Kinh nghiệ mở Ấn độ nước đang chuyển đổi kinh tế

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Trong những năm đầu 90 của thập kỷ XX, Chính phủ nhận thấy một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để cải thiện mức sống dân cư vùng nông thôn và phát triển nguồn nhân lực là xúc tiến công nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn trong chương trình công nghiệp hóa với một đất nước có hơn 900 triệu dân, trong đó 75%dân sống bằng nghề nông. Các loại hình công nghiệp có quy mô như ở Bangalore, Mysore, Auragabad và phổ biến ở vùng ngoại ô thành phố Hyderbad… đã nói lên sự thành công của Chính phủ Ấn độ trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ nông thôn thông qua hệ thống tài chính tín dụng, các tổ chức nghiên cứu, các dự án phát triển, các chương trình đào tạo, hỗ trợ tiếp thị, áp dụng công nghệ mới…

Chủ trương có tính chiến lược của Ấn độ trong phát triển nguồn nhân lực là đào tạo lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mục tiêu là phổ cập công nghệ thông tin cho mọi người vào năm 2008, đẩy nhanh tốc độ thâm nhập của máy vi tính trong nước từ mức trung

bình 1PC cho 500 người hiện nay (năm 1998) lên tới 1PC cho 50 người với khả năng truy nhập phổ biến Internet/Intranet vào năm 2008, với các ứng dụng phong phú về mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Cùng với mục tiêu công nghệ thông tin cho mọi người vào năm 2008, Chính phủ Ấn Độ sẽ đưa ra các chính sách nhằm tạo cơ sở để phát triển nhanh chóng ý thức công nghệ thông tin, nối mạng trong chính phủ, công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xâm nhập các ứng dụng công nghệ thông tin vào nông thôn, huấn luyện người dân sử dụng công nghệ thông tin như: ngân hàng từ xa, khám bệnh từ xa, trung tâm thông tin từ xa, thương mại điện tử…Huấn luyện các chuyên gia công nghệ thông tin đạt trình độ thế giới cả về chất và lượng.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)