Một số quy định và kiêng kị

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 27 - 33)

2.3.1. Một số quy định về tang phục, nhạc tang, lễ vật đi phúng

về tang phục

Khi có tang, tất cả con cháu đều phải mặc đồ tang. Theo đó, khăn, quần áo, váy đều phải màu trắng.

Được may bằng vải bố màu trắng gồm có áo, quần, áo chùng và khăn trắng. Áo tang được may bằng vải trắng, việc may áo tang không phức tạp song cũng có những quy tắc phải tuân theo. Áo tang nam giới của người Mường dài từ trên vai trùm xuống khoảng 2/3 mông, thuộc loại áo hai thân.Nghĩa là do hai mảnh vải ốp vào 2 vai và hai bên hông, sườn, điểm gặp nhau phía trước là hai vạt áo được nối với nhau bằng các hàng dây buộc. Phía sau lưng được khâu lại với nhau người Mường gọi là: Đườìĩg Rôống ảo - sống áo, tức là đường chỉ may nối hai mảnh vải lại với nhau. Bình thường đường sống áo may cho người sống người ta phải giấu mối lặn vào bên trong, khi may áo tang lại cho lộn trở ra ngoài. Neu người chết còn vợ hoặc chồng, đường sống này được may nửa trở lộn ra, nửa may vào bình thường, nếu người chết không còn vợ hay chồng sống nữa, đường sống này được may lộn trở ra hết.

Quần tang: quần tang nam giới là loại quần ống sớ được may bằng vải bố màu trắng, lưng quần có dải dút.

Khăn tang: khăn tang là dải vải bố màu trắng, bề ngang rộng khoảng trên dưới 20cm, chiều dài tùy theo người dùng, có thể dài từ 70cm đến hơn lm được dùng vấn trên đầu. Neu là con của người chết, khăn được thắt trên đầu phía sau buông thành hai dải kéo dài xuống tới ngang thắt lưng.

Áo chùng: là áo khoác bên ngoài được may bằng loại vải bố màu trắng, dệt thưa kiểu như vải sô, nên còn được gọi là áo sô. Thực chất đó là áo thường được may rộng và dài hơn kéo xuống tận đầu gối. sống áo cũng được may tương tự theo nguyên tắc của áo tang.

Tang phục nữ giói

Tang phục nữ giới về màu sắc bắt buộc phải là màu trắng, về hình mẫu cũng chính là mẫu trang phục hằng ngày phụ nữ mường ăn vận, tang phục họ may xấu hơn.

Váy: may như váy bình thường, phần ống váy được may bằng vải bố màu trắng, phần cạp váy bên trên sử dụng cạp váy bình thường.

Áo cóm: Áo cóm cũng may bình thường bằng vải bố trắng, đường sống áo và tay áo cũng may theo nguyên tắc như áo tang phục nam giới.

Áo chùng: Cũng là áo sô như kiếu áo chùng của nam giới.

Khăn vấn đầu: khăn tang của phụ nữ là mảnh vải trắng hình chữ nhật không dài như khăn nam giới, chỉ là vuông vải vừa đủ vấn quanh đầu.

Tang phục của các nàng dâu

Tang phục của các nàng dâu trong đám tang bố mẹ chồng thường là váy đen mới, bên trong thường là áo pắn, áo báng, ngoài vận thêm áo gấm mày đỏ, có đính nhiều hạt cườm (tem quạt ma) cài khuy bên nách phải. Người Mường ở Mường Bi có câu ví: “Diện như nàng dâu đi quạt” (đi chịu tang bố mẹ chồng). Neu bố mẹ đẻ còn sống cả, khi chịu tang bố mẹ chồng, nàng dâu mang tang phục đầy đủ như trên, trừ áo pắn màu trắng. Neu bố mẹ đẻ đã qua đời thì mặc đồ tangnhư bình thường.

Trang phục của thầy mo

Áo mo được may bằng vải xanh, có nẹp bằng vải đỏ, vạt trái kéo rộng sang sường bên phải cài khuy. Gấu áo và gấu tay có nẹp bằng vải đỏ. Ở Mường Bi, trên chóp mũi thầy mo có gắn một mảnh vải cắt hình đuôi chim chèo bẻo, gọi là mũ đuôi beo ngả, ở Kim Bôi các thầy Mo đội mũ màu trắng tuyền không có một màu trang trí nào, hai mũ nhọn ứng với hai bên tai lại cong lên. Ớ Lạc Sơn, mũ thầy mo may bằng vải dệt nhiều hoa văn trang trí, có hai cái tai phía trên ngả về phía trước, giống như hai cái sừng. Ngoài ra thầy mo còn có các vật dụng khác: quạt, kiếm, chuông, túi khót,.. .không thể thiếu trong khi hành lễ.

Ngoài ra con trai, con gái chịu tang bố mẹ đều phải cắt tóc. Trước kia phải cắt trụi tóc, ngày nay chỉ cắt tượng trưng. Sau một năm con cái mới được sửa tóc và nhuộm trang phục tang. Việc cắt tóc này là bắt buộc đối với con cái và cháu chắt, còn đối với anh em trong họ việc cắt nhiều hay ít cũng tùy vào mối quan hệ với người chết, càng gần gũi càng cắt nhiều. Tóc của những người này sẽ được chôn cùng người chết. Việc cắt tóc do một lão bà thực hiện.

Khi cắt tóc, người bị cắt phải quỳ gối vào một cái mẹt, sau đó người cắt tóc lấy bát nước đã được làm phép đặt vào trong cái mẹt đó vuốt lên đầu tóc người bị cắt và sau đó dùng kéo cắt. Với nam giới thì cắt một ít ở đằng trước và một ít ở đằng sau. Đối với nữ giới thì việc cắt tóc được quy định chặt chẽ hơn, trước tiên là

người dâu cả (nếu chưa có thì là người con gái cả) quỳ vào mẹt nhưng ngoảnh lưng lại chỗ quan tài, sau đó dùng tay bốc ăn một miếng cơmtẻ, uống một ngụm nước canh, đây là thứ canh nhạt không có muối. Sau đó bắt đầu cắt, đối với con gái và con dâu thì họ phải cắt ngắn đến tận gáy, điều này được giải thích là cắt như vậy để khi cúi xuống hay ngẩng lên tóc ngắn sẽ chọc vào gáy để nhắc người đó nhớ đến bố mẹ của mình đã mất và nhớ đến công lao của người đã mất.

Khi có tang, trên cố của người Mường ở Mường Bi có đeo những vòng tròn bằng dây có xâu các hạt tròn màu trắng và đồng tiền cổ nữa. Việc đeo vòng này được kéo dài đến khi hết tang (tức sau ngày giỗ cải tang thì họ sẽ không đeo

nữa). Điều này giải thích rằng: đeo như vậy để khi làm bất cứ việc gì, cái vòng này sẽ đập vào cổ, vào người để cho người đeo nhớ đến người đã mất. Việc đeo vòng chỉ áp dụng cho con cái mà thôi, về nhạc tang

Khi có đám tang thì dân tộc Mường ở Mường Bi sử dụng nhạc tang thể hiện được tính buồn, da diết, thê lương, đáp ứng được tình cảm xót xa của người sống đối với người chết.

Nhạc cụ để tấu nhạc gồm có: kèn, nhị, trống to, trống nhỏ, cồng, thanh la...

về lễ yật đi phúng

Đồ lễ của các đoàn thông gia đến viếng được chuẩn bị chủ yếu là đồ mặn, thường có thịt gà, thịt lợn, cơm, rượu trắng, nhang, trầu cau, một ít tiền mặt,...Tại đây các đồ lễ phúng viếng chủ yếu là cơm, thịt được chặt thành miếng. Phần thịt được chia một phần để lại cho họ hàng, ba phần kia được sắp lên mâm mang lên cho các đoàn thông gia ăn. Họ hàng nhà tang chủ phải cử người ngồi tiếp chuyện, người ngồi rót rượu tiếp các đoàn thông gia ăn uống.

Đồ lễ của các cháu nội, ngoại đến viếng người chết thường mang theo các đồ thức ăn chín hoặc sống. Nhà tang chủ tiếp đón tại nhà đám. Sau đó, họ cùng ở lại phục vụ trong tang lễ tùy theo chức phận, vai vế nhiều người ở đến khi mãn việc mai táng người chết xong mới về.

2.3.2. Một số điều kiêng kị

Cũng giống như các tộc người khác, khi trong nhà có người thân mất, con cháu trong gia đình phải tuân thủ một số kiêng kị nhất định như:

Trong thời gian chưa nhập quan, gia chủ phải canh hoặc nhốt mèo vào lồng, tránh để chúng nhảy lung tung gần người chết và chạy qua người chết, đề phòng hiện tượng quỷ nhập tràng, tức là người chết bật dậy.

Khi chưa làm lễ phát tang, con cháu không được khóc, nếu khóc trước, linh hồn người chết sẽ không siêu thoát về thế giới bên kia, thậm chí nước mắt của con cháu có thể làm cho thi thể chảy nước thối, khiến cho việc làm ăn của con cháu gặp nhiều khó khăn. Thậm chí có người còn cho rằng nếu con cháu khóc trước khi làm lễ nhập quan, thì cuộc sống của con cháu sau này sẽ chỉ sống trong nước mắt, vất vả khổ cực mà vẫn túng thiếu.

Khi đã làm lễ phát tang, con gái, cháu gái của người quá cố không được chải tóc, soi gương, trang điểm, phải dùng vải trắng giống như khăn tang để buộc tóc.

Khi ăn cơm không được dùng mâm, thức ăn phải được lót trên lá chuối. Đó là cách bày tỏ lòng hiếu thảo với cha (mẹ). Kiêng kị này xuất phát từ quan niệm cho rằng: Cha mẹ đã phải tần tảo, khố cực nuôi con, do đó, khi cha (mẹ) chết, con cái phải chịu khổ sở và làm cho mình thật xấu xí để cha (mẹ) ra đi được an ủi vì sự tiếc thương của con cháu.

Trong thời gian đang chịu tang, các con cháu không được tham gia những hoạt động sinh hoạt văn nghệ ở cộng đồng, không được đội khăn tang đi đám cưới, không được dựng vợ gả chồng, làm nhà mới. Người ta quan niệm trai gái nô đùa hoặc chửi bới nhau trong thời gian có đám hoặc khi chưa được 100 ngày là coi thường các thầy cúng đến làm lễ, không tôn trọng người chết, cố tình reo rắc uế bấn cho tố tiên cùng các thần thánh được mời đến chứng kiến đám, do vậy sẽ làm cho tố tiên, các thần linh và người chết phật ý, sẽ gây tai họa cho con cháu về sau.

Tiểu kết chương 2

Tang ma là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong chu kỳ đời người, mở ra cuộc sống mới cho người chết ở thế giới bên kia, được coi là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần không chỉ đối với người Mường ở Mường Bi - Hòa Bình mà có ở hầu hết các tộc người Việt Nam. Do đó, đám tang không phải chỉ mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng mà điều nổi bật vẫn là quan niệm về đạo

hiếu, việc đền công báo đức vẫn là điếm chủ yếu, xuyên suốt từ đầu đến cuối của một đám ma.

Quan niệm về hồn luôn gắn liền với quan niệm về cái chết và thế giới sau khi chết. Xuất phát từ vũ trụ quan thuở xa xưa của loài người, họ cho rằng, mọi vật đều có linh hồn, có sức sống như bản thân con người, những sự vật ấy có thể làm lợi hay có hại cho con người. Do đó họ có thể cầu xin sự phù hộ cho sức khoẻ con người, cho cây trồng tươi tốt cho gia súc phát triển... Con người đã lấy bản thân minh làm trung tâm cho ngoại giới, nên họ cho rằng qua những nghi lễ cầu cúng và những tín ngưỡng phồn thực thì mọi sức sống khác đều có thể bắt chước con người mà sinh sôi, phát triển.

Nghi lễ tang ma truyền thống của người Mường suốt từ đầu chí cuối được điều khiến bởi các thầy mo. Họ là những nhân vật không thể vắng mặt trong các nghi thức đế dẫn độ linh hồn người chết sang thế giới bên kia, từ nghi lễ khâm liệm, nhập quan, đưa ma,... Hệ thống các nghi lễ và các quy tắc ứng xử ấy nhằm lý giải hết sức lôgic, hợp lý cho quá trình siêu thoát của linh hồn từ cõi sống về cõi chết, sự tồn tại, trưởng thành của linh hồn ở mường trời trong tưởng tượng của người Mường giống như cuộc sống trần gian. Nó góp phần giải tỏa tâm linh, làm giảm nỗi sợ của con người khi phải đối diện với quy luật sinh tử. Vì vậy tang ma của người Mường ngoài ý nghĩa tâm linh, nó còn mang tính chất an ủi người sống.

Có thể nói, tang ma của người Mường nói chung và tang ma truyền thống của người Mường Bi nói riêng là phức hợp các mối quan hệ và những quy tắc ứng xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng thôn xóm, tạo nên mối giao ước và những quy tắc không chỉ liên quan tới người chết mà rằng buộc người sống với nhau, buộc người ta phải có nghĩa vụ và tránh nhiệm cộng đồng vì “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đám tang cũng là dịp báo hiếu của con cái đối với công lao của cha mẹ. Chính vì ý nghĩa tâm linh của nghĩa lễ mà người Mường rất coi trọng việc tổ chức đám lễ theo nghi thức truyền thống. Các quy định về hình thức đế tang cũng phản ánh nhiều mối quan hệ giữa những người ruột thịt, họ hàng với người quá cố.

Qua đó, giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết về các tập tục xa xưa trong đời sống xã hội cổ truyền của người Mường. Bên cạnh đó cũng cần nhận thấy rõ ràng những phong tục tập quán trong tang ma của người Mường Bi còn có những yếu tố rườm rà, đôi khi mê tín gây tốn kém và khó khăn cho đời sống của cư dân Mường Bi.

CHƯƠNG 3

NHỮNG NÉT BIẾN ĐỎI TRONG NGHI LẺ TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở MƯỜNG BI - HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi hòa bình xưa và nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w