Ứng dụng phần mềm FAMIS và Microstation thành lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN học và máy TOÀN đạc điện tử đo vẽ CHI TIẾT bản đồ địa CHÍNH tỷ lệ 1 1000 xã vô TRANH – HUYỆN hạ hòa – TỈNH PHÚ THỌ MẢNH số 25 (Trang 48)

Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổđo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính.

Quá trình được tiến hành như sau.

Quá trình trút máy

Máy toàn đạc được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB . Khởi động phần mềm TOP2ASC. Chọn kiểu trút Recevied and convert FC5 data to ASC format → Nhập tên file (tên file là ngày đo) → Nhập tốc độ trút (2400 → Nhập độ

dài ký tự (8).

Hình 4.2: Màn hình làm vic ca phn mm TOP2ASC X lý s liu

- Cu trúc File d liu t máy đo đin t

Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử South NTS – 312B. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết

đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo ta phải ghi vào sổđo. Cấu trúc của file có dạng như sau:

Hình 4.3: Cu trúc file d liu t máy đo đin t

- X lý s liu

Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy vi tính bằng phần mềm TOP2ASC file số liệu có tên (16-4.top) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 16-4 ( có nghĩa là số liệu của ngày 16-4)

Để xuất được ra bản vẽ ta phải chuyển đổi file 16-4.top thành file 16-4.asc bằng cách xử lý qua phần mền hỗ trợ có tên CVF1-2010 (hoặc các phần mền hỗ trợ

Hình 4.4: Phn mm x lý s liu

Sửa định dạng file có tên 16-4_CVF1 thành 16-4_CVF1.TCM sau đó copy file sang ổ lưu trữ số liệu đo:

-Sau đó ta tính tọa độ số liệu đo của file 16-6_CVF1.TCM bằng phần mềm có tên Chương trình tính tọa độ TOPO 720:

Hình 4.5: Chương trình tính ta độ.

-Sau khi xử lý qua phần mền trắc địa File số liệu có cấu trúc sau :

Hình 4.6 : File s liu sau khi được x 4.3.2.1. Nhp s liu đo

Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .asc ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn ( Select ) file chuẩn có

- Làm việc với ( cơ sở dữ liệu trịđo ) → Nhập số liệu → Import Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

Hình 4.7: Nhp s liu bng FAMIS.

Hình 4.8: Chn đường dn cha file s liu.

Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .asc ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết

được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:

Hình 4.9 : Trin đim chi tiết lên bn v

4.3.2.2. Hin th sa cha s liu đo - Hin th trđo

Cơ sở dữ liệu trịđo→ Hiển thị → Toạ mô tả trị đo → chọn các thông số hiển thị

DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0

Chọn kích thước chữ = 12 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tựđiểm

Chọn màu chữ số thứ tựđiểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.

Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau:

Hình 4.11: mt sđim đo chi tiết

4.3.2.3. Thành lập bản vẽ

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ

vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ

khu vực xã Vô Tranh, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ

dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một sốđịa vật đặc trưng của khu đo.

Hình 4.12 : Mt góc t bn đồ trong quá trình ni tha

Hình 4.13 : Các tha đất sau khi được ni

Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc 1 mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập 1 mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa, kích thước khung bản đồ địa chính là: 60cm x 70cm.

Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định tại khoản 3.1 đến 3.10 của Quy phạm Thành lập Bản đồđịa chính năm 2008, cụ thể như sau:

- Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm địa chính cơ sở,

điểm địa chính.

- Hệ thống giao thông gồm; Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn,

đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt.

- Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét.

- Ranh giới các thửa đất.

- Các công trình, nhà ở gắn liền với thửa đất. Các công trình xây dựng tạm thời hoặc công trình phụ trợ như: lán trại, tường rào, nhà để xe, sân, giếng nước, bể

nước, cột điện... không gắn liền với nhà (công trình) chính thì không biểu thị. - Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa...

- Không biểu thị mộ nhỏ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột Km, cống, đập nước.... mà diện tích ≤ 4mm2 trên bản đồ (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất)...

- Không biểu thị ký hiệu đắp cao, xẻ sâu (nhưng phải vẽđúng diện tích của đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất.

- Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng ghi chú điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi chú độ cao, mật độ ghi chú độ cao không ít hơn 5 điểm trên 1dm2 .

Trong các yếu tố trên ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải

ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau:

- Trên bản đồ địa chính gốc: ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất (ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi

đúng theo quy định tại Bảng phân loại đất theo mục đích sử dụng của Phụ lục 8, Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008).

- Việc đo vẽ chỉ giới công trình (giao thông, thủy lợi) căn cứ vào mốc dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các yếu tố dạng tuyến có độ rộng ≥ 0.2 mm trên bản đồ phải vẽ theo 2 mép bờ của địa vật, nếu ≤ 0.2mm thì đo vẽ 1 nét vào trục chính của địa vật và phải ghi chú độ rộng trên bản đồđịa chính.

- Với các thửa đất đang có tranh chấp thì được phép vẽ nét đứt để kết thúc quá trình đo ngoại nghiệp. Nếu trong thời gian thực hiện hợp đồng mà đã giải quyết xong tranh chấp thì phải có trách nhiệm vẽ lại theo kết quả đã xử lý.

- Khu vực đất dân cư nông thôn có đặc điểm là nhà ở và các công trình phụ,

sân, .... bố trí rải rác trong toàn bộ thửa đất, phần đất còn lại trồng cây các loại, thì chỉ thể hiện mục đích sử dụng chính là: ONT (đất ở nông thôn). Đối với thửa đất khi xây dựng đã có quy hoạch tách đất ở ra (hoặc chủ nhà tự xác định bằng cọc ranh rõ ràng) thì phải vẽ tách thửa và ghi tính chất riêng cho từng thửa.

- Mương đào trong các vườn cây chỉ mang tính nội bộ lấy đất để tạo liếp trồng và giữ nước tưới cây nên không hiển thị.

Khi chú thích, thuyết minh dùng chữ Việt phổ thông, không dùng tiếng địa phương, các quy định biểu thị tuân theo quy định trong tài liệu Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000 và 1:2.000, 1/5.000 và 1/10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành...

4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ

Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ

liệu.

Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ

như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo.

4.3.2.5. Sửa lỗi.

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.

Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ

nhãn thửa.

* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo.

Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tựđộng tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor.

Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tựđộng tìm sửa lỗi ( CLEAN ).

Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây :

Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ

menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi.

Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử

dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi

của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi.

Hình 4.14 : Màn hình hin th các li ca tha đất

Hình 4.15: Các tha đất sau khi được sa li 4.3.2.6. Chia mnh bn đồ

Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ

- Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo Bản đồ địa chính. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.

4.3.2.7. Thc hin trên 1 mnh bn đồđược tiến hành như sau : * To vùng * To vùng

Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ởđây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.

Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ quản lý bản đồ kết nối với cơ sở dữ liệu

Hình 4.16: Tha đất sau khi được to tâm tha.

* Đánh số thửa

Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ ⇒chọn < bản đồđịa chính > ⇒Chọn <đánh số

thửa tựđộng> hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra.

Tại mục < bắt đằu từ > chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục <độ rộng> là 20, chọn kiểu đánh < Đánh tất cả> Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại < Đánh số thửa > . Chương trình sẽ thực hiện đánh số

thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

* Gán d liu t nhãn

Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơđịa chính.

Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ

và được gắn nằm trong các thửa.

Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó:

Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ ⇒ chọn < Gán thông tin địa chính ban đầu > chon ⇒ < Gán dữ liệu từ nhãn >

Hình 4.18: Gán thông tin tha đất

Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ

sử dụng đất, loại đất ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, vvv.... gán xong các lớp thông tin ta phải kết ni vi cơ s d liu bn đồ

Có những trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn.

Từ menu Cơ s d liu bn đồ Gán thông tin địa chính ban đầu Sa bng nhãn tha

Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ

chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứđồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (Dc25.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ

* Vẽ nhãn thửa

Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.

* Tạo khung bản đồđịa chính

Khung bản đồđịa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy

định trong pham vi thành lập bản đồđịa chính của Bộ TN – MT ban hành.

Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ/Bản đồ địa chính/Tạo khung bản đồ.

Hình 4.20 : Mnh bn đồ sau khi được biên tp hoàn chnh.

Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ xẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ

lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.8. Kim tra kết quđo

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN học và máy TOÀN đạc điện tử đo vẽ CHI TIẾT bản đồ địa CHÍNH tỷ lệ 1 1000 xã vô TRANH – HUYỆN hạ hòa – TỈNH PHÚ THỌ MẢNH số 25 (Trang 48)