Bảng số liệu ROA của BHS, SBT và LSS
2004 2005 2006 2007 2008 3 quý
đầu 2009
SBT - - 13.39% 11.92% 4.79% 7.19%
LSS - - - 10.26% 11.37% 12.46%
BHS 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%
Bảng số liệu ROCE của BHS, SBT và LSS
2004 2005 2006 2007 2008 3 quý
đầu 2009
SBT - - 14.55% 12.63% 5.33% 7.79%
LSS - - - 15.72% 15.72% 17.40%
BHS 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%
Nhìn chung, ROCE và ROA của BHS có mức độ biến động cao hơn so với LSS và SBT, cho thấy rủi ro khi đầu tư vào BHS sẽ lớn hơn, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi lại không được hưởng cao tương ứng với mức rủi ro đó. Điển hình nhất là ROA của BHS thường thấp hơn so với ROA của SBT và LSS. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty vẫn còn khá kém nếu so với cả ngành. Tình hình có lẽ sẽ lạc quan hơn trong năm 2009, khi mà mức ROA và ROCE của BHS tăng trưởng trở lại và đạt được mức sinh lợi cao hơn so với 2 công ty kia.
4.5. Kết luận
2004 2005 2006 2007 2008
Cổ tức Cp thường 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600 0
Tỷ lệ chi trả cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54% 0.00%
Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của BHS có thể đạt ở mức 8%, tuy nhiên, để mức tăng trưởng này giữ ổn định thì công ty cần phải có nhiều cải thiện trong công tác quản lý và đầu tư.
Chính việc đầu tư chứng khoán quá cao đã tạo cho BHS một khoản thua lỗ ròng đến 43 tỷ trong năm 2008, và điều này đã kéo tốc độ tăng trưởng và ROCE của công ty trong năm 2008 xuống mức âm (-12.16%). Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cao cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROCE có sự biến động bất thường. Chính từ những điều đó, ta có thể kết luận BHS là mã chứng khoán có độ rủi ro khá cao cho các nhà đầu tư, và do đó, chúng ta cần phải thận trọng khi quyết định đầu tư vào mã này.
PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS
(Thực hiện: TRẦN NGỌC THIỆN)
Phân tích triển vọng sẽ cho chúng ta có được cái nhìn rõ nét về tương lai của công ty cổ phần đường Biên Hòa, đó cũng là chất xúc tác để chúng ta tiến hành định giá BHS.