TRIỂN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng BIDV (Trang 62 - 64)

3. 1. Định hƣớng chính sách tín dụng của NHĐT&PTVN

3. 1. 1. Nhận thức

Chính sách tín dụng là một bộ phận quan trọng, cốt lõi trong chiến lƣợc kinh doanh của NH. Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp thì khai thác đƣợc triệt để các sản phẩm dịch vụ, hoạt động nghiệp vụ khác, các nguồn lực, nội lực vào hoạt động kinh doanh trong sự tồn tại và phát triển của NHĐT&PT trong xu thế hội nhập.

Hoạt động tín dụng hiểu rộng ra phải bao gồm cả các hoạt động bảo lãnh và cho thuê tài chính. Năm 2000 là năm thực hiện đổi mới cơ chế đầu tƣ và vay vốn đầu tƣ, việc ghi kế hoạch đầu tƣ chỉ còn lại những công trình chuyển tiếp. NHĐT&PTVN phảu chủ động tự tìm kiếm dự án để cho vay.

Nền kinh tế và đầu tƣ đang từng bƣớc đƣợc phục hồi phát triển và tăng trƣởng, nhu cầu vốn để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đòi hỏi rất lớn để đáp ứng cho cho sự phát triển của các ngành theo chƣơng trình mục tiêu và quy hoạch đến năm 2010 và 2020 đang tạo ra những tiền đề, những cơ hội, thời cơ thuận lợi và cũng là những thách thức cho hoạt động tín dụng NH.

Nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN đang từng bƣớc mở rộng và phát triển dẫn đến các DN và NH trong nƣớc đang chịu sức ép cạnh tranh lẫn nhau không chỉ trong nƣớc mà đối với cả các DN và NH nƣớc ngoài để giành giật khách hàng, giành giật dự án, giành giật thị trƣờng và thị phần ngày một quyết liệt.

Ngành tài chính Ngân Hàng 63

Hoạt động tín dụng đòi hỏi phải tăng trƣởng nhƣng lại phải an toàn trong điều kiện tiềm lực kinh tế và tài chính của các DN và NH còn yếu, môi trƣờng hoạt động kinh doanh đang thiếu hành lang pháp lý đảm bảo cho DN và NH có đủ sức cạnh tranh.

Từ đó đòi hỏi phải có định hƣớng chính sách tín dụng đúng đắn và phù hợp làm cơ sở để toàn ngành và các chi nhánh triển khai công tác tín dụng.

Chính sách tín dụng là trọng tâm kế hoạch kinh doanh, dịch vụ của NH và cũng từ đó đè ra các chính sách đối với NH nói riêng và hoạt động NH trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung, bao gồm:

- Chính sách huy động vốn. - Chính sách lãi suất dịch vụ. - Chính sách khách hàng.

- Chính sách đối với các vùng kinh tế trọng điểm. - Chính sách đối với miền núi và Tây Nguyên.

- Chính sách đối với chƣơng trình kinh tế lớn của nhà nƣớc.

- Chính sách đối với dự án trọng điểm thuộc các ngành kinh tế, vùng, lãnh thổ, các công trình trọng điểm then chốt của trung ƣơng và địa phƣơng.

- Chính sách đối với sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.

- Chính sách thu mua, dự trữ (lƣơng thực, cà phê, cao su, mía đƣờng...) - Chính sách phục vụ khắc phục thiên tai, bão lũ.

- Chính sách tháo gỡ đối với các DN khó khăn tài chính tạm thời v. v. . .

Chính vì vậy, đứng vững và phát triển trong thƣơng trƣờng, tiến lên hay tụt hậu luôn luôn là thách thức thƣờng xuyên liên tục, đối với mỗi ngƣời, mỗi bộ phận, mỗi công việc và với toàn hệ thống. Qua đây, toàn hệ thống NHĐT&PTVN, trƣớc hết là các cán bộ chủ chốt từ hội sở chính đến các đơn vị thành viên nhận thức đầy đủ những thuận lợi cơ bản cũng nhƣ những khó khăn thách thức và cơ hội của đất nƣớc, của ngành NH nói chung và của bản thân NHĐT&PTVN nói riêng. Nghiêm túc đánh giá những thách thức cơ bản

Ngành tài chính Ngân Hàng 64

đối với sự phát triển của toàn hệ thống: Sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu, chƣa thực sự tạo đƣợc năng lực để đi vào thƣơng trƣờng và hội nhập. Trình độ năng lực và phong cách của cán bộ nhân viên còn cách xa so với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập nhất là năng lực công nghệ đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trƣờng, quản trị NH theo đòi hỏi của luật pháp và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng BIDV (Trang 62 - 64)