TẬP TẦM VÔNG

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 (Trang 63 - 64)

II. BÀI HỌC 1.Khái quat chung:

1. TẬP TẦM VÔNG

Cách chơi: Hai trẻ đối diện cùng một vật dùng để dấu có thể nắm kín trong tay (hòn bi, viên giấy,...) và “oẳn tù tì” xem ai được quyền dấu trước. Trẻ này

cầm vật dấu quặt hai tay ra sau lưng dấu vào một trong hai tay. Rồi giơ hai tay huơ huơ (quay tròn) trước mặt bạn, miệng đọc: “Tập tầm vông / Tay nào không / Tay nào có / Tập tầm vó / Tay nào có / Tay nào không?”. Người kia nếu túm

đúng bàn tay dấu vật thì thắng, được đổi ngôi; tìm sai hoặc không tìm được (hết thời gian quy định), bị thua, phải tiếp tục làm người tìm. Trong khi vừa huơ, quay

tay vừa đọc, người dấu có quyền làm động tác che mắt để chuyển đổi vật dấu, khiến bạn chơi “không biết đâu mà lần”. Trò này ở Trung Trung Bộ gọi là Tay có

tay không nhưng chơi tập thể. Cả nhóm ngồi vòng tròn cùng dấu một vật trong

lòng bàn tay úp kín dưới đất (nền). Vừa “chuyển tay nhau” dấu “vật” vừa hát: “Úp đòn dông / Chị có chồng / Em ở góa / Chị ăn cá / Em mút xương / Chị nằm giường / Em nằm đất,...”. “Người tìm” quan sát, để tìm ra vật dấu. Thấy ở chỗ người nào, người ấy phải thay thế. Có một trò chơi, tuy trùng tên gọi song cách chơi khác hẳn, gần giống trò chơi Dệt vảiThìa la thìa lảy. Bài ca thì giống

Tay có tay không, chỉ đổi đôi chữ, đôi câu: “Tập tầm vông / Chị có chồng / Em ở

vá,...Chị ăn kẹo / Em ăn cốm / Chị ở Lò Gốm / Em ở Bến Thành,...” nhưng khác

hoàn toàn Thìa la thìa lảy chê thậm chê tệ cô gái lười: “Thìa la thìa lảy / Con gái

bảy nghề / Ngồi lê là một / Dựa cột là hai / Thày lay là ba / Ăn quà là bốn / Trốn

việc là năm / Hay nằm là sáu / Láu táu là bảy”. Thanh Hóa cũng thấy trẻ hát bài đồng dao này, có điều không thấy trò chơi kèm theo, chỉ là để bọn trẻ trêu đùa nhau.

2. CHỌI TRÂU

Cách chơi: Đây là trò chơi bắt chước cảnh trâu, bò chọi nhau vẫn diễn ra thường xuyên trong đời sống. Bọn trẻ chia hai phe, mỗi phe độ từ 3 trẻ trở lên (không nên nhiều quá), giả làm trâu (bò hai tay hai chân) “lang thang” trên “cánh đồng” (sân chơi). Khi trọng tài “hô” cho cuộc đấu bắt đầu, từng trâu tìm đối thủ trong phe kia áp đầu húc nhau quanh sân chơi. Khi chơi có quyền húc đầu, húc vai (không được lao đầu đâm), dùng chân hích và chỉ được đá vào mông đối phương. Phe nào nhiều trâu bị ngã hoặc bỏ chạy khỏi sân, bên ấy thua.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)