0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nghề nghiệp của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC (Trang 75 -80 )

và Nhà nước

- Quan điểm thứ nhất: Nắm vững nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có thể lực, trí lực và tình cảm lành mạnh, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Quan điểm thứ hai: Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp giáo dục - đào tạo (về nội dung, phương pháp và chính sách đối với giáo dục).

- Quan điểm thứ ba: Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương, chính sách cán bộ. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.

- Quan điểm thứ tư: Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các gia đình và cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Khuyến khích phong trào toàn dân học tập và toàn dân chăm lo phát triển giáo dục.

- Quan điểm thứ năm: Phát triển giáo dục - đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,

nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.

- Quan điểm thứ sáu: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để có điều kiện học tập. Khuyến khích những người học giỏi để phát triển tài năng. Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý giáo dục, từ nội dung chương trình, quy chế học, thi cử, bằng cấp, tiêu chuẩn giáo viên, tạo cơ hội cho mọi cá thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học. Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hoá hình thức và phương pháp dạy học.

3.1.2. Nhu cầu nhân lực của các đơn vị sử dụng nhân lực dịch vụ hàng không khu vực phía Bắc Việt Nam

Theo khảo sát nhu cầu về sử dụng nhân lực hiện nay tại một số công ty, cơ sở chuyên cung ứng dịch vụ hàng không thấy rằng: hiện lao động cung cấp cho ngành dịch vụ hàng không vừa thiếu vừa yếu trong khi sự tăng trưởng của ngành hàng không ước tính vào khoảng 20% năm.

Điều này đã khiến chất lượng của nhân viên hàng không không cao và gây ra cạnh tranh nhân lực không lành mạnh.

Mỗi năm, ngành hàng không cần thêm khoảng 400 nhân viên, tương đương với tốc độ tăng trưởng 20%/năm của ngành hàng không. Tuy nhiên, số học sinh được đào tạo thì rất ít. Hiện chỉ có Học viện Hàng không đào tạo các ngành nghề cho lĩnh vực này, chủ yếu phục vụ cho Tổng Công ty Hàng không VN. Song số nhân viên được đào tạo không đủ cung ứng cho thị trường. Các đại lý bán vé máy bay hiện cũng chỉ có 1 đến 2 nhân viên được đào tạo, còn lại là nhân viên được học truyền nghề.

Trong những năm qua, để làm tổng đại lý cho các hãng hàng không lớn khắp các châu lục: United Airlines (Mỹ ), British Airway (Anh), All Nippon Airways (Nhật), TransViet là nơi chuyên đào tạo đội ngũ các nhân viên phục vụ trong ngành hàng không đã đào tạo nhân viên theo kiểu truyền nghề trong nội bộ công ty.

Chính vì nhân lực được đào tạo cơ bản thiếu nên mỗi khi có hãng hàng không mới vào VN là bắt đầu có một cuộc rút ruột những nhân lực có nghề của các hãng cũ bằng quy luật giá trị.

Trong khi đó, thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây, đã có gần 40 hãng hàng không vào thị trường VN. Chính điều này đã khiến chất lượng nguồn nhân lực cung cho ngành hàng không không cao.

Nhân viên booking (đặt chỗ) của VN chỉ làm được số lượng hợp đồng bằng 1/3 nhân viên Singapore và Malaysia.

Nhu cầu về nhân lực hàng không là một gợi ý và cơ hội cho xã hội hoá đào tạo phát triển mà TransViet đang tiên phong thử nghiệm. Kết hợp với Học viện Hàng không, với sự trợ giúp của Amdeus International (hệ thống đặt chỗ toàn cầu) và United Airlines (Mỹ), Transviet sẽ khởi đầu đào tạo một khoá nhân viên bán vé máy bay 3 tháng.

Sự kết hợp đào tạo này sẽ có được chuẩn hoá về chương trình đào tạo từ Học viện Hàng không và kinh nghiệm thực tế từ môi trường thực tập của TransViet. Ngoài ra với thị trường do chính Cty này làm đại lý và du lịch lữ hành cho rất nhiều hãng hàng không và lữ hành trên thế giới, sẽ là nơi tiêu thụ nguồn nhân lực được đào tạo. Đây cũng là một cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng khả năng cạnh tranh cho lao động VN trong thời hội nhập.

3.1.3. Định hướng phát triển nhân lực dịch vụ hàng không khu vực phía Bắc Việt Nam

Trong những năm gẩn đây, ngành dịch vụ hàng không tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp đến nay đã có nhiều công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc.

Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ hàng không tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty dịch vụ hàng không đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM và Hà nội. Việc phát triển nóng của ngành dịch vụ hàng không là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán sản phẩm dịch vụ bay, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường dịch vụ hàng không tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Theo thông tin tìm hiểu về việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh (sales), các doanh nghiệp tư nhân đăng báo tìm người… trong 3, 4 tháng vẫn không tìm ra người theo yêu cầu.

Theo con số thống kê tương đối về nguồn nhân lực phục vụ. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Các

nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ học viện Hàng không. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như các trung tâm, trường đào tạo của ngành.

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp trung hoặc sơ cấp, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề.

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn.

Về chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành dịch vụ hàng không hiện nay được thực hiện ở 3 cấp độ: 1) tại các cơ sở đào tạo chính thức: 2) đào tạo theo chương trình hiệp hội; 3) đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.

Về mảng đào tạo nội bộ tại các công ty: do nguồn đào tạo chính quy thiếu hụt nên các công ty sau khi tuyển dụng nhân viên đều phải tự trang bị kiến thức nghề nghiệp bằng các khóa tự mở trong nội bộ công ty cho các nhân viên mới với lực lượng giảng dạy là những cán bộ đang tại chức. Lực lượng này là những người đang kinh doanh nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt chưa đảm bảo. Điều này dẫn đến sự khập khễnh, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các công ty.

Sự thiếu hụt này cần được ngành và các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vì xu thế hội nhập như hiện nay đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật Hải quan

trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, …

Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ hàng không rất cần thiết phải phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ hàng không ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập trước và sau WTO. Các giải pháp về nguồn nhân lực nói trên sẽ góp phần thúc đẩy kinh doanh vận tải hàng không Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước vào thế kỷ 21 bằng chính đôi chân của mình, lạc quan và thắng lợi.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC (Trang 75 -80 )

×