0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đối với công tác dự phòng rủi ro tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 72 -72 )

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế chƣa thật sự đa dạng. Vì thế mức độ rủi ro khó có thể phân tán đồng đều, ngân hàng sẽ gặp bất lợi lớn khi có rủi ro trong cùng một ngành xảy ra. Vì thế, ngân hàng nên đa dạng hóa danh mục đầu tƣ để tạo lập một tỷ lệ cho vay giữa các ngành nghề, thành phần, đối tƣợng phù hợp nhằm phân tán rủi ro.

Bảo hiểm rủi ro: là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo hiểm hoạt động tín dụng ngắn hạn có thể thực hiện dƣới các hình thức nhƣ: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.

Mỗi tuần ngân hàng nên tiến hành sao kê những khách hàng sắp đến hạn và quá hạn để nhắc nhở khách hàng trả đúng hạn. Thông báo kịp thời đến khách hàng khi có sự điều chỉnh lãi suất.

Thực hiện đúng theo nguyên tắc cho vay ngắn hạn, thẩm định, tránh chủ quan với khách hàng quen, không cho vay đối với khách hàng nghi ngờ, chú trọng khâu tìm hiểu, tiếp cận khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi nợ.

61 61

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn nhiều biến động. Hoạt động của các ngân hàng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ nói riêng để có thể tồn tại và phát triển thì phải biết vƣợt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vƣớng mắt trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn không thiết thực. Vì thế trong quá trình kinh doanh mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ hợp lý để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ổn định và phát triển bền vững.

Qua việc phân tích trên cho thấy dù tình hình kinh tế trong nƣớc còn nhiều biến động nhƣng với sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với sự phấn đấu của tập thể nhân viên đã làm cho hoạt động của chi nhánh đạt đƣợc kết quả khả quan, lợi nhuận luôn tăng trƣởng ở mức cao, chi phí và rủi ro đƣợc kiểm soát chặt chẽ, vì thế mà ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phƣơng. Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý để mở rộng địa bàn hoạt động giúp nhân dân giải quyết một phần khó khăn về tài chính để họ có thể cải thiện và nâng cao đời sống.

Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc thì Kienlong Bank Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế cần đƣợc giải quyết, áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, nợ xấu đƣợc kiềm chế nhƣng còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ thỏa đáng và tìm ra những giải pháp ngăn ngừa, xử lý và hạn chế đến mức thấp nhất khi rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cũng phải đƣợc nghiên cứu kỹ để đƣa ra giải pháp nhằm giúp hoạt động tín dụng phát triển nhanh chóng và bền vững.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nƣớc

NHNN nên có những thông điệp rõ ràng về chủ trƣơng, chính sách lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng-ngân hàng để các NHTM có định hƣớng hoạt động. Các quy chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

Đƣa ra chính sách lãi suất cơ bản và biên độ dao động phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế , tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của tăng trƣởng

62 62

kinh tế, của hoạt động ngân hàng để định ra lãi suất cơ bản hợp lý, phù hợp với mối quan hệ cung cầu về vốn và đảm bảo cho các ngân hàng thƣơng mại kinh doanh có lãi.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ chức tín dụng.

Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.

Bổ sung và hoàn thiện chính sách cho vay, cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM và tình hình kinh tế trong giai đoạn mới. NHNN cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng với nhau, là cầu nối giữa các NHTM với các tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm mục đích hoàn thiện hơn công nghệ ngân hàng, các ngân hàng cùng nhau phát triển.

NHNN tại các địa bàn tỉnh thành phải nên thƣờng xuyên kiểm tra giám sát việc thực thi các văn bản điều hành của NHNN, Chính phủ. Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và an toàn.Từ đó, tạo ra đƣợc sự thống nhất giữa các ngân hàng làm cho thị trƣờng dễ đƣợc kiểm soát hơn.

6.2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng

Cần có định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội rõ ràng trong thời gian tới, đặc biệt phải có chính sách cụ thể phát triển những ngành mũi nhọn của địa phƣơng, từ đó giúp chi nhánh có cơ sở để cho vay một cách hợp lý, tránh rủi ro đáng tiếc đối với một nhóm ngành nghề hoạt động kém hiệu quả.

Đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc. Xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để phát huy những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nƣớc để các doanh nghiệp có vốn trả nợ cho ngân hàng, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giúp ngân hàng xử lý, thu hồi những khoản nợ khó đòi.

Giúp đỡ ngƣời dân hoàn tất thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, tăng cƣờng cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm đƣợc tình hình kinh tế của khách hàng khi vay vốn.

63 63

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhiều hơn và hiệu quả hơn, góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng có thể triển khai nhanh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Thực hiện tốt công tác chứng thực giấy tờ để cầm cố, thế chấp cho NH nhằm hạn chế rủi ro việc lừa đảo, làm giả mạo giấy tờ, nâng khống giá trị tài sản thế chấp nhằm chiếm dụng trái phép vốn của NH.

Có những biện pháp cụ thể kiên quyết xóa bỏ các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép với mọi hình thức. Kết hợp giúp đỡ ngân hàng nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo của khách hàng.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của những ngân hàng trên địa bàn nhằm hạn chế tình trạng làm sai quy định của NHNN, gây nên mất tính cạnh tranh lành mạnh. Xử phạt nặng những nơi vi phạm nhằm răn đe những ngƣời có ý định làm trái pháp luật.

Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành đặc biệt là tòa án, cơ quan thi hành án giúp đỡ ngân hàng giải quyết nhanh các tài sản đảm bảo tiền vay, thực hiện nghiêm việc thi hành án đối với các bản án có hiệu lực phát mãi và chuyển đổi sở hữu tài sản thế chấp giúp cho ngân hàng thu hồi đƣợc vốn.

64 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ái Kết, 2008. Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2008. Tiền tệ - Ngân hàng. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

4. Báo cáo thƣờng niên (2010,2011,2012). Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 72 -72 )

×