Đánh giá của học sinh đã tốt nghiệp và cơ sở sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo của trường cao đẳng nghề dịch vụ hàng không đáp ứng nhu cầu xã hội luận văn ths giáo dục học (Trang 67 - 75)

sinh đã tốt nghiệp trường Cao đảng nghề dịch vụ Hàng không

2.2.3.1. Đánh giá của học sinh đã tốt nghiệp

Để đánh giá mức độ khó khăn của người học sau khi tốt nghiệp ở trường bắt đầu đi làm tại các cơ sở sản xuất họ gặp những khó khăn gì, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng chính là 30 em học sinh của trường đã tốt nghiệp cách đây 2 năm hiện đang làm việc tại các cơ sở sản xuất.

Bảng 2.13. Đánh giá về mức độ khó khăn của ngƣời học

gặp phải ở nơi làm việc

TT Tiêu chí đánh giá Điểm số TB Thứ bậc

1 Tiếp cận công nghệ hiện đại ở nơi làm việc 2.6 1 2 Khả năng thích ứng môi trường làm việc 1.5 6

3 Khả năng hợp tác trong công việc 1.7 5

4 Sự đáp ứng về trình độ kiến thức, chuyên môn 2.4 2 5 Sự đáp ứng về khả năng thực hành 2.3 3

6 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 2.0 4

Qua kết quả khảo sát cho thấy đại đa số học sinh khi bắt đầu di làm đều gặp khó khăn khi tiếp cận với công nghệ hiện đại ở nơi làm việc. Trong khi đó suốt thời gian học ở trường các em phải thường xuyên tiếp cận với trang

thiết bị lạc hậu, việc tiếp cận với trang thiết bị mới tiên tiến là rất ít, đây là tình trạng chung hiện nay trong hệ thống trường nghề của nước ta, việc đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề còn rất nhiều hạn chế do sự quan tâm chưa đúng mức của các đơn vị chủ quản

Kiến thức cũ, lạc hậu không theo kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, hơn nữa do quan điểm dạy cái mình có chứ không dạy cái người học cần còn tồn tại, một phần không thể không nhắc tới đó là do trình độ của đội ngũ GV còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tiếp đó là khó khăn về năng lực thực hành, điều này là hoàn toàn lôgic vì với cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu cùng với trình độ GV còn hạn chế thì khả năng thực hành của học sinh sẽ không tốt.

Do đó những hạn chế trong quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề dịch vụ Hàng không cần phải thay đổi biện pháp quản lý thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo

Để đánh giá một cách khách quan, chúng tôi tiến hành dùng phương pháp phỏng vấn các ý kiến cho thấy:

Nội dung, chương trình đào tạo phải luôn được điều chỉnh để kịp với yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, hiện nay CNTT rất phát triển và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực, với nội dung lạc hậu như hiện nay thì hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp phải dành nhiều thời gian cho việc bổ túc tay nghề thì mới tiếp cận được với công việc.

Tiếp theo ý kiến của học sinh thì đào tạo cần phải gắn với nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu của xã hội. Theo các em thì các nhà quản lý giáo dục cần có dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội cả về quy mô, số lượng, chất lượng từ đó mới có chiến lược đào tạo đúng đắn giúp cho người học không bị lãng phí thời gian, tiền bạc cho việc học tập

Theo các em thì nhà trường cần tạo điều kiện, liên hệ cho học sinh được thực tập tại các doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt cho học sinh tiếp xúc với thực tế công việc, được làm quen với môi trường công việc, được rèn

luyện tác phong tại nơi sản xuất, điều đó giúp các em sớm hình thành tác phong công nghiệp và thuận lợi hơn khi bắt đầu đi làm.

2.2.3.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp có sử dụng lao động

Doanh nghiệp sử dụng lao động là khâu cuối cùng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề. Để khách quan và có biện pháp quản lý đúng đắn chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các CBQL doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh trường Cao đẳng nghề dịch vụ Hàng không.

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của CBQL các doanh nghiệp về mức độ cần thiết của những kiến thức đối với nghề đào tạo

TT Tiêu chí đánh giá Điểm số TB Thứ bậc

1 Kỹ năng giao tiếp 2.1 8

2 Khả năng làm việc theo nhóm 2.6 3

3 Kiến thức lý thuyết 2.5 4

4 Kỹ năng thực hành 2.7 2

5 Khả năng thích ứng với công việc 3.0 1

6 Sử dụng máy vi tính 2.4 5

7 Ngoại ngữ 2.2 7

8 Tổ chức lao động 2.3 6

Theo ý kiến của CBQL các doanh nghiệp thì khả năng thích ứng công việc của học sinh được họ rất quan tâm, bảng 2.14 được đánh giá (với kết quả TB = 3.0) xếp thứ nhất. Theo họ thì phần lớn học sinh sau khi ra trường khi đến với doanh nghiệp họ cần phải có thời gian tập sự rất dài để làm quen với công việc, có thể khẳng định rằng đây là thời gian học việc của người lao động vì đây là thời gian họ rất bỡ ngỡ khi đi vào hoạt động nghề nghiệp tại thực tiễn.

Tiếp theo là kỹ năng thực hành (điểm số TB = 2.7) xếp thứ 2. Thực tế tại trường thì học sinh mới chỉ hình thành kỹ năng nghề nghiệp ở mức độ cơ bản, dàn trải trong khi đó khi đi làm họ phải tiếp xúc với công việc thực tế nếu không có kỹ năng thực hành thì người lao động sẽ vô cùng khó khăn trong môi trường lao động học tập.

Khả năng làm việc theo nhóm có (kết quả TB =2.6) xếp thứ 3. Theo họ thì trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay người lao động không có tính hợp tác trong công việc, điều này xuất phát từ tính ích kỷ khi phải chạy theo thu nhập từ công việc khoán. Khi tính hợp tác trong công việc không cao thì chất lượng công việc cũng bị ảnh hưởng theo, do đó các chuyên gia cho rằng trong đào tạo nghề nghiệp thì cần đào tạo cho các em tính hợp tác trong khi làm việc

Kiến thức lý thuyết có kết quả(điểm số TB =2.5) và khả năng sử dụng máy vi tính (điểm số TB =2.4). Các nội dung kiến thức khác đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay họ đòi hỏi người thợ phải có khả năng làm việc khá hoàn thiện. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói riêng và nghành Giáo dục Đào tạo nói chung.

Chúng tôi đã tiến hành dùng phương pháp phỏng vấn để đánh giá về việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo ý kiến của các chuyên gia thì:

Nội dung, chương trình đào tạo cần phải được điều chỉnh liên tục để theo kịp với yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt hiện nay CNTT rất phát triển và được ứng dụng rộng rãi, với nội dung đào tạo lạc hậu như hiện nay thì hầu như người lao động mặc dù đã qua đào tạo nhưng vẫn phải dành nhiều thời gian cho việc bổ túc tay nghề thì mới tiếp cận được với công việc của mình.

Ý kiến tiếp theo của chuyên gia thì việc quản lý xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV giỏi về lý thuyết , có tay nghề cao, thường xuyên tiếp cận với khoa học công nghệ mới của ngành là khâu quan trọng trong công tác đào tạo nghề.

Một ý kiến đóng góp khác của các chuyên gia làm chúng ta rất quan tâm đó là nhà trường cần tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại và GV cần khai thác có hiệu quả trang thiết bị hiện có của nhà trường nhằm phát huy tối đa tác dụng của các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Tổ chức liên kết đào tạo tại các cơ sở sản xuất. Đây là cơ hội tốt cho học sinh tiếp xúc với thực tế công việc, được làm quen với môi trường công việc, được rèn luyện tác phong làm việc tại nơi sản xuất, điều đó giúp các em sớm hình thành tác phong công nghiệp và thuận lợi hơn khi bắt đầu đi làm

2.2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý đào tạo

2.2.4.1. Mặt mạnh:

- Kiện toàn và hoàn thiện được bộ máy quản lý đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý đào tạo nói chung.

- Xây dựng ổn định số lượng giáo viên, cán bộ, công nhân viên và chủ động được các công tác chuyên môn của từng bộ phận, khoa, phòng, tổ, bộ môn. - Chất lượng đào tạo của trường từng bước cải thiện, vị thế và thương hiệu của trường ngày càng được nâng cao và được đánh giá tốt đem lại niềm tin đối với người học cũng như các đối tác.

- Nội dung chương trình đào tạo luôn được đổi mới nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, gắn liền với sự phát triển và yêu cầu của sản xuất thực tiễn.

- Mối quan hệ với địa phương, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, các toorr chức xã hội được nhà trường quan tâm đúng mức và đã từng bước đem lại những kết quả nhất định.

- Công tác quản lý trong nhà trường là có “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. Đây là điểm mạnh đem lại niềm tin yêu cho thế hệ các bậc phụ huynh học sinh gửi con em mình vào học nghề tại trường.

2.2.4.2.Mặt tồn tại:

- Công tác tổ chức, quản lý, theo dõi chương trình và nội dung đào tạo chưa thực sự có chuyển biến tích cực, chưa “đi trước, đón đầu” nên nhiều khi chưa theo kịp với nhu cầu thực tế của các đơn vị sản xuất.

- Công tác quản lý và theo dõi phương pháp dạy và học dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế. Chưa có được các phương pháp dạy và học nhằm nâng cao tính sáng tạo, chủ động đối với người học. Chưa kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Nhiều nội dung, phương pháp còn mang nặng về lý thuyết, chưa gây hứng thú cho người học.

- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức nên ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy và hiệu quả đào tạo. Một số thiết bị đã cũ, lỗi thời so với công nghệ hiện nay gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy đặc biệt là đối với các giáo viên thực hành.

2.2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng * Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển

- Khâu quản lý, chỉ đạo còn thiếu cụ thể: Phân công, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả điều hành chưa cao. Trình độ, năng lực quản lý của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của GD và ĐT…

- Còn thiếu hệ thống thông tin, dự báo phục vụ cho việc phát triển và đào tạo nghề.

- Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo chưa được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hóa thống nhất theo các nhóm ngành và ngành đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy và học nghề còn yếu, chưa tận dụng khả năng sẵn có…

- Ngân sách và các yếu tố đảm bảo cho đào tạo, huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ chế chính sách còn chưa phù hợp , còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động có tay nghề.

- Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa thực sự năng động linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng cung cầu.

- Năng lực, trình độ của đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, còn chưa được chuẩn hóa kịp thời…, còn thiếu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề.

- Tính năng động sáng tạo còn chưa cao, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức quá trình đào tạo.

- Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo mới tập trung vào một số nghề đã có sẵn những điều kiện đảm bảo(GV, phòng học, trang thiết bị dạy học, nhà xưởng…), chủ yếu các nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã vốn có, chưa tập trung vào đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động – việc làm.

- Đội ngũ CBGV chưa đồng bộ, chưa tương xứng với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường…

- Chưa kết hợ chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của GV, SV…, nội dung thi, kiểm tra còn chưa đồng bộ thiếu tính thống nhất trong toàn trường…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2 này chúng tôi đã giải thích được các vấn đề sau:

- Khái quát về trường cao đẳng nghề dịch vụ Hàng không: quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường để làm cơ sở nghiên cứu.

Sử dụng các phương pháp cơ bản:

- Phân tích tổng hợp tài liệu, văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo như các cán bộ quản lý, GV trực tiếp tham gia giảng dạy của trường, các cán bộ quản lý của doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh trường Cao đẳng nghề dịch vụ Hàng không đi làm thời gian gần đây.

- Quan sát hoạt động thực tế của quá trình đào tạo của GV, hoạt động nghề nghiệp của học sinh đã đi làm tại doanh nghiệp, đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề dịch vụ Hàng không. Kết quả nghiên cứu được rút ra từ chương này kết hợp với những cơ sở lý luận của chương 1 là bước đệm để chúng tôi tiếp tục đi tiếp vào chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

CỦA TRƢỜNG CAO ĐẢNG NGHỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

3.1. Các định hƣớng để đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo của trường cao đẳng nghề dịch vụ hàng không đáp ứng nhu cầu xã hội luận văn ths giáo dục học (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)