Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chúng tôi đóng gói và giao nộp tài liệu:
- Các loại sổ đo - Bản đồ địa chính - Các loại bảng biểu - Biên bản kiểm tra
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Bản đồ giải thửa 299 của xã Vô Tranh được trung tâm đo đạc bản đồ đo vẽ năm 1987 đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Công ty cổ phần trắc địa bản đồ Đại Thành được sự phê duyệt của Sở TNMT tỉnh Phú Thọ tiến hành đo vẽ và chỉnh lý bản đồ địa chính cho toàn xã Vô Tranh.
Sau khi tiến hành đo vẽ và chỉnh lý lại toàn bộ diện tích của xã Vô Tranh,thu được kết quả như sau:
- Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 04 điểm địa chính có số hiệu là: 090412, 090415, 090417, 090418 và 115 điểm lưới kinh vĩ được ký hiệu từ KV1,KV2...KV115 có độ chính xác tương đối cao.
- Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 5 tờ tỷ lệ 1: 5000, 122 tờ tỷ lệ 1: 1000. Kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm Microstation và FAMIS thành lập bản đồ địa chính như sau : Đo vẽ chi tiết các thửa đất, góc nhà, góc ao và các địa vật liên quan quan trọng...Sử dụng phần mềm FAMIS thành lập được một mảnh bản đồ địa chính số 20 tỷ lệ 1:1000 thuộc xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
5.2. Kiến nghị
Qua thời gian thực hiện đề tài tại xã Vô Tranh em có một số kiến nghị như sau: -Cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đưa ứng dụng tin học vào trong công tác quản lý đất đai ở địa phương, phát huy hết các tiềm năng sẵn có.
-Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
-Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
-Ngoài ra cần thường xuyên chỉnh lý biến động trên cả bản đồ giấy và bản đồ số, khi các thửa đất trên địa bàn có sự biến động để việc quản lý đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
2. Báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai của xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (2013).
3. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia HN.
5. Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT.
6. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
7. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 8. Tổng cục địa chính. Hương dẫn sử dụng phần mềm famis – caddb.
9. Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ N&MT.
10. Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 Quy định việc thực hiện lồng ghép đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng kí, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
11. Viện nghiên cứu địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.