4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vô Tranh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Hạ Hòa cách trung tâm huyện 11.5 km theo đường quốc lộ (QL) 70B với diện tích là 25,1 km2
. - Vị trí địa lý: + Từ 21º 29’ 05” vĩ độ Nam đến 21º 32’ 45” vĩ độ Bắc. + Từ 104º 55’ 52” kinh độ Tây đến 104º 59’ 16” kinh độ Đông. - Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông giáp xã Bằng Giã và xã Văn Lang.
+ Phía Đông Nam giáp xã Tiên Lương của huyện Cẩm Khê.
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Áng và xã Chuế Lưu.
+ Phía Tây giáp xã Mỹ Lung của huyện Yên Lập.
+ Phía Nam giáp xã Mỹ Lương và xã Lương Sơn của huyện Yên Lập.
4.1.1.2. Khí hậu
Vô tranh nằm ở thượng lưu vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Tây Bắc,có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa chính:
- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều. - Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, khí hậu đặc trưng khô hanh, lạnh và mưa ít.
* Nhiệt độ trung bình năm từ 22 -240C
+ Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, 6 là 33,60C,có lúc lên tới 410
C. + Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40
C. + Độ ẩm trung bình 80-85%
* Lượng mưa trung bình năm là 2000 mm * Hướng gió thịnh hành: Đông Nam, Đông Bắc
Với nền nhiệt độ cao và lượng mưa khá, cho phép phát triển nhiều loại giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.
Tuy nhiên, khí hậu của xã cũng có những bất lợi như mùa mưa tập trung vào một thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng và kèm theo mưa bão. Thời kỳ mùa lạnh cũng xuất hiện những đợt rét hại ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng và đàn gia súc. Do vậy, đòi hỏi phải chú trọng cơ cấu mùa vụ, cây trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế những yếu tố bất thuận và phát huy tốt nhất những thuận lợi của nguồn tài nguyên khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước
- Xã có hệ thống sông suối kênh, mương tương đối dày, hầu hết đều đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Có ngòi Lao chảy từ núi Banh (220 m) qua Văn Chấn (Yên Bái), Yên Lập,
chảy vào hạ lưu Hạ Hòa 17km thuộc Vô Tranh và Bằng Giã, lưu vực lòng rộng,
lượng nước dồi dào (ngòi dài 69km, lưu lượng 20,4m3/ s). Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.4. Địa hình địa mạo
Vô tranh là xã thuộc vùng trung du đồi núi có địa hình tương đối dốc bị chia cắt bởi các dãy núi, sông ngòi. Địa hình nơi đây tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Địa hình có dạng lòng chảo, thoải theo hướng Đông Nam được tạo nêm bởi các núi cao, tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, xen kẽ các thung lũng và những cánh đồng ruộng bậc thang nhỏ hẹp, làm được hai vụ nhưng rất bấp bênh, nhân dân thường trồng ngô, lạc là chủ yếu, có một phần diện tích nhỏ dùng vào để trồng các loại cây lấy củ, nhưng nhìn chung giá trị kinh tế rất kém.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
•Tài nguyên đất
-Đất phù sa được bồi tụ: Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).
-Đất bạc màu: Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc…).
-Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét: Thường ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.
-Đất xói mòn trơ sỏi đá: Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, sói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém
•Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Vô Tranh có mạng lưới sông, suối, khe rạch tương dồi dày đặc. Ngoài ra, toàn xã còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn xã, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15 - 25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
•Tài nguyên rừng
Xã Vô Tranh có 1085,45 ha rừng sản xuất và 539,93 ha rừng phòng hộ. Rừng chủ yếu là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Diện tích đất trống có thể phát triển trồng rừng còn ít. Do vậy cần có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có, khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo môi trường bề vững.
•Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Vô Tranh nghèo chủ yếu được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng. Cao lanh, đá xây dựng có trữ lượng hàng nghìn mét khối.