PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu. Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, famis. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính
- Phạm vi nghiên cứu; Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học xây dựng bản
đồđịa chính trên địa bàn xã Vô Tranh – huyện Hạ Hòa
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xã Vô Tranh – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ. - Thời gian tiến hành: Từ 05/01/2015 đến ngày 30/4/2015
3.3. Nội dung
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Vô Tranh
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và diện tích khu đo - Thuỷ văn, nguồn nước
- Khí hậu, thổ nhưỡng - Địa hình địa mạo
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. - Tình hình dân số lao động - Cơ sở hạ tầng - Văn hóa, giáo dục, y tế 3.3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã - Hiện trạng quỹđất - Tình hình quản lý đất đai
3.3.2. Thành lập lưới khống chếđo vẽ
3.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp
* Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo.
- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chọn điểm, đóng cọc thông hướng. * Đo các yếu tố cơ bản của lưới.
3.3.2.2. Công tác nội nghiệp
* Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. * Bình sai và vẽ lưới.
3.3.3. Thành lập mảnh bản đồđịa chính xã từ số liệu đo chi tiết
- Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis FAMIS. - In và lưu trữ bản đồ.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
- Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chếđo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồđịa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. Nhìn chung địa hình không quá phức tạp, mức độ chia cắt không nhiều, do đó việc bố trí lưới khống chếđo vẽ
không quá khó khăn.
- Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp huyện và cấp xã gồm 20 điểm địa chính cấp cao được phân bố đều trên toàn khu vực xã Vô Tranh, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được thành lập năm 2013 có chỉnh sửa bổ sung hàng năm. Ngoài ra còn có các tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của xã trong những năm tới... Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực xã Vô Tranh.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Vô Tranh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích khu đo.
Vô Tranh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Hạ Hòa cách trung tâm huyện 11.5 km theo đường QL 70B, tổng diện tích tự nhiên 25,1km2 có đường địa giới hành chính giáp với các xã:
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Áng, xã Chuế Lưu + Phía Đông giáp xã Bằng Giã, xã Văn Lang
+ Phía Đông Nam giáp xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê
+ Phía Tây Nam giáp xã Mỹ Lương, xã Lương Sơn, huyện Yên Lập + Phía Tây giáp xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập
4.1.1.2. Thủy văn. Nguồn nước
Trên địa bàn xã có phụ lưu của sông Thao chảy qua có lưu vực lòng rộng, lượng nước dồi dào, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt,
đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Xã cũng có có hệ thống sông suối kênh, mương tương đối dày, hầu hết đều đã
được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng.
Chếđộ nhiệt: Một năm có bốn mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt: + Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều + Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, khí hậu đặc trưng khô hanh, lạnh và mưa ít.
Với nền nhiệt độ cao và lượng mưa khá, cho phép phát triển nhiều loại giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.
4.1.1.4. Địa hình địa mạo
- Địa hình địa vật: là vùng trung du đồi núi có địa hình tương đối dốc bị chia cắt bởi các dãy núi, sông ngòi. Địa hình nơi đây tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của địa phương. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã đi
đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản suất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Trồng trọt
Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm.
b, Chăn nuôi
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn dê được triển khai rộng rãi. Tổng đàn lợn 52.713 con, đàn trâu 1.371 con, đàn bò 9.746 con,
đàn gia cầm 328.000 con, đàn dê 106.425 con. Năm 2013, xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm có biểu hiện chứng bệnh tai xanh ởđàn lợn nhưng xã đã tập trung cao các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
4.1.2.3. Tình hình dân số, lao động
Xã Vô Tranh gồm có 12 khu, có 1382 hộ với tổng dân số là 5299 người, cơ
cấu hộ gia đình là 3,83 người/ hộ. Xã có 2783 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua
đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Xã có tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 70C, tỉnh lộ 321 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội, trục đường giao thông liên thôn, liên xã hầu hết được rải nhựa và bê tông hoá thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình thi công.
* Thuỷ lợi: Xã có 02 đập là Đoàn Kết và đập Thành Công phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương: đối dày, hầu hết đều đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
* Điện: hệ thống điện của xã trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực do chưa có kinh phí đầu tư tu sửa nên còn thiếu
đồng bộ, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra.
* Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: dịch vụ bưu chính viễn thông
đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện
đại.
* Cơ sở giáo dục - đào tạo: thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, một số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quảđề ra. Cơ sở vật chất trường lớp học tiêp tục tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng được quan tâm.
* Cơ sở y tế: xã có 1 trạm y tế phuc vụ công tác khám chữa bệnh của nhân, cơ
sở vật chất của trạm y tếđang ngày càng được cải thiện và sử dụng các dịch vụ y tế
* Văn hóa: tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, song cơ sở vật chất đang xuống cấp và cũng chưa phát huy hết công suất sử dụng.
* Cơ sở thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao của xã được phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân cư, cơ quan ban nghành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện.
Trụ sở UBND xã: nhà xây kiên cố, diện tích 2618,2 m2
4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của xã Vô Tranh 4.1.3.1. Hiện trạng quỹđất Bảng 4.1: Hiện trạng quỹđất của xã năm 2013. STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 - Đất nông nghiệp + Đất trồng lúa + Đất trồn cây hàng năm khác + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất nuôi trồng thủy sản 1894,49 165,57 27,79 72,19 1085,45 539,93 3,6 75.80 6,61 1.21 2,89 43,35 21,60 0,14 2
- Đất phi nông nghiệp
+ Đất ở nông thôn
+ Đất trụ sở cơ quan CTSN + Đất An ninh
+ Đất sản xuất kinh doanh PNN + Đất có mục đích công cộng + Đất tôn giáo - tín ngưỡng + Đất nghĩa trang nghĩa địa + Đất sông suối, MNCD 605,30 27,79 14,76 395,78 13,25 95,23 0,11 10,20 48 24,20 1,13 0,60 15,80 0,54 3,80 0,01 0,40 1,92 3 - Đất chưa sử dụng 4,98 0.20 Tổng 2504,77 100
4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai
Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơđất đai theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn xã Vô Tranh là khá ổn định và hiệu quả. Diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng
đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng.
Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND xã Vô Tranh đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn xã, phối hợp với các đơn vịđo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, cấp GCNQSD đất cho ban quản lý rừng phòng hộ và giải quyết những vướng mắc và đề nghị của nhân dân. Việc quản lý đất đổ thải các công trình do các đơn vị thi công tự ý đổđất sai quy định. Tình trạng san lấp lấn chiếm đất hành lang giao thông, dựng lều quán diễn ra phức tạp, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo ngăn cặn xử lý, tuy nhiên, công tác phối hợp giữa chính quyền các Đoàn thể chưa chặt chẽ nên chưa xử lý dứt điểm tình trạng trên.
4.2. Thành lập lưới kinh vĩ
4.2.1. Công tác ngoại ngiệp
4.2.1.1. công tác chuẩn bị
•Khảo sát khu đo
Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính.
• Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ
Từ các điểm địa chính trong xã (có 4 điểm địa chính được đo bằng công nghệ
GPS). Lưới kinh vĩđược thống nhất thiết kế như sau:
Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thểđo được nhiều điểm chi tiết nhất.
Bảng 4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính
STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3
Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao - Từđiểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép ≤ 8 km ≤ 5 km ≤ 20 km 4
Chiều dài cạnh đường chuyền : - Lớn nhất
- Nhỏ nhất
- Chiều dài trung bình một cạnh
≤ 1400 m
≥ 200 m 500 m - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5" 6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc
vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) ≤ 5" n
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000
(Nguồn: TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của
Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ). 4.2.1.2. Chọn điểm, đóng cọc thông hướng
- Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các
điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo.
- Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 – 50 cm
đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ
nhận biết.
- Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT
-Trong quá trình chọn điểm kinh vĩđã thu được kết quả như sau. Tổng sốđiểm địa chính: 4
4.2.1.3. Đo các yếu tố cơ bản của lưới
Lưới kinh vĩ khu đo xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ được thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 4 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ
theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chếđo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồđịa chính.
- Số lượng điểm kinh vĩ mới lập là 115 điểm được thiết kế thành 57 cặp GPS thông nhau đúng theo thiết kế.
- Đặc điểm của lưới: lưới kinh vĩ được xây dựng theo Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Elipsoid WGS-84, lưới chiếu UTM, múi chiếu 3°, kinh tuyến trục 104°45’ (theo kinh tuyến trục của tỉnh Phú Thọ) và được thiết kế thành một mạng lưới chung cho toàn khu đo.
4.2.2. Công tác nội nghiệp
4.2.2.1. Nhập số liệu đo được từ thực địa vào máy tính