Phương pháp thống kê mô tả: “Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế” Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:
Mean: trung bình cộng
Sum: tổng cộng (cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát) Std.Deviation: độ lệch chuẩn
Minimum: giá trị nhỏ nhất Maximum: giá trị lớn nhất
SE mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình
Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng nuôi tôm, cũng như xu hướng tham gia bảo
21
hiểm tôm của nông hộ. Bằng phương pháp này, có thể mô tảđược những nhân tố tích cực và nhân tố ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của nông hộ khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy để kiểm định tác động của các yếu tố có liên quan đến nguồn thu nhập của nông hộ trên địa bàn. Qua tham khảo các tài liệu liên quan, tác giả chọn mô hình logit để xác định các yếu tốảnh hưởng quyết định đến mua bảo hiểm tôm và thu nhập của hộ trồng nuôi tôm. Từ đó, làm cơ sở đểđánh giá tác động BHNN đến thu nhập hộ nuôi tôm.
Phương pháp PSM (propensity score matching): còn gọi là phương pháp ghép cặp điểm xác suất hay phương pháp so sánh điểm xu hướng. Phương pháp này được dùng để đánh giá tác động của dự án. Phương pháp này giúp xác định và so sánh những đối tượng có nét tương đồng, nhận diện những nhân tố có thể tác động đến khả năng tham gia và không tham gia vào dự án của các đối tượng nghiên cứu.
Để hiểu hơn về phương pháp này, Lương Vinh Quốc Duy (2008) cho rằng thực chất của việc đánh giá sự tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia thu được sau khi dự án xuất hiện. Sự so sánh có thể thực hiện theo thời gian hoặc theo không gian hoặc kết hợp cả hai. Theo thời gian thì gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa người tham gia và người không tham gia. Nếu so sánh về không gian thì việc so sánh phải được diễn ra giữa những người tham gia và không tham gia có điểm tương tự nhau. Cần phải có sự tương đồng trong so sánh, nếu không kết quả thu được có thể sẽ quá cao hoặc quá thấp so với tác động thực. Sự tương đồng trong so sánh giúp chúng ta có thể tiếp cận đến giá trị tác động đích thực của dự án. Chẳng hạn, để so sánh năng suất của hai giống lúa khác nhau, nguời ta sẽ trồng cả hai loại trong một điều kiện tự nhiên và dưới sự săn sóc như nhau, có như vậy thì sự khác biệt về năng suất sẽ thực sự xuất phát từ bản thân của giống lúa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội, việc tạo ra sự tương đồng trong so sánh không hề đơn giản. Chẳng hạn, rất khó có thể tìm được những hộ gia đình có đặc điểm giống nhau hoàn toàn về nhân khẩu học, giá trị tài sản sở hữu, năng lực và kinh nghiệm trong sản xuất-kinh doanh... Vì vậy, phương pháp so sánh theo không gian mà cụ thể là phương pháp Propensity Score Matching (PSM) giúp cho việc so sánh được dễ dàng và khả thi hơn
Lương Vinh Quốc Duy (2008) đã đề xuất các bước cơ bản sau để thực hiện thực hiện phương pháp so sánh điểm xu hướng :
22
Bước 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu hai nhóm hộ bao gồm 150 hộ tham gia và 150 hộ không tham gia. Cuộc điều tra này phải đảm bảo được tính tương đồng, chẳng hạn như cùng phiếu điều tra, cùng thời điểm, cùng địa bàn,…
Bước 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, xây dựng mô hình logic trong đó biến phụ thuộc là 0 cho hộ không tham gia và 1 hộ tham gia, còn biến độc lập là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào dự án của hai nhóm hộ.
Bước 3: Tiến hành hồi quy cho mô hình probit rồi tính giá trị dự đoán hay xác suất dự đoán (predicted propability) cho từng cá thể trong hai nhóm hộ. Giá trị xác suất dự đoán được gọi là Propesity score, giá trị này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Bước 4: Loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao so với cả mẫu.
Bước 5: Tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm người tham gia, chúng ta tìm một số cá thể trong nhóm người không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau. Chẳng hạn, so sánh thu nhập của cá thể trong nhóm hộ tham gia với thu nhập bình quân của các cá thể trong nhóm hộ không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất. Kết quả của những so sánh này là tác động của dự án đối với mỗi cá thể tham gia dự án, gọi là “individual gains”.
Bước 6: Cuối cùng tính trung bình của tất cả “individual gains” để được giá trị trung bình chung, giá trị trung bình chung này chính là tác động của dự án đối với những người tham gia.