Những biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay của người Mường ở Mường Bi Hòa Bình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG 3

NHỮNG NÉT BIẾN ĐỎI TRONG NGHI LẺ TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở MƯỜNG BI - HÒA BÌNH CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở MƯỜNG BI - HÒA BÌNH

Hiện nay, về cơ bản tang ma của người Mường ở Mường Bi- Hòa Bình vẫn được tổ chức theo phong tục cổ truyền. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, do tác động của chính sách - luật pháp, nên một số thành tố văn hóa trong tang ma đang có sự biến đổi cho phù hợp với chủ trương xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa ở khu dân cư trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1. Những biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay của người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình Mường Bi - Hòa Bình

3.1.1. Biến đỗi về nhận thức

Một điều nhận thấy rằng, nghi lễ tang ma của người Mường ở Mường Bi, tỉnh Hòa Bình hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhất là sau thời kì đổi mới.

Sự thay đổi này một mặt là do quy định mới của chính quyền địa phương cũng như của cả nước về việc đưa ra những tiêu chí của phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đồng thời sự biến đối này cũng do quá trình nhận thức của người dân.

Với quan niệm chết không phải là hết mà là sự mở đầu cho một cuộc sống mới ở thế giới bên kia, nên tố chức tang ma là để người sống chuấn bị những điều kiện tốt nhất cho linh hồn người chết bước sang cuộc sống mới được đầy đủ vật chất và sung túc. Hơn thế nữa, tang ma không chỉ dành cho người chết mà nó còn cho cả người sống, bởi đây là cơ hội cuối cùng để con cháu, họ tộc đền đáp công ơn sinh thành và thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với người quá cố.

Chính vì vậy mà đối với người Việt Nam nói chung, trong đó có người Mường thì nghi lễ tang ma có ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng, là biểu hiện cụ thể và sinh động quan niệm về sự tồn tại linh hồn sau khi chết của họ. Những quan niệm này cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị, song do nhận thức của đồng bào đã được nâng cao nên lòng tin của người dân vào lực lượng siêu nhiên đã suy giảm rõ rệt. Đặc biệt trong lóp thanh niên trẻ tuổi đã không còn tôn sùng các lực lượng siêu nhiên tới mức ủy thác cuộc sống chốn trần gian cũng như linh hồn sau khi chết cho thần linh như lớp người có tuổi trước đây. Mặc dù vậy, mức độ suy giảm lòng tin vào đấng siêu nhiên cũng chi phối các nghi lễ tang ma của người Mường, khiến họ hành lễ và cầu cúng phù họp với mức độ tin cậy ấy.

Sự biến đối trước hết được xuất phát từ nhận thức và quan niệm của đồng bào về nghi lễ tang ma. Ngày nay, người Mường quan niệm, không phải đám tang tổ chức càng to, càng nhiều cỗ bàn, giết nhiều gia súc để hiến tế thì mới thể hiện được vị thế của gia đình và tấm lòng hiếu thảo của con cháu, mà họ hiểu rằng, tấm lòng hiếu thảo, sự tôn kính của con cháu đối với ông bà cha mẹ được chứng minh qua cuộc sống hàng ngày, qua việc chăm sóc người đó khi còn sống. Người Mường cũng hiểu rằng, nếu tổ chức tang lễ cho người quá cố vượt quá khả năng kinh tế của gia đình, phải đi vay mượn nhiều sẽ là một gánh nặng đối với con cháu về sau.

Vì thế, ngày nay việc tố chức tang ma được chuấn bị, tiến hành căn cứ vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng dòng họ, song vẫn đảm bảo được những nghi lễ quan trọng mang đậm sắc thái văn hóa của tộc người, đồng thời vẫn phù họp với quy định của Nhà nước, của chính quyền địa phương.

Trước đây, người Mường cũng giống như một số tộc người khác như người Nùng, người Tày,... thường quàn xác người chết trong nhà 3, 5, 7 đêm, nửa tháng, thậm chí cả tháng, với mong muốn giữ người chết trong nhà lâu hơn, có như vậy mới thế hiện được lòng hiếu thảo và trọn nghĩa vẹn tình đối với người đã khuất.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn hóa mới, hiện nay thời gian quàn linh cữu trong nhà cũng được quy định cụ thể hơn. Ở các thôn bản thi hài người chết để trong nhà không quá 48 giờ, còn ở thành phố là

không quá 24 giờ, phải được tổ chức chôn cất, những trường hợp chết do dịch bệnh nguy hiểm phải được chôn cất ngay để đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người dân. Trường hợp chết vào ngày xấu cũng cứ đưa ma, chờ ngày tốt sẽ làm lễ đám chay sau.

Tang ma ngắn ngày giúp cho tang chủ hạn chế những gánh nặng về tinh thần, những lo lắng ưu phiền, mệt mỏi và tốn kém về kinh tế bên cạnh những nỗi đau mất mát người thân.

3.1.2. Biến đằỉ về nghỉ thức và các đêm mo

về cơ bản, tang ma của người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình hiện nay vẫn được tố chức theo phong tục cố truyền. Song sự rút ngắn về thời gian đã làm thay đổi về các nghi lễ, việc gộp một số nghi lễ thứ yếu đã khiến cho tang ma của người Mường tiết kiệm thời gian. Đặc biệt là việc cắt bỏ các đêm mo và một số bữa nhiêng ăn. Trước đây, tang ma cổ truyền sẽ có 12 đêm mo và 14 bữa nhiêng ăn. Mỗi bữa dâng cơm rượu lên cho hồn người chết phải thịt trâu, bò, lợn và mỗi người còn phải chịu trách nhiệm một bữa như vậy nên việc ăn uống trong đám ma, đám chay khá tốn kém. Ngày nay mọi nghi lễ chỉ tập trung vào một đêm cùng ba bữa nhiêng ăn mà thôi. Đe làm bữa, tất cả anh em, họ hàng con cháu đều phải đóng góp. Tất nhiên những người con trong gia đình phải là người chịu trách nhiệm chính và phải đóng góp nhiều hơn cả. Vì thế việc tố chức tang ma có phần nhẹ nhàng hơn, không còn tình trạng vì nhà nghèo mà đế ma khô trong nhà quá lâu.

Theo phong tục tang ma cổ truyền, để tiến hành các nghi lễ cần phải có ba ông mo (một ông chính và hai ông phụ). Ông mo chính xướng lên, ông mo phụ nhắc lại và ông mo phụ có những lúc thay ông mo chính vì một mình ông mo chính không đủ sức hành lễ suốt 12 ngày đêm. Ngày nay, tang lễ người Mường chỉ mo một đêm nên chỉ cần một ông mo cũng có thể đảm nhiệm đủ.

về vấn đề khâm liệm, trong xã hội nào cũng là công việc của các con, cháu trong gia đình và họ hàng hai bên nội ngoại dưới sự giúp đỡ của các thầy Mo. Tuy nhiên, ngày nay, các nghi lễ khâm liệm cho người chết đã có một vài thay đổi. Neu xưa kia, trước khi đưa thi thể vào nhập quan, người Mường thường trải bông

hoặc tro than rồi sau đó trải một chiếc chiếu rồi mới đặt thi hài vào trong thì nay một vài nơi người Mường rang gạo cháy rắc một lượt hoặc tờ giấy bản đặt vào đáy quan tài. Trong nghi lễ tang macủa một số gia đinh đã không còn dùng gối chèn vào hai bên tai cho thi thể người chết mà dùng vàng thoi làm bằng giấy màu đế khỏi tốn kém.

Cũng trong phần nghi lễ, khi các thầy mo làm lễ nhỉêng ăn, các nàng dâu trong trang phục quạt ma phải đứng quạt hồn cho linh hồn người chết được mát mẻ thì nay gần như đã vắng bóng trong tang lễ của người Mường.

Theo phong tục cổ truyền, quan tài được khiêng qua cửa sổ để đưa ra nghĩa địa thì nay người ta có thể đưa thi thể người chết qua cửa chính. Hình thức này được người Mường lựa chọn để phù họp với đời sống hiện nay mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nghi lễ.

Một sự thay đối nữa trong nghi lễ tang ma là do ảnh hưởng văn hóa của người Kinh. Đó chính là phần đọc điếu văn bằng tiếng phố thông vĩnh biệt người quá cố do Hội Người cao tuổi đảm nhận trước khi đưa linh cữu ra khỏi nhà. Ngoài ra, phần lớn các đám ma hiện nay đều có ít nhất một vòng hoa. Việc sử dụng vòng hoa trong tang ma cũng thực hiện những quy định giống của người Kinh, đó là vòng hoa màu trắng chỉ dùng cho người chết chưa xây dựng gia đình, vòng hoa nhiều màu sắc dùng cho các đối tượng còn lại.

Trang phục trong tang ma truyền thống của người Mường xưa kia từ con, cháu, chắt đều là quần áo trắng bằng vải mộc, nhưng hiện nay ở một số gia đình người Mường, nhất là vùng thị xã, thị trấn còn dùng vải xô trắng, ở thành phố người Mường cũng bắt chước người Kinh mặc quần áo tang màu đen, khi đi lao động hay đi làm cơ quan nhà nước hầu hết không đeo khăn trắng mà chỉ đeo băng đen nhỏ trước ngực. Sự thay đổi này làm mất đi nét văn hóa đặc trưng của tộc người.

Mặc dù nghi lễ tang ma của người Mường đã giản tiện cả về thời gian, nghi lễ và những chi phí ăn uống linh đình (vùng thị trấn, thị xã) nhưng so với cuộc sống còn nghèo khó của đồng bào, thì tang ma vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn, chỉ tính riêng lợn làm lễ, một đám ma bình thường ít nhất cũng phải mổ hai con lợn,

vài chục con gà, kèm theo rượu, gạo, kinh phí sắm lễ, chi phí cho thầy mo,... Cho dù sự hỗ trợ của cộng đồng có lớn đến đâu, nhưng những món nợ đời dù sao cũng vẫn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ báo đáp, cho nên tang ma càng giản tiện càng đảm bảo đời sống của cư dân và phù hợp với yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.

3.1.3. Biển đỗi trong việc chuẩn bị và hình thức báo tang

Cũng giống như các nghi lễ khác trong chu kỳ đời người, tang ma của người Mường ở Mường Bi cũng có không ít đổi thay. Trước đây, khi có người chết gia đình, họ hàng phải tổ chức khâm liệm, chuấn bị quan tài, chuấn bị vật chất hậu cần, làm các thủ tục, nghi lễ cần thiết sau đó mới bước vào tổ chức tang lễ.

Khi có người chết không hẳn đã tổ chức tang lễ được ngay mà còn phải chuẩn bị đủ các yếu tố mới tổ chức được. Trong xã hội cũ trước cách mạng tháng 8/1945, thời gian chuấn bị cho làm tang lễ có thế kéo dài tới vài tháng, vài năm và thậm chí không tố chức được gì nếu không có trâu mo làm ma, không có phần biếu nhà Lang, Lang không cho làm tang lễ, gia đình có người chết phải quàn thi hài người chết mới cho làm ma để mang đi chôn cất. Chính vì thế nhiều gia đình ngèo khi có người chết họ cho thi hài nhập quan tài sau đó mới lai lưng đi làm thuê, làm mướn, bán mộng, bán đất đi sắm sửa trâu, bò, lợn, gạo,...bao giờ có mới xin nhà Lang cho tố chức đám ma.

Ngày nay, với sự tác động của kinh tế thị trường, công tác chuẩn bị cho một đám tang ở Mường Bi đã có sự đơn giản hóa đi rất nhiều.

Chẳng hạn, trước kia, để có một số lượng vải đỏ làm đồ khâm liệm và chôn cất, vải trắng để làm tang phục, khăn tang, quần áo mà con cháu, họ hàng dành cho người chết đều phải làm từ chính đôi bàn tay của họthì ngày nay được mua ở chợ mà không hề ảnh hưởng đến quan niệm.

Trước đây quan tài được chuẩn bị từ trước, làm bằng thân cây khoét rỗng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng Mường thì nay người Mường bắt đầu sử dụng quan tài hình chữ nhật bằng ván đóng được mua ở chợ.Cỗ quan tài hiện nay được trang trí khéo léo và trông đẹp mắt hơn. Đồng thời bây giờ người ta cũng không phải làm lọng nữa mà đây là những đồ vật mà chính quyền địa phương đã

làm chung cho mỗi khu, mỗi làng một chiếc, kế cả đòn khiêng, khi nhà nào có người mất thì đến báo tin cho chính quyền địa phương và xin mượn, đến hôm sau đưa tang cử thanh niên khỏe mạnh đi lấy, khi tang lễ kết thúc thì mang trả lại.

về hình thức báo tang

Đối với người Mường Bi ngày xưa khi có người trong gia đình mất, họ sẽ báo tin bằng ba phát súng hoặc trống hay cồng đánh 3 hồi. Tuy nhiên, hiện nay việc báo tin có người mất được hiện đại và đơn giản hơn. Bằng cách gia chủ sẽ thông báo trên loa của nhà văn hóa. Đối với họ hàng thân thích ở quá xa thì sẽ gọi điện trực tiếp để thông báo. Việc báo tin có người trong gia đình mất giờ đã được đơn giản hóa đi rất nhiều.

Với tình hình đời sống ngày nay, tang ma không phải là việc riêng của một gia đình, một dòng họ nữa mà là của cả cộng đồng thôn bản, trong đó vai trò của trưởng thôn, của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,... là rất quan trọng. Hầu hết các công việc đều được các tổ chức đoàn thể trực tiếp tham gia như phát đường, lấy cây khiêng quan tài, đào huyệt, làm nhà táng, sát gạo thổi cơm, chuẩn bị đồ cúng tế,... Nhờ vậy, tang chủ hoàn toàn yên tâm giao phó mọi việc cho thôn bản, còn con cháu chỉ có nhiệm vụ thực hiện các nghi lễ cúng bái theo hướng dẫn của thầy Mo mà không phải làm bất cứ việc gì ngay cả khi con còn nhỏ cũng đều có người trông giúp. Cùng với việc báo trưởng thôn, gia đình cử đại diện lên ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, để khai tử cho người quá cố. Khi có công dân đến khai tử, chính quyền xã phân công người, thường là những người lo về vấn đề tang lễ, hướng dẫn các thủ tục khai tử và nhắc nhở gia đình những điều lệ về giữ gìn vệ sinh chung.

3.1.4. Biến đối trong việc kiêng kị

Những kiêng kị trong gia đình tang chủ nhất là với con đẻ của người quá cố, trước đây phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt như: không được chải tóc, soi gương, trang điểm, khi ăn cơm không được dùng mâm, thức ăn phải được lót trên lá chuối, không được tham gia những hoạt động sinh hoạt văn nghệ ở cộng đồng, không được đội khăn tang đi đám cưới, không được dựng vợ gả chồng, làm nhà mới...

Những năm gần đây, qua nhiều cuộc vận động chính trị lớn, về cơ bản, tang ma của người Mường Bi hiện nay vẫn còn bảo lưu nhiều giá trị truyền thống quý báu, nhất là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của văn hóa Việt, nên ngày nay một số tục gần như đã không còn. Theo tục lệ cũ, đồng bào Mường thường đế tang trong vòng 3 năm 3 tháng hay ba năm tròn 100 ngày. Trong thời gian này, những người đế tang không được phép tham gia mọi hoạt động mang tính chất vui vẻ như lễ hội, làm nhà mới, cưới hỏi,... Thậm chí, nếu ông bà, cha mẹ mất trong thời gian chưa mãn tang mà con cháu có mang cũng sẽ bị họ hàng, làng xóm chê cười. Hiện nay những quan niệm này không còn quá nặng nề trong cộng đồng người Mường, thời gian để tang bây giờ rút xuống còn 100 ngày hoặc trên dưới 50-100 ngày chứ không phải đủ 3 năm như trước nữa. Ngoài ra tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà thời gian để tang rút xuống cho phù hợp với tình hình.

Trước đây, các đồ dùng của người quá cố như chăn, chiếu, quần áo,... được đem chôn hay đốt cho ma của người quá cố, vì họ cho rằng nếu để lại sau này người quá cố sẽ đến đòi hoặc người nào sử dụng sẽ bị ốm đau. Chính vì vậy, họ đã hủy bỏ nhiều đồ vật có giá trị. Ngày nay, nền tảng kinh tế thay đổi, buộc tư duy con người thay đổi theo, một số đồ dùng của người quá cố có giá trị, họ cất giữ cẩn thận để làm kỷ niệm hoặc cho con cháu sử dụng như tủ quần áo, chăn, đệm...

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w