Tăng trưởng doanh thu
2004 2005 2006 2007 2008 11 tháng đầu 2009 Doanh thu (tỷ đồng) 483.54 540.66 766.12 641.38 790.09 1009.88
% thay đổi 11.81% 41.7% -16.28% 23.19% (*) 39.4%
(*) được tính bằng (1009,88*12/11-792,24)/792,24
Có một sự tăng giá đột biến của giá đường thế giới vào năm 2006. Năm 2007 giá đường giảm thấp và có xu hướng tăng trở lại vào 2008, tuy nhiên mức giá này vẫn còn thấp hơn so với năm 2006.
Tại thị trường Việt Nam, giá đường tăng từ mức 8,000 đồng/kg vào năm 2005 lên đến 12,000 đồng/kg vào năm 2006 và giảm xuống 8,000 - 9,000 đồng/kg vào năm 2007. Điều này giải thích cho sự gia tăng doanh thu bất thường của BHS trong năm 2006. Năm 2008 giá đường tăng trở lại, đặc biệt là giai đoạn cuối, năm song tính bình quân cũng chỉ đạt 10,000 đồng/kg. Từ đầu năm 2009 tới nay, giá đường liên tục tăng cao, từ mức 10,000 đồng/kg hồi đầu năm, leo lên đến 14,500 đồng/kg. Có thời điểm đạt tới 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
17,000 đồng/kg. Chính vì vậy, doanh thu 2009 của BHS cũng tăng cao chưa từng thấy, doanh thu tính cho đến hết tháng 11/2009 đã tăng 39,4% so với cả năm 2008.
Nhìn chung, doanh thu của BHS có xu hướng tăng qua các năm.
Doanh thu của BHS tăng bình quân hơn 12%/năm trong 5 năm từ 2004 đến 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu của BHS chưa ổn định. Cụ thể, năm 2006 có một sự gia tăng đột biến trong doanh thu (gây ra một sự sụt giảm 16,28% vào năm 2007), điều này xuất phát từ việc giá đường trong nước biến động liên tục.
Khách hàng:
Sản phẩm của BHS khá đa dạng cả về chủng loại và kích cỡ. Do đó, đối tượng khách hàng của BHS cũng khá rộng từ các doanh nghiệp lớn, nhỏ, tới các cơ sở sản xuất và đặc biệt là nguời tiêu dùng cá nhân. Đây cũng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự ổn định và bền vững trong doanh thu của BHS.
Thị trường tiêu thụ:
Tại thị trường nội địa, đường Biên Hòa có hệ thống phân phối sản phẩm trải đều trên cả nước, bao gồm hơn 100 đơn vị sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu của công ty là một số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và Iraq.
Hệ thống phân phối của Công ty gồm 2 kênh:
➢ Phân phối vào lĩnh vực sản xuất: đường tinh luyện Biên Hòa được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm cao cấp.
➢ Phân phối tiêu dùng trực tiếp: chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý trên cả nước và qua các siêu thị như: BigC, Coopmark, Maximark, Metro, Siêu thị Hà Nội,v.v...
Thương hiệu Đường Biên Hòa được đánh giá là thương hiệu hàng đầu của ngành đường. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ với chất lượng cao. Trong ngành mía đường Việt Nam, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa có lợi thế là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm đường phong phú, đa dạng mà các đơn vị khác chưa cạnh tranh được như sản phẩm đường có bổ sung Vitamin A “SugarA” được Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đánh giá cao về chất lượng sản phẩm mang đến cho cộng đồng lợi ích thiết thực, phù hợp. Với năng lực sản xuất 5,000 tấn mía nguyên liệu/ngày và 100,000 tấn đường/năm, đường Biên Hòa là nhà máy có quy mô khá lớn trong ngành.
Hiện nay lượng cung sản phẩm của công ty không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên rủi ro cạnh tranh đầu ra với các doanh nghiệp kinh doanh đường khác là hầu như không đáng kể. Theo ước tính, đường Biên Hoà chiếm gần 10% thị trường đường trong nước.
Tác động của môi trường kinh doanh lên doanh số:
Sự thay đổi của môi trường kinh doanh có thể tác động theo chiều hướng xấu đến doanh thu của BHS. Đó là vào năm 2010, mặt hàng đường sẽ nằm trong diện cắt giảm thuế nhập khẩu và có mức thuế suất mới là 5%, thay vì mức 30% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng như trước đây. Trong khi đó, ngành sản xuất đường hiện đang bị xếp vào ngành có khả năng cạnh tranh thấp do năng suất, chất lượng thấp hơn so với khu vực, trong khi giá thành mía và sản phẩm đường thì lại cao hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, đường Biên Hòa có thể gặp rủi ro lớn khi hội nhập, không được bảo hộ từ nhà nước như hiện tại, sản phẩm của công ty sẽ khó cạnh tranh được với đường nhập khẩu có chất lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.
Mặc dù vậy, tại thị trường Việt Nam, mặt hàng đường được đánh giá là cầu nhiều hơn cung và có xu hướng ngày càng tăng, cho nên, dù đường ngoại có thâm nhập vào Việt Nam, thì theo dự báo, giá đường tại Việt Nam cũng sẽ giao động trong khoảng 13.000 - 15.000 đồng/kg. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến doanh số BHS là không lớn.
Đánh giá:
Từ những phân tích ở trên, ta thấy tăng trưởng doanh thu của BHS được đánh giá là khá ổn định và bền vững. Từ tốc độ tăng trưởng doanh số, khách hàng, thị trường tiêu thụ và yếu tố cạnh tranh đều ủng hộ cho lập luận về sự ổn định và bền vững trong doanh thu của BHS. Mặc dù vẫn có yếu tố có khả năng đe dọa doanh thu của BHS, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng được đánh giá là không cao. Vì vậy, chúng ta có thể lạc quan về độ lớn cũng như chất lượng doanh thu của BHS trong tương lai gần.