Nguyên nhân của sự biến đổ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 41 - 46)

3.2.1. Tác động của phát triến kinh tế

Việc chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho nền kinh tế của nước ta từng bước ổn định và phát triển, vượt qua sự khủng hoảng về kinh tế. Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm sát sao đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Chương trình phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo mang lại cuộc sống mới đến hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước, còn gọi là chương trình 134 và chương trình 135.

Có thể nói, chương trình 134 và 135 thực sự đã đem lại một sức sống mói cho người dân miền núi, bộ mặt kinh tế - xã hội của tĩnh Hòa Bình có nhiều đối thay và tiến bộ từng mặt. Mặc dầu sự tiến bộ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đại đa số nhân dân, song nó đã tác động tới đời sống của đồng bào. Sự đầu tư của Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường, điện, trường, trạm, nước sinh hoạt,... cũng như các chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc, miền núi như kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương tiện thông tin truyền thông, tin học, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề... Do đó, hiện nay hầu hết các xã bản cư trú của người Mường đều có trạm y tế, trường học xây kiên cố, ánh sáng điện tới từng hộ gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, điện thoại,...) đến với từng gia đình. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, cơ cấu ngành nghề phát triến đa dạng và phong phú hơn, mọi thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là tri thức khoa học phố biến tới từng cá nhân đế họ có điều kiện cải thiện cuộc sống. Tỷ lệ các hộ nghèo đã giảm đi đáng kể, đường giao

thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã,... được xây dựng kiên cố, góp phần quan trọng vào sự phát triến kinh tế của tỉnh.

Hiện nay, mặc dù nông nghiệp vẫn là loại hình kinh tế chủ đạo song hình thức canh tác đã có nhiều cải tiến. Người dân không chỉ cấy một vụ mùa mà còn biết luân canh gối vụ, đồng thời biết sử dụng các giống cây trồng đem lại hiệu quả năng suất cao hơn. Không những thế, đồng bào còn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là dùng máy cày, máy bừa, phân hóa học, giống mới,... Hệ thống thủy lợi được hiện đại hóa bằng bê tông kiên cố đảm bảo việc tưới tiêu và cung cấp nước chủ động hon, đáp ứng được yêu cầu sản xuất mói hiện nay.

Đặc biệt, hiện nay mỗi xã đều có một trạm y tế đặt tại trung tâm xã, nhờ đó, rất nhiều đối tượng được khám và cấp phát thuộc miễn phí, nhiều đối tượng đau ốm được phát hiện, điều trị kịp thời, đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy, việc đón thầy cúng về cúng bái khi có người đau ốm ở người Mường nói riêng, các dân tộc thiếu số nói chung đã được hạn chế.

Như vậy, kinh tế thị trường đã tác động tới từng bản làng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nơi đây. Nen kinh tế truyền thống tự cung tự cấp nay đã thay đối sang xu hướng hàng hóa do cơ chế thị trường điều tiết. Hàng loạt các chợ trung tâm và chợ nhỏ mọc lên, hàng hóa phong phú, muabán sầm uất đã tạo ra bộ mặt kinh tế nông thôn, miền núi hoàn toàn mới. Đó là một trong nguyên nhân khiến cho niềm tin của người dân vào các đấng siêu nhiên, thần linh và ma tổ tiên giảm sút, nhất là ở thế hệ trẻ. VI vậy, người Mường tiếp tục duy trì các nghi lễ tang ma với quan niệm: có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nhưng không vượt quá ngưỡng của nó để trở thành niềm tin mù quáng.

3.2.2. Tác động từ nhận thức của người dân

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng, miền, các quốc gia, đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ớ nông thôn xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản

phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị. Bên cạnh đó, sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ,... làm cho văn hóa có những sắc thái mới. Mức sống văn hóa, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của người dân nhìn trên tổng thể đã được nâng lên.

Sự thay đổi nhiều chiều của xã hội tác động đến nhận thức của người dân về vấn đề tang ma. Neu như lóp người già còn giữ lại cho mình những truyền thống cũ vì tâm lý lứa tuổi, vì truyền thống đã ăn sâu, trở thành kinh nghiệm và trải nghiệm trong suy nghĩ và cuộc sống của họ, thì ở thế hệ trẻ bị chi phối bởi sự phát triến của khoa học kỹ thuật và cuộc sống mới. Tri thức khoa học là đòn bấy để thế hệ trẻ thay đổi niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng của cha ông về cõi sống, cõi chết, về sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, của linh hồn và các hồn ma trong bóng tối. Nhìn chung, người Mường hiện nay đang dần tự giác thay đối quan niệm về vũ trụ, linh hồn, thế giới sống, chết và cách hành lễ trong tang ma. Mặc dù sự thay đổi ở các thế hệ có mức độ khác nhau, song tựu chung lại thì sự báo hiếu, lòng thành kính tố tiên, ông bà và đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục là nét văn hóa chủ đạo không hề thay đổi trong xã hội người Mường. Do đó, trong tang ma, những gì thuộc về báo hiếu, tình cảm của con người dường như cũng được tự giác duy trì từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đại.

Ngày nay, xu thế thực hiện nếp sống mới diễn ra ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước chứ không riêng người Mường. Tuy nhiên, một thực tế khác cho thấy, hiện nay một số gia đình khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mức sống được nâng lên, họ lại muốn khôi phục lễ thức tang ma cũ.

3.2.3. Tác động từ chính sách - luật pháp

Nguyên nhân dẫn đến sự biến đối trong tang ma thì rất nhiều, song nguyên nhân cơ bản và sâu sắc nhất khiến hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có sức sống lâu bền trong đời sống của người Mường đối thay chính là sự tác động của các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Hàng loạt các bộ luật ra đòi, cùng vói các chỉ thị, nghị quyết, quy định cụ thể, đã chỉ đạo sát sao các vấn đề xã hội. Trong đó có những chỉ thị ban hành riêng về lĩnh vực tang ma. Có thế nói, những nghị quyết, chính sách này đã đem lại hiệu quả cao trong việc phát

triển văn hóa dân tộc, tác động tích cực đến nhận thức của người dân, giúp họ “gạn đục khơi trong” để lựa chọn những giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu nền văn hóa của các dân tộc khác một cách có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trên tinh thần cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đã biết đi vào thực tế cuộc sống, vận động, phân tích các hạn chế của những đám ma dài ngày, chỉ ra những ảnh hưởng về vấn đề vệ sinh và kinh tế của mỗi gia đình tang chủ khi làm ma. Những cuộc vận động này mang tính chất định kỳ, thường xuyên và sâu rộng, từĐảng ủy, úy ban nhân dân, ban văn hóa xã, các tổ chức quần chúng: hội nông dân, hội thanh niên, hội phụ nữ và đặc biệt là hội người cao tuối tích cực tham gia vào công tác này. Họ khuyến nghị tổ chức tang ma không quá 72 giờ đồng hồ và nên thực hiện cùng với thời lượng càng ngắn càng tốt: 24 giờ, 36 giờ hoặc 48 giờ. Tuy không có kèm theo chế tài bắt buộc, nhưng thời lượng tổ chức tang ma lại được coi là tiêu chí bình chọn gia đình văn hóa hay xóm bản văn hóa của thôn, xóm hàng năm, khiến cho các thôn bản, tổ dân phố phải luôn tuyên truyền vận động mỗi khi có dịp để không chịu thua thiệt về danh hiệu và các quyền lợi cho xóm bản mình. Trường hợp chết vì dịch bệnh hoặc bệnh xã hội, đồng bào thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế, phải được chôn cất trong vòng 24 giờ, nơi chôn cất phải xa nhà, xa nguồn nước, mọi nghi thức tang lễ thực hiện gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm.

Cùng với chính sách đầu tư phát triến kinh tế - xã hội cho vùng miền núi, vùng các dân tộc thiếu số của Đảng và Chính phủ, với hàng loạt các chỉ thị chủ trương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội,... đã trục tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự biến đối về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng trong cộng đồng người Mường Bi một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, công bằng, dân chủ nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Như vậy, nhờ thực hiện tốt các chủ trương trên, nên tang ma của đồng bào hiện nay được tổ chức khoa học hơn, rút ngắn thời gian tổ chức, giảm bớt được

nhiều thủ tục rườm rà, và tốn kém không cần thiết như: ăn uống không cần nhiều món, cốt là đảm bảo được sức khỏe và đỡ lãng phí cho gia chủ.

3.2.4. Tác động từ sự giao thoa vãn hóa

Trên cơ sở nhận thức các dân tộc không sống biệt lập, bởi khi đất nước phát triến thì nhu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới tất yếu phải có sự giao lun về văn hóa và xã hội. Do đó, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ngưòi là một sự thực lịch sử, nhất là trong thời đại ngày nay, với sự phát triến của các phương tiện truyền thông, báo đài cùng nhiều sản phẩm văn hóa khác đã và đang tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có nghi lễ tang ma của người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình.

Ngoài văn hóa truyền thống, đồng bào đã tiếp nhận nhiều hơn các giá trị văn hóa quốc tế, khu vực, trong nước và các tộc người sống xung quanh. Trong cuộc giao tiếp này, hai bên đã có những ảnh hưởng lẫn nhau, nhất là các tộc người đang cộng cư xen kẽ với người Mường như người Kinh, người thái... Thông qua việc tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, phong tục tập quán có điều kiện để so sánh, chọn lọc, cách tân, cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới mà vẫn không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nhìn vào thực tế hiện nay, chúng ta thấy người Mường đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới từ các tộc người khác sống xung quanh, chẳng hạn hiện tượng dâng cúng bát cơm, quả trứng cho người mới mất có sự tương đồng ở nhiều tộc người Việt Nam.

Quá trình cộng cư đan xen cận kề với người Kinh đã làm cho đời sống văn hóa tộc người biến đổi nhanh chóng. Chẳng hạn, trước kia nhà sàn là loại hình nhà duy nhất thì ngày nay đã có nhiều biến đổi. Ngôi nhà sàn truyền thống đã được cải biến để phù hợp hơn với môi trường và cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, ở khu vực thành thị, thị trấn, những ngôi nhà bằng đất, lọp ngói, nhà xây kiên cố, nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều thay thế cho ngôi nhà sàn xưa. Những tiện nghi sinh hoạt trong nhà, cách bài trí nội thất cũng có nhiều thay đổi.

Hình ảnh bếp củi chỉ thấy trong những ngôi nhà sàn ở vùng sâu, vùng xa, thay vào đó ở vùng trung tâm, người Mường đang có xu hướng sử dụng bếp ga, bếp điện,

bếp than vào việc nấu nướng hàng ngày. Nhiều gia đình mua sắm bàn ghế sa lông, trường kỷ để tiếp khách, tủ ly, tủ rượu, tủ đựng quần áo hai, ba buồng, ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, giường đôi hiện đại, ga, đệm, chăn lông, thảm len,... làm cho không gian trong ngôi nhà thay đổi căn bản.

Có thế nói, nền kinh tế thị trường phát triến đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mường . Yeu tố này chính là nhân tố quan trọng khiến quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa người Mường với các tộc người khác ngày càng được mở rộng, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, chúng ta cũng phải kế đến những mặt tiêu cực đã và đang ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của dân tộc.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nước ta một cách dễ dàng, sự tràn ngập của văn hóa nước ngoài hiện nay như phim ảnh, băng đĩa nhạc, tranh ảnh,... đã tác động đến cộng đồng cư dân, nhất là một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên, khiến cho một số bản sắc văn hóa tộc người đang bị mai một, đồng thời hình thành lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, xem nhẹ những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục trong cộng đồng, xã hội. Bởi vậy, tác động của kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến lối sống, hình thành nên tâm lý tiêu dùng, chạy theo tiện nghi vật chất không chỉ ở người Mường mà còn ở hầu hết các tộc người sinh sống trên đất nước ta. Đó là sự báo động về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay.

3.3. Yấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w