Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập tờ bản đồ địa chính số 20 xã Vô Tranh huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

2.6.1. Máy toàn đạc South NTS – 312B

Đây là loại máy toàn đạc rất phù hợp cho các công tác: Lập lưới khống chế, trắc địa công trình, đo đạc địa chính, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng công nghiệp và dân dụng, xây dựng đường dây và công trình điện....

Hình 2.7: Máy toàn đạc điện tử

- Một số thuộc tính của máy: +Đo bằng gương truyền thống.

+Tốc độ đo cực nhanh, độ chính xác cao. +Bàn phím bao gồm cả chữ và số.

+Ngôn ngữ sử dụng là tiếng anh. +Kích cỡ của máy: 200*180*350 mm. +Trọng lượng máy có pin: 5.8 kg.

+ Tính ổn định cao: Main đo cự li với tích hợp cao, ít gặp sự cố. + Màn hình: Hai mặt màn hình là tinh thể lỏng LCD TFT.

+ Phù hợp với khí hậu Việt Nam, có khả năng chống nước và ẩm.

+ Hình thức trút số liệu: Cáp trút cổng COM,USB (Cáp trút dữ liệu có thể dùng chung với cáp trút điện thoại, MP3, MP4).

2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi

Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử South NTS -312B số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc điện tử South NTS -312B: - Tạo job ( chính là ngày đo ví dụ : 29- 3C) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương.

- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương.

- Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao.

- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử ( máy SOUTH NTS – 312B), và các phần mềm Microstation, famis. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính

- Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn xã Vô Tranh – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Công ty cổ phần Trắc địa bản đồ Đại Thành, xã Vô Tranh – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian tiến hành: Từ 05/01/2014 đến ngày 30/4/2015

3.3. Nội dung

3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Vô Tranh 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý và diện tích khu đo - Thuỷ văn, nguồn nước

- Khí hậu, thổ nhưỡng - Địa hình địa mạo - Các nguồn tài nguyên

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Tình hình dân số lao động

- Cơ sở hạ tầng

- Văn hóa, giáo dục, y tế

3.3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã

- Hiện trạng quỹ đất

- Tình hình quản lý đất đai

3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ 3.4.2.1. Công tác ngoại nghiệp 3.4.2.1. Công tác ngoại nghiệp

* Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo.

- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng.

* Đo các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh.

- Đo góc.

3.3.2.2. Công tác nội nghiệp

* Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. * Bình sai và vẽ lưới.

3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết

- Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation và phần mềm FAMIS

- In và lưu trữ bản đồ.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Vô Tranh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài,đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.

- Phương pháp đo đạc: Sử dụng máy toàn đạc điện tử South NTS-312B để

đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.

- Phương pháp x lý s liu : Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.

- Phương pháp bn đồ : Sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần

mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện theo quy trình:

- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng.

- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....).

- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation và Famis để biên tập bản đồ địa chính

- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Vô Tranh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Vô Tranh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Hạ Hòa cách trung tâm huyện 11.5 km theo đường quốc lộ (QL) 70B với diện tích là 25,1 km2

. - Vị trí địa lý: + Từ 21º 29’ 05” vĩ độ Nam đến 21º 32’ 45” vĩ độ Bắc. + Từ 104º 55’ 52” kinh độ Tây đến 104º 59’ 16” kinh độ Đông. - Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp xã Bằng Giã và xã Văn Lang.

+ Phía Đông Nam giáp xã Tiên Lương của huyện Cẩm Khê.

+ Phía Bắc giáp xã Xuân Áng và xã Chuế Lưu.

+ Phía Tây giáp xã Mỹ Lung của huyện Yên Lập.

+ Phía Nam giáp xã Mỹ Lương và xã Lương Sơn của huyện Yên Lập.

4.1.1.2. Khí hậu

Vô tranh nằm ở thượng lưu vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Tây Bắc,có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa chính:

- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều. - Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, khí hậu đặc trưng khô hanh, lạnh và mưa ít.

* Nhiệt độ trung bình năm từ 22 -240C

+ Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, 6 là 33,60C,có lúc lên tới 410

C. + Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40

C. + Độ ẩm trung bình 80-85%

* Lượng mưa trung bình năm là 2000 mm * Hướng gió thịnh hành: Đông Nam, Đông Bắc

Với nền nhiệt độ cao và lượng mưa khá, cho phép phát triển nhiều loại giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.

Tuy nhiên, khí hậu của xã cũng có những bất lợi như mùa mưa tập trung vào một thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng và kèm theo mưa bão. Thời kỳ mùa lạnh cũng xuất hiện những đợt rét hại ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng và đàn gia súc. Do vậy, đòi hỏi phải chú trọng cơ cấu mùa vụ, cây trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế những yếu tố bất thuận và phát huy tốt nhất những thuận lợi của nguồn tài nguyên khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước

- Xã có hệ thống sông suối kênh, mương tương đối dày, hầu hết đều đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Có ngòi Lao chảy từ núi Banh (220 m) qua Văn Chấn (Yên Bái), Yên Lập,

chảy vào hạ lưu Hạ Hòa 17km thuộc Vô Tranh và Bằng Giã, lưu vực lòng rộng,

lượng nước dồi dào (ngòi dài 69km, lưu lượng 20,4m3/ s). Đây là nguồn cung cấp

nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.4. Địa hình địa mạo

Vô tranh là xã thuộc vùng trung du đồi núi có địa hình tương đối dốc bị chia cắt bởi các dãy núi, sông ngòi. Địa hình nơi đây tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Địa hình có dạng lòng chảo, thoải theo hướng Đông Nam được tạo nêm bởi các núi cao, tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, xen kẽ các thung lũng và những cánh đồng ruộng bậc thang nhỏ hẹp, làm được hai vụ nhưng rất bấp bênh, nhân dân thường trồng ngô, lạc là chủ yếu, có một phần diện tích nhỏ dùng vào để trồng các loại cây lấy củ, nhưng nhìn chung giá trị kinh tế rất kém.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

-Đất phù sa được bồi tụ: Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

-Đất bạc màu: Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc…).

-Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét: Thường ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.

-Đất xói mòn trơ sỏi đá: Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, sói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Vô Tranh có mạng lưới sông, suối, khe rạch tương dồi dày đặc. Ngoài ra, toàn xã còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn xã, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15 - 25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Tài nguyên rừng

Xã Vô Tranh có 1085,45 ha rừng sản xuất và 539,93 ha rừng phòng hộ. Rừng chủ yếu là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Diện tích đất trống có thể phát triển trồng rừng còn ít. Do vậy cần có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có, khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo môi trường bề vững.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Vô Tranh nghèo chủ yếu được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng. Cao lanh, đá xây dựng có trữ lượng hàng nghìn mét khối.

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trồng trọt

Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm.

Chăn nuôi

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn dê được triển khai rộng rãi. Tổng đàn lợn 52.713 con, đàn trâu 1.371 con, đàn bò 9.746 con, đàn gia cầm 328.000 con, đàn dê 106.425 con. Năm 2013, xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm có biểu hiện chứng bệnh tai xanh ở đàn lợn nhưng xã đã tập trung cao các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

4.1.2.2.Tình hình dân số, lao động

* Dân số

Theo báo cáo thống kê, đến năm 2013, dân số xã Vô Tranh là 5299 người, mật

độ dân số đạt 177 người/km²,phân bố trên 12 khu dân cư với 1382 hộ , cơ cấu hộ

gia đình là 3,22 người/hộ. * Lao động

Toàn xã có 2783 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao.

Bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, nâng cao học vấn và giải quyết việc làm đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

* Giao thông:

- Hệ thống giao thông: xã có tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai,quốc lộ

70B, tỉnh lộ 312 chạy dọc theo 2 bên ngòi Lao tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội, trục đường giao thông liên thôn, liên xã hầu hết được rải nhựa và bê tông hoá thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình thi công.

* Thuỷ lợi:

Công trình thủy lợi nhiều năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Nhờ đó góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo, từng bước ổn định tình hình kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân.

*Hệ thống năng lượng truyền thông:

Hệ thống điện của xã trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực do chưa có kinh phí đầu tư tu sửa nên còn thiếu đồng bộ, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra.

*Hệ thống công trình bưu chính viễn thông:

Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại.

* Văn hóa:

Tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao,

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập tờ bản đồ địa chính số 20 xã Vô Tranh huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)