GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu (Trang 39)

3.1.1 Vị trí địa lý

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khỏang 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế.

3.1.2 Các đơn vị hành chính

Sau nhiều lần chia tách và tái lập, hiện nay Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện là Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai và Đông Hải.

3.1.3 Địa lý tự nhiên

Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, chủ yến là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Bạc Liêu có đường bờ biển dài, vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 20.000 km2, có trữ lượng hải sản lớn, chủng loại phong phú với khoảng 661 loài cá và trên 30 loại tôm biển, ước tính mỗi năm tỉnh có thể khai thác khoàng 300 nghìn tấn. Đồng thời, bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá.

Ngoài ra, Bạc Liêu còn được thiên nhiên ưu ái với tài nguyên rừng và động – thực vật phong phú với hệ sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ cùng 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, và 8 loài bò sát.Với rất nhiều thuận lợi về khí hậu, nguồn tài nguyên biển và rừng, Bạc Liêu là vùng đất tiềm năng để phát triển kinh tế biển, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy sản.

29

3.1.4 Dân cư và lao động

Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến năm 2013 Bạc Liêu có dân số trung bình toàn tỉnh là 883.228 người, tăng 0,46%. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng cư trú trong đó người Kinh chiếm đa số kếđến là người Khmer và người Hoa.

Ngoài ra, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên toàn tình là 621.233 người, tăng 0,9% so với năm 2012; trong đó lao động nam chiếm 49,8%, còn lại 50,2% là lao động nữ. Lao động khu vực thành thị có 169.348 người, chiếm 27,3%; lao động khu vực nông thôn có 451.885 người, chiếm 72,7%.

3.1.5 Tình hình kinh tế năm 2013

Năm 2013 nền kinh tế cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết, hàng tồn kho còn cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của tỉnh cả năm đạt 12,0%. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự tăng trưởng của cả 3 khu vực kinh tế.

50,03%

24,77% 25,20%

Nông nghiệp,lâm ngiệp và thủy sản

Công nghiệp xây dựng

Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục thống kê TP.Bạc Liêu: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2013

Hình 3. 1 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế

Xét về tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 8,1% chiếm 50,03% trong cơ cấu; thể hiện vai trò chủ chốt của ngành nông nghiệp trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh nền kinh tế. Tăng

30

trưởng chủ yếu ở sản lượng cây trồng (ước tính sản lượng lúa cả năm đạt 990.500 tấn, tăng 0,4% cùng kỳ), thủy sản (ước tính sản lượng thủy sản cả năm đạt 263.000 tấn, tăng 1,38% so với cùng kỳ) còn lại chăn nuôi chưa có điểm phát triển vượt bậc do ngành chăn nuôi vẫn còn mang nặng phương thức sản xuất truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi này khó kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp.

Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 14,7%, phần lớn là đóng góp của ngành công nghiệp. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách nới lỏng chính sách tài khóa, hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất cho vay xuống mức 9,5 - 10% để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay hợp lý để ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với ngành xây dựng tỉnh nâng cao công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát dự án, công trình, nhanh chóng xử lý những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh ký kết hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn để triển khai thực hiện các dự án, thúc đẩy lĩnh vực xây dựng tiếp tục phát triển.

Dịch vụ tăng trưởng 15,4%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tăng khá, ngoài ra lĩnh vực du lịch có nhiều đổi mới trong các chương trình quảng bá hình ảnh, tôn tạo trùng tu các di tích lịch sử, tổ chức lễ hội văn hóa đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và làm tăng thêm giá trị dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Với sự tăng lên của ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần ở khu vực II, khu vực III và giảm dần ở khu vực I, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm so với mục tiêu đã đề ra, sự chuyển dịch trên phần lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa của khu vực II, khu vực III biến động mạnh. Khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản từ 51,4% năm 2012 đã giảm xuống 50,0% năm 2013, khu vực công nghiệp – xây dựng từ 24,6% tăng lên 24,8%; khu vực dịch vụ 24% tăng lên 25,2 %.

3.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

3.2.1 Tình hình chung

Tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2013 trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra liên tiếp từ các tháng đầu năm và kéo dài đến nay, diện tích thiệt hại tăng so cùng kỳ. Tôm sú nuôi TC-BTC bị thiệt hại kéo theo sản lượng tôm nuôi sụt giảm. Tôm nuôi bị thiệt hại đa số do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng. Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp, tuy đã tìm ra tác nhân gây bệnh nhưng đến nay vẫn

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa có biện pháp phòng trị hữu hiệu. Mặt khác, diện tích tôm TC-BTC thả giống chậm so với cùng kỳ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi, tâm lý lo ngại về dịch bệnh vẫn còn lây lan, thiếu vốn đầu tư và trong đó có nguyên nhân chờ tham gia thí điểm bảo hiểm tôm nuôi năm 2013. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2013, giá tôm nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao so với các năm trước. Bên cạnh đó, diện tích tôm thẻ chân trắng phát triển nuôi tăng gấp 5 lần kế hoạch, đóng góp một lượng lớn vào sản lượng NTTS chung và đặc biệt là sản lượng tôm nuôi của tỉnh. Tổng diện tích tôm nuôi năm 2013 của tỉnh là 124.202 ha với sản lượng đạt được là 89.000 tấn.

3.2.2 Công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiệt hại ở tôm

3.2.2.1 Tình hình dịch bệnh

Từđầu năm đến nay, diện tích nuôi bị thiệt hại xuất hiện rải rác. Do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi như nắng nóng, bão làm môi trường thay đổi bất thường, các chỉ tiêu môi trường khó kiểm soát tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, xuất hiện những cơn mưa trái mùa và trở lạnh khi vềđêm làm thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi, gây sốc nhiệt cho tôm dẫn đến tôm mất khả năng đề kháng và dễ phát sinh một số dịch bệnh thường gặp như phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng, đầu vàng... Thêm vào đó, công tác quản lý chất lượng con giống, cải tạo ao đầm chưa đảm bảo, nhiều hộ nuôi không tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất là nguyên nhân khiến diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn còn gia tăng.

3.2.2.2 Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh

Trước tình hình thiệt hại nêu trên, để bảo vệ diện tích đang có tôm, ngành đã chủđộng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh, khuyến cáo các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ diện tích, sản lượng thu hoạch. Cụ thể, khuyến cáo người nuôi tuân thủ lịch thời vụ, cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh triệt đểđặc biệt là các ao nuôi bị thiệt hại. Quản lý, chăm sóc tốt các diện tích đang nuôi, thực hiện việc đo đạc các thông số môi trường ao nuôi, vùng nuôi để đưa ra nhận định, cảnh báo và giải pháp khắc phục trong từng giai đoạn. Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác khai báo trong nuôi tôm TC - BTC, tăng cường hoạt động bám sát địa bàn của cán bộ kỹ thuật cơ sở, hướng dẫn người nuôi tôm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khắc phục diện tích thiệt hại và bảo vệ diện tích đang có nuôi, khuyến cáo nhân rộng các hình thức NTTS có hiệu quả. Đối với diện tích nuôi thẻ chân trắng TC - BTC, để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, khuyến cáo đến người nuôi, các cơ sở, vùng nuôi thẻ chân trắng tuân thủ

32

nghiêm ngặt vềđiều kiện nuôi thẻ chân trắng theo Quyết định số 456/QĐ-BNN- NTTS ngày 04 tháng 02 năm 2008; Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc qui định cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu và công ty Bảo Việt, tính đến 31/12/2013 , Bảo Việt đã ký 256 hợp đồng/163 hộ. Diện tích tham gia bảo hiểm là 183,02 ha, tổng phí bảo hiểm là 9.446.248.400 đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 5.696.716.690 đồng và giá trị bảo hiểm là 68.793.258.400 đồng. Số diện tích phát sinh thiệt hại là 107,44 ha/108 hộ/159 hợp đồng. Số bồi thường ước tính là 9.082.651.996 đồng và đã giải quyết bồi thường 4.931.672.865.

Giá trị bảo hiểm của từng địa bàn thí điểm tại tỉnh Bạc Liêu được thu thập và trình bày cụ thể theo biểu đồ dưới đây:

84,05% 9,95% 6% TP.Bạc Liêu H.Hòa Bình H.Đông Hải Nguồn: Số liệu thống kê từ Bảo Việt, 2013

Hình 3. 2 Giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Hình 3.2 trình bày giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn cho thấy huyện Đông Hải có tỷ lệ giá trị bảo hiểm thấp nhất chiếm 6% là trên tổng giá trị. Kế đến là Huyện Hòa Bình với tỷ lệ giá trị bảo hiểm chiếm 9,95%; cuối cùng là thành phố Bạc Liêu với tỷ lệ giá trị bảo hiểm lớn nhất là chiếm 84,05%; Và đây là cũng là 2 địa bàn nghiên cứu của tác giả.

Thực tế cho thấy trong năm 2013 Bảo Việt chỉ bán bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng và bắt đầu bán bảo hiểm tôm vào tháng 08. Trong năm 2013, việc bán bảo hiểm tôm thẻ chân trắng có một số thay đổi so với năm

33

2012. Trong tháng 05/2013, Chính phủ ban hành quyết định 1042 /QĐ-BTC, quyết định này có sự sửa đổi đáng chú ý là bảng tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng với tỉ lệ được bảo hiểm thấp hơn (xem phụ lục 3). Trong đó các ngày nuôi thiệt hại được chia ra cụ thể và tỷ mỷ hơn tương ứng với các tỷ lệ bồi thường. Thêm vào đó, nếu tôm từ 59 – 80 ngày bị thiệt hại do dịch bệnh tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm là 0 %. Đến tháng 07/2013, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1725/QĐ-BTC về sửa đổi bổ sung tỷ lệ phí bảo hiểm. Theo đó, tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm cụ thể là 13,73%.

Bên cạnh đó, số hộ nghèo/cận nghèo tham gia bảo hiểm rất ít (2 hộ). Lý giải cho việc này nhiều hộ dân cho rằng Bảo Việt chỉ bán tôm cho hộ nuôi tôm thể chân trắng theo hình thức công nghiệp nhưng hộ nghèo thì không đủ vốn đểđáp ứng quy trình nuôi công nghiệp. Thêm vào đó, vì nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên ngân hàng không cho các hộ nuôi tôm vay mặc dù nhu cầu vốn là rất lớn.

Số liệu báo cáo còn cho thấy nguyên nhân thiệt hại của các hộ tham gia là do dịch bệnh gồm các bệnh đốm trắng, hoại tử gan, taura. Nhiều người dân cho rằng dịch bệnh là do thời tiết những năm gần đây biến động nhiều trời lạnh, gió nhiều, mưa trái mùa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con tôm. Thêm vào đó, khi tôm chết một số hộ nuôi không xử lý nước kỹ mà thải ra các kênh dẫn đến mầm bệnh tồn đọng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác. Mặc khác, một số hộ tham gia vì trục lợi bảo hiểm mà cố tình làm tôm chết để hưởng bồi thường bảo hiểm. Đây cũng là một bài toán nan giải đối với các cấp triển khai bảo hiểm bởi mục đích bảo hiểm là đểổn định thu nhập hộ nuôi tôm đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo nhưng thực tế các hộ này không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm trong khi những hộ đủ điều kiện tham gia thì cố tình trục lợi. Bên cạnh đó, những hộ tham gia bảo hiểm không vì mục đích trục lợi khi thiệt hại thì phải đợi tiền bồi thường rất lâu, một số hộ đành phải treo ao vì không đủ vốn tái sản xuất.

Nhìn chung, việc triển khai BHNN trong năm qua của tỉnh vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, vướng mắc như nhận thức về chương trình bảo hiểm của hộ chưa đúng; có những hộ nằm trong địa bàn thí điểm nhưng vẫn không biết đến chương trình điều đó cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền còn chưa sâu rộng. Về công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ và đồng bộ; một số hộ cho rằng việc thăm khám lúc tôm xảy ra dịch bệnh còn chậm trễ, tuy nhiên cũng có trường hợp hộ chưa khai báo đúng thời gian thiệt hại gây khó khăn trong việc xác định tỷ lệ bồi thường. Bên cạnh đó, các khâu giải

34

quyết bồi thường còn phức tạp, phải trải qua nhiều khâu từ phía người dân cho đến các xã, phường cho đến UBND tỉnh rồi mới trở về công ty Bảo Việt Bạc Liêu để giải quyết. Đội ngũ cán bộ túc trực để giải quyết còn mỏng tốc độ giải quyết công việc chưa nhanh. Những khó khăn, vướng mắc trên cần có hướng xử lý thõa đáng thì chương trình bảo hiểm mới có thể tiếp tục triển khai

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu (Trang 39)