó có hướng đào tạo phù hợp và có sự điều chỉnh hợp lí đối với mỗi đối tượng lao động.

Định hướng đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đào tạo du lịch; có cơ chế, chính sách quản lý đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài, sử dụng hiệu quả lao động. Cho các cơ sở đào tạo du lịch được hưởng cơ chế ưu đãi về thuế; đất xây dựng trường; khung giá dịch vụ đào tạo các chuyên ngành phù hợp với đặc thù đào tạo nhân lực của ngành Du lịch. Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đi đôi với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo du lịch.

Chuẩn hóa nhân lực du lịch. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng tỉnh; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế. Đặc biệt, chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. Tiêu chuẩn hóa nhân lực du lịch theo yêu cầu thực tiễn trong nước

phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch. Áp dụng thí điểm, điều chỉnh để nhân rộng hệ thống 13 tiêu chuẩn nghề du lịch trong toàn quốc.

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, bảo đảm đáp ứng yêu cầu hội nhập, hợp lý giữa các cấp đào tạo, ngành nghề đào tạo và vùng miền. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại, chuẩn hóa chất lượng giảng viên, chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo. Nâng cấp các cơ sở đào tạo du lịch hiện có; tập trung đầu tư một số cơ sở đào tạo du lịch đạt chuẩn; hình thành bộ phận đào tạo du lịch ở các trường nghề ở các địa phương của mỗi tỉnh.

Quan tâm đào tạo nghề du lịch cho nông thôn, đồng bào bản địa tại các vùng, diểm du lịch của mỗi tỉnh hoặc đang khai thác lợi thế phát triển du lịch. Đây là việc làm thiết thực hướng vào chính sách tam nông của Nhà nước, đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Chú trọng các vùng sâu, vùng xa kém phát triển nhưng giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch. Chú ý đào tạo các kỹ năng về tiếp đón, thuyết minh, hướng dẫn tại chỗ, phục vụ khách ăn nghỉ tại nhà, vận chuyển thô sơ, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc, giới thiệu và trình diễn quy trình làm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống,…

Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám sát, quản lý các cấp. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên vào thực tập, làm part - time (làm bán thời gian), như vậy sẽ giải quyết được vấn đề thiếu lao động của doanh nghiệp mà sinh viên thì được trực tiếp với công việc thực tế. Thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu công việc. Tăng cường liên kết đào tạo du lịch giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh, sinh viên thực hành và hoạt động tạo thêm kinh phí cho đào tạo. Tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các loại hình trường, lớp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Có cơ chế tốt để huy động kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học đầu ngành trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cho đào tạo du lịch. Khuyến khích xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, góp ý kiến cho chủ trương, chính sách, kế hoạch, tiêu chuẩn, nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học, tạo điều kiện thực tập và tiếp nhận sinh viên, học sinh tốt nghiệp vào làm việc.

Xây dựng trường chuẩn đào tạo du lịch về các nội dung xây dựng chương trình đào tạo và khung đào tạo, năng lực đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch. Trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các nhà trường, cần coi trọng cơ sở thực hành nghề dưới dạng khách sạn trường hoặc trung tâm thực hành nghề. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên và đào tạo nhân viên du lịch dưới nhiều hình thức cả ở trong và ngoài nước; thu hút giảng viên từ cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch. Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu thực tế và tiếp cận chuẩn quốc tế, bảo đảm liên thông giữa các bậc đào tạo.

xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để bảo đảm tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ đào tạo; thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về nhân lực du lịch ; mở rộng các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng Internet (e-learning).

Đổi mới và làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội. Tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo du lịch, đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng. Bồi dưỡng kiến thức du lịch cho cán bộ quản lý các lĩnh vực liên quan, đội ngũ giáo viên, cán bộ chính quyền địa phương và những người tiếp xúc trực tiếp với du khách.

Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phương và đa phương với các cơ

sở đào tạo nước ngoài, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương,... Gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Liên kết phát triển sản phẩm du lịch thái nguyên với một số tỉnh phía bắc việt nam lạng sơn, cao bằng, yên bái (Trang 108 - 113)