Kế toán chi tiết tăng TSCĐ

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán tài sản cố định (Trang 57 - 59)

 Trình tự thủ tục tăng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để đáp ứng và theo kịp đà tăng trưởng và phát triển của xã hội, đòi hỏi phải đầu tư thêm TSCĐ tại doanh nghiệp. TSCĐ của công ty tăng chủ yếu là do mua sắm mới hoặc do mua lại của các đơn vị khác đã qua sử dụng theo giá thỏa thuận, hoặc tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao.

Đối với những trường hợp đầu tư lớn thì ở công ty có phương án, có kế hoạch đầu tư.

Còn đối với những trường hợp đầu tư nhỏ cho các bộ phận riêng rẽ thì bộ phận tờ trình xin mua, sau khi căn cứ vào nhu cầu, mức độ cần thiết cũng như hiệu quả sử dụng giám đốc phê duyệt thì mới tiến hành mua.

 Chứng từ sử dụng:

+ Quyết định của giám đốc công ty đồng ý mua TSCĐ, phương án mau sắm TSCĐ đối với trường hợp đầu tư lớn.

+ Hợp đồng mua bán

+ Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản nghiệm thu TSCĐ + Hóa đơn

Kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng để phản ánh vào thẻ TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập thành 2 bản ( bản chính để tại phòng kế toán để theo dõi, bản sao được giao cho bộ phận sử dụng giữ). Thẻ sau khi lập xong phải được sắp xếp bảo quản trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ TSCĐ giữ và ghi chép theo dõi.

Sau đó, lập các sổ theo dõi chi tiết TSCĐ( mở riêng cho từng đơn vị sử dụng)

Kế toán chi tiết tăng tài sản do mua sắm

Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký ngày 23/ 8/2011, giữa công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải yến và Công ty Thương Mại Tài Chính Hải Âu có mua một xe ủi MITSUBISHI

BD2F- 1B0 có giá mua đã có thuế GTGT là 198.000.000 đồng và căn cứ vào phiếu chi 148 ngày 03/09/2011 thanh toán tiền chi phí vận chuyển bốc dỡ 1.600.000 đồng, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng và được mua bằng quỹ đầu tư phát triển.

- Hồ sơ tăng gồm các chứng từ sau:

+ Hợp đồng mua bán TSCĐ là căn cứ để quy kết trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn giữa bên mua và bên bán.

+ Hóa đơn GTGT.

+ Biên bản giao nhận hàng.

+ Biên bản bàn giao máy lập thành 2 bản : 1 bản giao cho nơi sử dụng, 1 bản được lưu tại phòng kế toán là căn cứ để kế toán TSCĐ theo dõi nơi sử dụng và ghi vào sổ TSCĐ. Và Biên bản thanh lý hợp đồng.

Để tiến hành xây dựng mới các công trình thì trước hết công ty phải bỏ thầu( đối với những công trình lớn) rồi ký kết hợp đồng xây lắp với những công ty xây dựng có liên quan.

Sau khi kết thúc quá trình thi công, công ty sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình để đánh giá chất lượng thi công, khi công trình đã được tổ giám định chấp nhận về chất lượng thì hai bên tiến hành biên bản thanh lý và bàn giao công trình, đồng thời bên nhận thầu phát hành hóa đơn thanh toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và đây là căn cứ để ghi sổ nhiệm vụ này.

Ví dụ: Trong tháng 08/ 2011 công ty quyết định cải tạo nhà xe với tổng chi phí là: 99.000.000 VND ( bao gồm cả thuế 10% là 9.000.000) toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt

- Hồ sơ tăng gồm: + Phiếu chi

+ Biên bản nghiệm thu bàn giao

+ Bảng tổng hợp quyết toán công trình. + Các hóa đơn chứng từ có liên quan

Một phần của tài liệu báo cáo kế toán tài sản cố định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w