Hình 5.1: Chụp MRI toàn thân
Ảnh thu nhận được là ảnh cộng hưởng từ toàn thân sử dụng các cuộn Coil là Cuộn chụp vùng đầu/cổ, Cuộn chụp vùng cột sống, cuộn chụp vùng vai, Cuộn chụp vùng thân/bụng/Tim. Thời gian chụp cộng hưởng từ toàn thân khoảng 30-35 phút. Sử dụng xung chụp T1, T2, khuếch tán (DWI) Diffusion Weighted Imaging.
Hình 5.2: Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ
Ảnh thu nhận được là ảnh cộng hưởng từ cột sống cổ sử dụng Cuộn chụp vùng cột sống. Thời gian chụp cộng hưởng từ toàn thân khoảng 10-15 phút. Sử dụng xung chụp T1, T2, khuếch tán (DWI) Diffusion Weighted Imaging.
Hình 5.3: Hình ảnh tắc động mạch não giữa phải
Ảnh thu nhận được là ảnh cộng hưởng từ mạch máu não sử dụng Cuộn chụp Sọ não. Thời gian chụp cộng hưởng từ toàn thân khoảng 10-15 phút. Sử dụng xung chụp T1, T2, khuếch tán (DWI) Diffusion Weighted Imaging.
Hình 5.4: Hình ảnh tắc động mạch não giữa phải
Hình ảnh giữa động mạch não giữa trái không rõ nét bị mờ một vùng so với hình ảnh động mạch não giữa phải.Dự vào hình ảnh trên bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch não giữa phải
Hình 5.5: Đứt gân gót (achilles)
Ảnh thu nhận được là ảnh cộng hưởng từ gót chân sử dụng Cuộn chụp bàn chân. Thời gian chụp cộng hưởng từ toàn thân khoảng 5-10 phút. Sử dụng xung chụp T1, T2. Hình ảnh bị mờ là ở phần gân gót chân, vùng trên hình bị xám không rõ nét như các vùng còn lại. Dựa vào hình ảnh trên bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị đứt gân gót chân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *. KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm luận văn, tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp được giao với nội dung: “Nghiên cứu công nghệ tạo ảnh cộng hưởng từ và các ứng dụng trong y tế”
Cụ thể khối lượng công việc tác giả đã thực hiện được như sau:
1. Nghiên cứu tổng quan về thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân - Bản chất của máy cộng hưởng từ hạt nhân
- Tìm hiểu cấu trúc của máy chụp cộng hưởng từ và phân loại máy chụp cộng hưởng từ
2. Nghiện cứu về nguyên lý tạo ảnh trong máy cộng hưởng từ - Bản chất của ảnh cộng hưởng từ hạt nhân
- Tìm hiểu những cơ sở toán học của tạo ảnh cộng hưởng từ hạt nhân 3. Nghiên cứu về các phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ hạt nhân
- Trình bày các phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ hạt nhân - Phân loại các phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ hạt nhân 4. Tìm hiểu về các ứng dụng ảnh cộng hưởng từ hạt nhân trong y tế
Có thể thấy ưu điểm của máy cộng hưởng từ của là tạo ảnh đối với cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác, khiến tạo ảnh bằng máy cộng hưởng từ trở thành công cụ vô giá trongchẩn đoán bệnh thời kỳ đầu và đánh giá các khối u trong cơ thể. Cho phép dò ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. Giúp chẩn đoán nhanh và chuẩn xác các bệnh tim mạch. Từ đó giúp cho các bác sĩ đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng. Ngoài ra chụp ảnh cộng hưởng từ không gây tác dụng phụ như trong việc chụp X- quang thường quy và chụp cắt lớp CT.
*. KIẾN NGHỊ
Sau đây là một số đề xuất về hướng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của luận văn:
- Nghiên cứu và xây dựng các phần mềm xử lý ảnh cộng hưởng từ để có chất lượng hình ảnh tốt và chân thực.
Với mục đích nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thiểu những tác động không tốt đến bệnh nhân, và giúp các bác sĩ, kỹ thuật viên thuận tiện trong việc vận hành thiết bị, cũng như khám và chữa bệnh. Bởi vậy, cần nghiên cứu đề tài và phát triển những nghiên cứu tiếp theo.
Tác giả hy vọng luận văn này có thể làm nền tảng cho những đề tài tiếp theo, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viên…
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts. Phạm Doãn Tĩnh, một số bạn đồng nghiệp và Khoa đào tạo sau đại học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2016 Tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:
[1] Giáo trình “Cơ sở thiết bị chụp cắt lớp máy tính”, T.s Huỳnh Lương Nghĩa, Bộ môn Điện Tử Y Sinh, Học viện KTQS.
[2]. PGS.TS Nguyễn Duy Huề và PGS. TS Phạm Minh Thông (2009), Chẩn đoán
Hình ảnh, NXB Giáo dục Việt Nam
[3]. Lê Tiến Khoan (2008), Lý thuyết thiết bị hình ảnh y tế tập 2, NXB Giáo dục
* Tiếng Anh:
[4] A. D. Elster, Question and Answer about Magnetic Resonance Imaging, Mosby, 1994. [5] J. P. Hornak, The Basics of MRI, 2002.
[6] MAGNETOM Systerm, Siemens, 1994.
[7] Vitual scaner MRI, Thomas Hacklander, IFTM Germay. [8]. MRI Physics, Evert J Blink
[9]. Inciples of Magnetic Resonance Imaging, Zhi – Pei Leang and Paul Lauterbur
* Website:
[10]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A5p_c%E1%BB%99ng_h%C6% B0%E1%BB%9Fng_t%E1%BB%AB
[11]. http://www.radiologyinfo.org/en/info.cfm?pg=bodymr
[12]. Nguyên lý của chụp cộng hưởng từ, Bệnh viện đa khoa Đắc Lắc
http://benhviendaklak.org.vn/vi/news/Tuyen-dung/Nguyen-ly-cua-chup-cong-hu ong-tu-16/
[13]. MRI Biomedical Engineering, http:// www.cis.rit.edu/htbooks/mri, Peter Vestergaard-Poulsen.