0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT DINH DƯỠNG NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT VÀ GÓP PHẦN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TRỒNG CÀ PHÊ Ở DI LINH (Trang 51 -53 )

4.1. Kết luận

Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm bào ngư Nhật trên ba mội trường là môi trường PGA cài tiến (giống cấp 1), môi trường hạt lúa (giống cấp 2), và môi trường cọng mì (giống cấp 3) chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Nên dùng giống cấp một tại thời điểm ngày thứ 21 để cấy chuyền làm giống cấp hai, dùng giống cấp haitại thời điểm ngày thứ 25 để cấy chuyền làm giống cấp ba, dùng giống cấp batại thời điểm ngày thứ 27 để cấy vào các bịch cơ chất tiến hành nuôi trồng ra thể quả.

2. Tốc độ đi tơ trên môi trường PGA cải tiến là nhanh nhất vì trong môi trường, các chất dinh dưỡng ở dạng đơn chất dễ hấp thụ như acid amin; đường đơn (glucose) hơn nhiều hai môi trường còn lại.

3. Tốc độ đi tơ trên môi trường cọng mì chậm hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt vì chất dinh dưỡng trên môi trường cọng mì kém hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt.

4. Từ việc xây dựng đươc quy trình trống nấm bào ngư Nhật trên cơ chất vỏ cà phê. Các địa phương trồng cà phê có thể tận dụng vỏ cà phê làm cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư Nhật mà không cần sử dụng mạt cưa cao su để trồng nấm như trước kia. Như vậy từ một phế phẩm nông nghiệp, vỏ cà phê trở thành một nguồn cơ chất quí giá để trồng nấm. Hằng năm, sau mùa vụ cà phê bà con có thể tận dụng thời gian này để nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên vỏ cà phê, vừa góp phần xử lý môi trường lại vừa tăng thêm thu nhập, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

5. Nấm bào ngư Nhật có những ưu điểm sau: thích ứng nhiệt rộng, tăng trưởng tạo thể quả lớn, dễ nuôi trồng, quả thể của nấm bảo quản được lâu và vận chuyển ít bi hư hại hơn nấm bào ngư trắng. Vì thế nấm bào ngư Nhật rất thích hợp cho việc nuôi trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều địa phương trên nước ta.

4.2.Kiến nghị

Từ những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu nuôi trồng chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

1. Phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên vỏ cà phê. Đặc biệt là các điều kiện như cân bằng dinh dưỡng trong môi trường cơ chất vỏ cà phê, các điều kiện nuôi trồng như: điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để nấm có năng suất cao hơn, thể quả ra đồng đều hơn. Có vậy mới có thể đi đến nâng cao hiệu suất sử dụng sinh học của nấm bào ngư Nhật trên cơ chất vỏ cà phê.

2. Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và sinh học của các hoạt chất sinh học có trong nấm bào ngư Nhật và các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh giá trị không kém giống của các nước khác về hai mặt giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu. Từ đó tuyên truyền quảng bá loài nấm quý này đến tay người tiêu dùng, phục vụ công tác xuất khẩu.

3. Tiến hành thử nghiệm nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên các môi trường cơ chất phế phẩm nông nghiệp khác như bã mía, xơ cọ dừa, cùi bắp,bông phế thải, rơm rạ, vỏ hạt bông… để có thể tận dụng được nguồn phế phẩm này thành nguồn cơ chất quí giá trồng nấm.

4. Tiếp tục nghiên cứu cơ chất vỏ cà phê sau khi trồng nấm bào ngư có thể sử dụng làm phân bón vì đối với cơ chất mạt cưa cao su sau khi trồng nấm được sử dụng làm phân bón.

5. Tăng thêm thời gian thực nghiệm làm đồ án tốt nghiệp để tăng độ tin cậy của kết quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT DINH DƯỠNG NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT VÀ GÓP PHẦN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TRỒNG CÀ PHÊ Ở DI LINH (Trang 51 -53 )

×