0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Quá trình nuôi trồng khảo nghiệm 1 Xây dựng quy trình nuôi trồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT DINH DƯỠNG NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT VÀ GÓP PHẦN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TRỒNG CÀ PHÊ Ở DI LINH (Trang 30 -35 )

2.2.4.1. Xây dựng quy trình nuôi trồng

Sau khi đã nhân các giống cấp một, cấp hai, cấp ba thành công đối tượng trên với số lượng khá nhiều. Tiếp theo sẽ cấy giống cấp ba vào môi trường cơ chất vỏ cà

phê để tiến hành nuôi trồng khảo nghiệm. Quá trình nuôi trồng được tiến hành ở trang trại nấm Bảy Yết (2/73A ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hoocmon, thành phố Hồ Chí Minh).

Công thức giá thể tổng hợp: - Vỏ cà phê được loại tạp bẩn - Vôi bột 1%,

- Phân DAP 0.3%, - Cám gạo 10%, - KH2PO4 0.1% , - MgSO4 0.1%

- Nước bổ sung cho đến khi cơ chất đạt độ ẩm 65 - 70%. Qúa trình chuẩn bị giá thể như sau:

- Vỏ cà phê cho vào bao tải 20kg và ngâm trong nước vôi 10%. Sau ba ngày, lấy bao vỏ cà phê ra và ủ vỏ cà phê thành đống phủ kín bằng bao tải khoảng 2 - 3 ngày để phân giải một phần các hợp chất khó hấp thụ như (cellulose, hemicellulose, lignin…) thành các chất dễ hấp thụ hơn như glucose, đồng thời cũng để cơ chất mềm ra, nấm dễ sử dụng.

- Vỏ cà phê sẽ được sàng để loại bỏ văm, mảnh vụn.

- Bổ sung dinh dưỡng với tỷ lệ như trên, tiến hành đảo trộn đủ ẩm. - Cho cơ chất vào các bịch PP hoặc PE khoảng 1,1 - 1,2 kg.

Mỗi bịch kích thước là 18 x 30cm. Bịch nén xong, tiến hành làm cổ. Cổ bằng giấy bìa cứng, đường kính là 2cm, chiều cao là 4cm. Sau đó cần soi lỗ lại cho rộng để tiện khi cấy giống. Miệng bịch được nhét vải bông không thấm. Cuối cùng là dùng giấy dầu bọc miệng bịch lại.

Hình 2.8: Tạo lỗ hình nón ở giữa bịch phôi

1.Vải bông; 2. Phần giấy dầu xòe ra sau khi buộc chặt, 3. Giống sau khi cấy; 4. Lỗ hình nón

Vỏ cà phê sau khi đóng bịch sẽ được khử trùng ngay.

- Khử trùng bịch cơ chất theo phương pháp hấp khử trùng không áp suất trong lò hấp ở 100oC trong 6 giờ, sau đó để nguội 24 giờ.

- Để nguội rồi cấy giống cấp ba vào bịch.

- Sau đó tiến hành chuyển bịch phôi vào trong trại ủ tơ nấm trong điều kiện ánh sáng khuếch tán nhẹ ở nhiệt độ 23-260C, tiến hành quan sát và nhận xét về quá trình phát triển của tơ nấm của đối tượng trên.

Yêu cầu đối với nơi ủ tơ

- Sạch và thoáng mát. Định kỳ được làm vệ sinh bằng formol, nước vôi trong. - Ít ánh sáng nhưng không tối.

- Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu.

- Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở.

- Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong.

- Bịch ủ có thể xếp trên kệ. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Không xếp vào ngăn quá kín làm tơ bị ngộp.

- Cứ 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác.

Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ.

Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư Nhật khoảng 30 – 40 ngày.

Sau ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, bịch phôi sẽ được chuyển vào nhà tưới. Bịch sẽ được rút nút, mỗi ngày tưới 2 - 4 lần để duy trì nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC. Độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.

Hình 2.9: Vỏ cà phê cho vào bao tải và ngâm nước vôi

Hình 2.11: Xếp vỉ chứa bịch phôi đi khử trùng

Hình 2.12: Cấy giống cấp ba vào bịch phôi

Hình 2.14:Tưới đón nấm


Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT DINH DƯỠNG NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT VÀ GÓP PHẦN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TRỒNG CÀ PHÊ Ở DI LINH (Trang 30 -35 )

×