0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Xử lý các tồn tại tài chính.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ CÁC VẨN ĐỀ TÀI CHỈNH TRONG QUẢ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐẾ CỔ PHẦN HÓA THỰC TẾ TẠI CÔNG TY DICH VỤ NÔNG NGHIÊP TỪ LIÊM (Trang 44 -48 )

Qua thực tế nợ tồn đọng của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm chúng ta nhận thấy nợ là vấn đế hết sức phức tạp với Công ty. Neu không được xử lý thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Công ty sau cổ phần hóa.

1. Đổi với công nợ phải thu

Khi tiến hành cố phần hóa, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm có công văn gửi Uỷ ban nhan dân Thành phố Hà Nội đề nghị được xử lý những khoản công nợ tồn đọng, trong đó đề nghị xử lý tổng số 261.702.406 đồng công nợ phải thu khó đòi (có phụ lục kèm theo)

Tuy nhiên, khi kiếm tra hồ sơ công nợ của Công ty, liên ngành Thành phố xem xét và chỉ thấy đủ điều kiện xử lý giảm vốn nhà nước một sổ khoản, tổng số 73.579.684 đồng (cóphụ lục kèm theo)

Như vậy số công nợ có đủ điều kiện giảm vốn nhà nước là nhở so với công nợ phải thu tồn đọng mà công ty đề nghị xử lý. số còn lại không đủ điều kiện đế xử lý giảm vốn nhà nước, nếu xử lý bằng phương thức bán cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thì rất khó vì đa số là những khoản nợ không có đủ chứng từ, hồ sơ vì vậy công ty mua bán nợ khó chấp nhận mua những khoản nợ này.

Đối với những khoản nợ trên, tạm giảm vốn nhưng vẫn giao cho công ty tiếp tục theo dõi và đôn đốc công nợ. Nếu đòi được nợ thì công ty sẽ được một khoản chiết khấu, phần còn lại nộp lại cho Nhà nước. 2

Cũng trong công văn đề nghị xử lý công nợ tồn đọng khi cố phần hoá. Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm cũng đề nghị Nhà nước xoá những khoản công nợ phải trả không phải trả của các đối tượng sau, tổng số 91.755.116 đồng.

Tuy nhiên, khi kiểm tra, liên ngành thấy rằng số công nợ Công ty không phải trả là 539.540.194 đồng (cóphụ lục kèm theo).

Khi cổ phần hóa thì doanh nghiệp nào cũng muốn các khoản phải trả lớn vì như vậy sẽ giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy với các khoản phải trả, doanh nghiệp phải đối chiếu công nợ đế tránh trường họp doanh nghiệp đưa khống những khoản phải trả đế làm giảm vốn nhà nước. Mặt khác, đối chiếu công nợ phải trả thì rất dễ thực hiện. Vì vậy đối với Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm, tạm thời xử lý công nợ phải trả như trên. Tuy nhiên, yêu cầu Công ty tiếp tục đối chiếu công nợ. Những khoản không có đối chiếu sẽ hạch toán tăng vốn nhà nước và xử lý trong giai đoạn tù' khi xác địng giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao sang Công ty cố phần.

3. Tài sản thiếu khi kiêm kê.

Trong tài sản thiếu khi kiếm kê, được liệt kê ỏ' phụ lục 3, chúng ta thấy bao gồm 2 loại tài sản sau:

- Đối với nhà cửa vật kiến trúc: đơn vị phải hạch toán giá trị còn lại vào

nguyên giá của tài sản được xây dựng trên nền của nhà cửa, vật kiến trúc đã bị phá dỡ.

- Đối với tài sản là máy móc thiết bị: do bây giò' không thế xác định được những bộ phận của tài sản đã tháo đế lắp cho máy móc thiết bị nào, cũng không thế xác nhận được nguyên nhân thiếu hụt tài sản vì nhiều tài sản không xác định được thời gian mất. Mặt khác, do công ty kinh doanh thua lỗ nên không thế hạch toán vào kết quả kinh doanh. Vì vậy Công ty làm các thủ tục hành chính đế xác nhận không còn tài sản và cho xử lý giảm vốn nhà nước giá trị còn lại của những máy móc, thiết bị trên.

Đối với tài sản không cần dùng là nhà 2 tầng máy kéo và nhà xưởng máy kéo, do nằm trên diện tích đất dự kiến giao công ty cổ phần quản lý và sử dụng nên đề nghị không cho phép Công ty loại tài sản này ra khỏi giá trị doanh nghiệp vì Nhà nước không thế thu hồi lại đế bàn giao cho đơn vị khác hoặc thanh lý, thu hồi vốn. Vì vậy, Công ty phải cổ phần phải gánh chịu.

Đối với tài sản không cần dùng là nhà tập thế của cán bộ công nhân viên, nhà trẻ, hiện diện tích đất đã bị chiếm dụng không thể thu hồi lại được thì bàn giao lại cho Sở Tài nguyên- Môi trường- Nhà đất để làm thủ tục bán lại cho các hộ dân, hợp thức hóa đất. Phần thu hồi được sẽ bù đắp vào giá trị còn lại của tài sản.

Đối với những tài sản xin thanh lý, Công ty làm thủ tục thanh lý ngay theo hình thức đấu thầu. Ket quả bán sẽ được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty. Đen thời điếm có quyết định giá trị doanh nghiệp, nếu còn tài sản chưa xử lý, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản vào bàn giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đế xử lý theo quy định hiện hành. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp không bán lại tài sản này cho doanh nghiệp.

5. về các khoản đầu tư của Công ty.

Đối với 2 dự án đầu tư của Công ty mà kinh doanh thua lỗ là khách sạn tại thị xã Sầm Sơn và liên doanh khai thác cát, hiện tại đang kinh doanh thua lỗ, nếu chuyến sang công ty cố phần thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp cô phần sau này. Vì vậy, nên tố chức bán 2 khoản đầu tư này của doanh nghiệp, một là đế bù đắp cho nhà nước các khoản thiệt hại do tồn tại tài chính của công ty gây nên, một đế giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Phương thức tổ chức bán là phương thức đấu thầu. Công ty phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng đối với liên doanh khai thác cát thì ưu tiên bán cho Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, đơn vị đối tác liên doanh.

- Đối với những khoản chi phí đã bị Cục thuế Hà Nội xuất toán thì phải quy trách nhiệm đối với người duyệt chi do không đủ chứng từ, thủ tục đã cho chi. Việc này có thể xác định dễ dàng thông qua phiếu chi của đơn vị. Tuy nhiên, khi đã quy trách nhiệm cá nhân thì việc thu hồi lại không phải dễ dàng vì đa số các khoản chi đã bị treo từ lâu, đối tượng đã chuyến công tác đi nơi khác. Khi đó, việc xử lý chi phí treo này lại trở thành xử lý các khoản phải thu khó đòi.

- Đối với khoản chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo quy định về xử lý khoản này thì những khoản đã chi cho người lao động hiện có tên trong doanh nghiệp thì phải thu hồi lại trước khi bán cổ phần. Tuy nhiên, quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty chi quá không nhiều, mặt khác đã tồn tại từ lâu nên vì quyền lợi của người lao động trong Công ty, đề nghị được hạch toán giảm vốn nhà nước khoản chi quá quỹ khen thưởng phúc lợi trên.

7. Khoản lo luỹ kế.

Đổi với khoản lỗ luỹ kế của doanh nghiệp, do doanh nghiệp thì báo cáo lỗ nhưng Cục thuế Hà Nội lại báo cáo lãi và ra quyết định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp nên có 2 hướng xử lý:

Neu xử lý theo hướng của Cục thuế Hà Nội thì lại trở lại là xử lý các khoản chi phí treo do bị xuất toán và khoản nợ ngân sách không có nguồn bù đắp. Tuy nhiên sẽ có lợi thế hơn là có phần lợi nhuận dùng đế bù đắp. Tuy nhiên, phần lợi nhuận này là rất nhỏ so với các khoản chi phí sẽ treo và khoản nợ ngân sách và thực tế là không có thực nên gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, sau khi làm việc với Công ty và Cục thuế Hà Nội, chúng tôi thấy rằng việc Cục thuế Hà Nội áp đặt lợi nhuận phải nộp thuế trên doanh thu là không hợp lý vì thực sự nếu không tính tất cả các hoá đơn không hợp lý hợp lệ của Công ty thì chi phí thực tế của Công ty vẫn lơn hơn mức chi phí do Cục thuế ấn định.

Neu xử lý theo hướng báo cáo của doanh nghiệp thì lại không chính xác vì số lỗ theo doanh nghiệp báo cáo có thể không đúng với thực tế, không có cơ sở để xác định chính xác.

Vì vậy, đối với trường hợp này Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phải yêu cầu Cục Thuế Hà Nội làm việc lại với Công ty theo hướng xử lý từng khoản chi của đơn vị để tìn ra nguyên nhân chính thức chứ không áp đặt thu nhập chịu thuế trên doanh thu như hiện nay.

Khi đó thì công ty sẽ có lỗ và hướng xử lý các khoản lỗ. Các khoản lỗ này đã kéo dài tù' nhiều năm và giám đốc công ty cũng đã thay đối rất nhiều lần nên khó có thể quy trách nhiệm cá nhân. Vì vậy, buộc phải xử lý giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP

ĐỊNH LƯỢNG GOOWILL.

I/Lý do xây dụng xác định giá trị doanh nghiệp theo phưong pháp Goodwill.

Qua nghiên cứu hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng cả hai phương pháp đều còn có nhiều hạn chế. Việc sử dụng hai phương pháp này cho một kết quả giá trị doanh nghiệp không chính xác. Đặc biệt, hai phương pháp đã bở qua hoặc xác định không chính xác một phần quan trọng trong giá trị doanh nghiệp là lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu.

Trong thời gian tới, những doanh nghiệp cố phần hóa đều là những tổng công ty hoặc công ty lớn. Do vậy, việc phải tìm một phương pháp chính xác đế xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu một cách tương đối chính xác là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ CÁC VẨN ĐỀ TÀI CHỈNH TRONG QUẢ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐẾ CỔ PHẦN HÓA THỰC TẾ TẠI CÔNG TY DICH VỤ NÔNG NGHIÊP TỪ LIÊM (Trang 44 -48 )

×