THỰC HÀNH LÀM MỘT SỐ ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (5 tiết)

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 (Trang 34 - 45)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

b- Môi trường trong lớp học

THỰC HÀNH LÀM MỘT SỐ ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (5 tiết)

Ở ĐỊA PHƯƠNG (5 tiết)

Hoạt động 1:

- Tầm quan trọng của đồ chơi đối với hoạt động của trẻ mầm non?

- Bạn hãy liệt kê những loại vật liệu sẵn có ở địa phương mình có thể làm đồ chơi cho trẻ và thực hành làm một số đồ chơi theo hướng dẫn dưới đây. + Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Tầm quan trọng của đồ chơi đối với hoạt động của trẻ mầm non

Đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện để trẻ chơi.

Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết hòa nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ

chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm khéo léo, dẻo dai, mềm mại và phát triển cân đối hài hòa, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học, tham gia tốt vào cuộc sống xã hội.

Hoạt động 2: Thực hành làm một số đồ chơi bằng vật liệu sẵn có, dễ tìm kiếm ở địa phương:

Các bạn sẽ làm một số đồ chơi có thể sử dụng tốt khi dạy học ở mầm non từ vật liệu dễ tìm kiếm. Từ cách làm này, bạn có thể liên hệ và làm những đồ chơi khác.

1. Làm cái làn, lọ cắm hoa bằng hộp nhựa, bìa cáctông. + Vật liệu:

- Các loại hộp bằng nhựa, bìa sâu lòng như hộp nước xả vải, xà phòng… được ngâm rửa sạch. Dây buộc quà lưu niệm. giấy màu, keo dán.

+ Cách làm:

- Vẽ hình con vật ( Thường là hình mặt con vật) lên hộp. - Cắt theo hình vẽ.

- Dùng giấy màu cắt dán trang trí hình con vật trên hộp đã cắt thành hình lọ hoa. Thường là trang trí hai mặt nên khi căt nên cắt hình gấp đôi để trang trí hai bên.

2. Làm lọ hoa bằng củ, quả. + Vật liệu:

- Cà rốt thái mỏng 2mm, củ cải hoặc đu đủ xanh thái dày 1cm. Cành cây khô nhỏ, hộp nhựa hoặc cáctông, xốp cắm, tăm tre. Giấy màu, keo dán.

- Nắp bia để cắt cánh hoa, thân bút bi rỗng (loại bút to) để cắt nhụy hoa. + Cách làm:

- Dùng nắp bia để cắt cánh hoa màu đỏ của cà rốt, thân bút bi rỗng để cắt nhụy hoa là màu trắng của đu đủ.

- Gắn các cánh hoa vào nhụy bằng tăm để được bông hoa. - Gắn các bông hoa vào cành khô.

- Trang trí hộp nhựa thành lọ hoa.

3. Làm con chuồn chuồn bằng quả bàng, hạt nhãn, tre. + Vật liệu:

- 1 Quả bàng, 2 hạt nhãn, đốt cành trúc cắt ngắn 0,5 cm, dây thép 1 ly, giấy màu, hồ dán.

+ Cách làm:

- Sử lý vệ sinh vật liệu: chọn quả bàng xanh, hạt nhãn được rửa sạch, các đốt trúc nhỏ có đường kính 0,5cm.

- Xuyên dây thép nhỏ qua hai hạt nhãn làm mắt chuồn chuồn. - Xuyên dọc dây thép qua quả bàng làm thân chuồn chuồn. - Luồn các đốt trúc làm đuôi chuồn chuồn.

- Dùng 3 đoạn dây thép ngắn xuyên ngang quả bàng làm 6 chân của chuồn chuồn.

- Cánh chuồn chuồn có thể làm bằng giấy màu hoặc hai chiếc lá được gắn ngang thân bằng keo.

- Cắt dán trang trí thêm bằng giấy màu cho thêm sinh động.

Làm con ve sầu, bạn sẽ không gắn đuôi, cánh gắn dọc.

Làm con dế mèn bạn cần gắn thêm thân là 1 quả bàng nhỏ hơn, có 4 chân bằng dây thép nhỏ nhưng hai càng dài hơn và được bọc ngoài bằng những chiếc ống hút bằng nhựa.

Con nhện có hai mắt bằng hai hạt nhãn, thân bằng quả bàng, có sáu chân dài được bọc bằng các ống hút bằng nhựa.

4. Làm con gà con, vịt con bằng những quả bóng bàn nhựa. + Vật liệu:

- Quả bóng bàn, bìa màu, keo dán, lông gà. + Cách làm:

- Mỏ vịt tròn to, mỏ gà nhọn hình chữ V, có mào nhỏ, màu đỏ. - Cắt dán 2 chân hai bên.

- Đuôi gà gắn dọc, đuôi vịt gắn ngang. - Gắn thêm lông gà làm cánh.

Kết luận

Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi nhà trường cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ nhằm phát huy được tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ. Cụ thể là cần tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ và bổ sung tài liệu về tổ chức môi trường giáo dục trong trường mầm non cho các giáo viên. Tận dụng các điều kiện sẵn có của địa phương để thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương, với cảnh quan chung của trường, với không gian của lớp/ nhóm và phù hợp với khả năng của trẻ mình phụ trách.

1. Bạn hãy kể tên các đồ chơi bạn đã làm được từ các loại vật liệu sẵn có ở địa phương có thể làm đồ chơi cho trẻ?

2. Hãy chia sẻ cách làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương bạn.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)