Hoạt động thú yở Trạm Thú y Thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm tp. cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 38)

Trạm Thú y Thành phố Cao Lãnh có trụ sở đặt tại xã Mỹ Trà, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trạm có 08cán bộ, trong đó 05 đại học và 3 cao đẳng.

Chức năng của Trạm là phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho vật nuôi, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm và xây dựng mạng lưới thú y các xã, phường trên địa bàn Thành phố.

Về công tác tiêm phòng, hàng năm Trạm tổ chức tiêm phòng định kỳ bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt vào tháng 3-4 và tháng 9-10. Trong những tháng đầu năm 2013, Trạm Thú Y TPCL đã tiến hành nhiều đợt tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi như: lở mồm long móng, tai xanh cho heo, bệnh dại cho chó, cúm gia cầm cho gà, vịt... đạt tỷ lệ trên 90%.

Ngoài ra, Trạm còn cử cán bộ thú y thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái trên địa bàn.

Toàn TPCL chỉ có 01 lò giết mổ gia cầm tập trung với công suất trung bình khoảng 300 con/ngày, cán bộ thú y của Trạm luôn làm tốt công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại lò và còn kết hợp với đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra thịt và gia cầm sống được bày bán ở các chợ trên địa bàn TPCL.

Về mạng lưới thú y, Trạm Thú y TPCL có 15 trưởng ban thú y và trên 30 thú y viên thường xuyên hổ trợ Trạm Thú Y trong công tác tiêm phòng, tiêu độc sát trùng và quản lý đàn vật nuôi của toàn TPCL.

Thành Phố Cao Lãnh hiện có 45 cửa hàng bán thuốc thú y lớn nhỏ, phần lớn đều nằm ở trung tâm TPCL phục vụ cho người chăn nuôi, kinh doanh các loại thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

2.7.3 Tình hình mua bán gia cầm và tiêu thụ thịt gia cầm ở chợ gia cầm

Thành phố Cao lãnh.

Gia cầm được các thương lái mua về từ các trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn TPCL và các huyện lân cận trong tỉnh như: Huyện Cao Lãnh, Huyện Lấp Vò..vv và các tỉnh lân cận như: Tiền Giang, An Giang. Gia cầm sau khi giết mổ được tiêu thụ phần lớn tại các chợ trong TPCL.

2.7.4 Tình hình giết mổ gia cầm ở lò giết mổ tập trung TP. Cao Lãnh

Sơ lược về lò giết mổ

Đề tài được thực hiện tại lò giết mổ gia cầm tập trung Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đây là lò mổ duy nhất trên địa bàn TPCL với công suất giết mổ gia cầm hàng ngày, trung bình khoảng 300 con/ngày, đây là lò mổ có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, được sự giám sát của Trạm Thú Y Thành phố Cao Lãnh.

Qui trình giết mổ ở lò mổ gia cầm TPCL

Gia cầm được mang tới lò giết mổ gia cầm, đầu tiên người mang gia cầm đến giết mổ, phải xuất trình một số giấy tờ như sau: giấy chứng nhận tiêm phòng của đàn gia cầm, giấy kiểm dịch nguồn gốc của gia cầm. Sau đó gia cầm sẽ được cán bộ kiểm dịch kiểm tra lâm sàng và cho đem vào lò giết mổ. Gia cầm sẽ được cắt cổ, lấy huyết, chụng vào lò nước sôi, nhổ lông, mổ bụng và làm lòng. Mỗi công đoạn đều có sự giám sát và kiểm dịch của kiểm dịch viên Thú Y, các thân thịt gia cầm đạt yêu cầu sẽ được đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi chuyển đi tiêu thụ.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm TP.Cao Lãnh của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp.

3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện

Thời gian thực hiện: 30/07/2013 đến 30/09/2013.

Địa điểm thực hiện: Lò giết mổ gia cầm TP.Cao lãnh của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp.

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Vịt được mang đến giết mổ tại lò mổ gia cầm TP.Cao Lãnh

3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương tiện nghiên cứu

-Bộ dụng cụ mổ khám

-Bảng theo dõi, ghi nhận các bệnh tích -Máy chụp ảnh

-Sổ tổng hợp số liệu

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mổ khám và thu thập số liệu tại lò giết mổ gia cầm TP.Cao lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Cách tiến hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tiên kiểm tra bên ngoài xem da, lông, niêm mạc, thể trạng (gầy, trung bình, mập). Sau khi giết mổ tiến hành kiểm tra các tổ chức nội tạng bên trong lần lượt như sau:

- Dạ dày tuyến, dạ dày cơ: dùng kéo, dao cắt dọc đường nhỏ, xem phần niêm mạc bên trong dạ dày. Quan sát và ghi nhận những bệnh tích.

- Thực quản, ruột non, ruột già: dùng kéo cắt dọc theo đoạn ruột được lấy, sau đó cạo lớp dịch nhày bên trong ruột, kiểm tra xem niêm mạc ruột có bị

xuất huyết hay không. Kiểm tra chất nhày chứa bên trong ruột để tìm kí sinh trùng.

- Gan: quan sát bệnh tích bên ngoài. Sau đó dùng kéo cắt dọc theo các ống dẫn mật và túi mật để tìm sán hoặc giun.

- Lách: quan sát hình thái, màu sắc bên ngoài

- Phổi: quan sát bề mặt phổi, xác định những tổn thương, bằng cách quan sát và sờ nắn phổi.

- Khí quản: dùng kéo cắt dọc khí quản, quan sát niêm mạc khí quản - Tim: quan sát hình thái, màu sắc, mỡ bao tim…

- Thận: quan sát hình thái, màu sắc…

- Buồng trứng: quan sát hình thái, màu sắc…

*Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu được thu thập trong quá trình mổ khám và quan sát, được ghi chi tiết vào bảng thu thập số liệu Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Bảng thu thập số liệu mổ khám vịt

Hệ

Cơ quan

Tuần

hoàn Hô hấp Tiêu hóa Niệu,sinh dục

Tim Phổi Khí quản

Dạ dày

Thực

quản Ruột Gan Lách Tụy Thận

Buồng trứng 1

n

Qua bảng thu thập số liệu trên ta có thể theo dõi các trường hợp bệnh tích tại các cơ quan của vịt.

*Phương pháp xử lý chỉ tiêu theo dõi:

Số ca bệnh ở hệ tiêu hóa Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ hô hấp Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ tuần hoàn Số vịt khảo sát Số ca bệnh ở hệ niệu, sinh dục Số vịt khảo sát Số loại bệnh tích Tổng ca bệnh Tổng ca bệnh Tổng ca bệnh Tổng ca bệnh Số loại bệnh tích Số loại bệnh tích Số loại bệnh tích

Những chỉ tiêu được xác định dựa vào công thức sau:

*Tỷ lệ bệnh của các cơ quan

Tỷ lệ bệnh tích ở hệ tiêu hóa = ---x 100

Tỷ lệ bệnh tích ở hệ hô hấp = ---x 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ bệnh tích ở hệ tuần hoàn = ---x 100

Tỷ lệ bệnh tích ở hệ niệu, sinh dục = ---x 100

*Tỷ lệ của từng loại bệnh tích ở các cơ quan

Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ tiêu hóa =---x 100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…)

Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ hô hấp =---x100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…)

Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ tuần hoàn =---x 100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…)

Tỷ lệ từng loại bệnh tích của hệ niệu, sinh dục = ---x 100 (Xuất huyết,sung huyết, viêm…)

Số vịt nhiễm Số vịt khảo sát Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 2 hệ Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 3 hệ Số vịt nhiễm Số vịt nhiễm ghép 4 hệ *Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm ghép: Tỷ lệ nhiễm =---x100 Tỷ lệ nhiễm ghép =---x100 Tỷ lệ nhiễm ghép ở 2 hệ=---x100 Tỷ lệ nhiễm ghép ở 3 hệ =---x100 Tỷ lệ nhiễm ghép ở 4 hệ=---x100

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình nhiễm bệnh trên vịt tại lò mổ gia cầm TP. Cao Lãnh qua phương pháp mổ khám bệnh tích. phương pháp mổ khám bệnh tích.

Phương pháp mổ khám là một trong những phương pháp quan trọng góp phần trong việc nghiên cứu, chẩn đoán phát hiện bệnh một cách hiệu quả. Phương pháp này thường cho kết quả có tính chính xác, nhưng mặt hạn chế của phương pháp này chính là không thể chẩn đoán chính xác các bệnh ở thể mãn tính và thể ẩn tính. Thông qua mổ khám 500 con vịt ở lò mổ TP. Cao Lãnh nghiên cứu đã phát hiện 193 con có bệnh tích chiếm tỷ lệ là 38,6%. Trong đó có tổng cộng 584 trường hợp bệnh tích các loại xuất hiện ở hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu, sinh dục.

So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), qua mổ khám 78 con vịt ở Huyện Cao Lãnh, đa phần là vịt chạy đồng, thì phát hiện có 52 con có bệnh tích xuất hiện, chiếm tỷ lệ 66,7%. So với kết quả mổ khám của Đinh Minh Ngọc (2012), qua mổ khám 40 con vịt chạy đồng ở Huyện Cao Lãnh, thì phát hiện có 25 con có bệnh tích xuất hiện, chiếm tỷ lệ 62,5%, điều này cho thấy, tỷ lệ vịt có bệnh tích xuất hiện ở lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh là thấp hơn. Điều này có thể giải thích như sau: vịt mang đến lò mổ gia cầm được trải qua quy trình kiểm dịch của cơ quan Thú y trước khi được phép giết mổ.

4.2 Tình hình nhiễm ghép bệnh tích trên vịt

Kết quả số vịt bị nhiễm ghép bệnh tích ở cơ quan được trình bày qua Bảng 4.1

Bảng 4.1: Tỷ lệ vịt bị nhiễm ghép Số vịt kiểm tra Số vịt có bệnh tích Nhiễm bệnh ở 1 hệ Nhiễm bệnh ở 2 hệ Nhiễm bệnh ở 3 hệ Nhiễm bệnh ở 4 hệ 500 193 Số vịt nhiễm Tỷ lệ (%) Số vịt nhiễm Tỷ lệ (%) Số vịt nhiễm Tỷ lệ (%) Số vịt nhiễm Tỷ lệ (%) 89 46,1 77 39,9 22 11,4 5 2,6 Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy, trong số 500 con vịt mổ khảo sát, có 193 con vịt có bệnh tích, trong đó có 89 con nhiễm ở 1 hệ chiếm tỷ lệ 46,1%; có 77 con nhiễm ghép 2 hệ chiếm tỷ lệ 39,9%; có 22 con nhiễm ghép 3 hệ chiếm tỷ lệ 11,4%; và 5 con nhiễm ghép 4 hệ chiếm tỷ lệ 2,6% số vịt có bệnh tích.

4.3 Tình hình bệnh tích trên các cơ quan của vịt được mổ khám

Kết quả kiểm tra bệnh tích trên các cơ quan của vịt được trình bày qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các hệ

Tiêu hóa Hô hấp Tuần hoàn Niệu, sinh dục Tổng Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) Số ca Tỷ lệ (%) 168 33,6 92 18,4 37 7,4 13 2,6 310 62 Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên vịt ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp chiếm khá cao, với tỷ lệ bệnh tích lần lượt là 33,6% và 18,4%. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh tích trên hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp hơn với tỷ lệ lần lượt là 7,4% và 2,6%.

So với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012), tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ tiêu hóa là 47,3%, tỷ lệ bệnh tích trên hệ hô hấp là 47,3% và bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục là 5,4%. Theo Hồ Thị Việt Thu, so với các hệ khác, hệ tiêu hóa và hô hấp là 2 hệ có bệnh tích nhiều nhất. Sau mổ khám gia cầm bệnh.

Như vậy, kết quả tỷ lệ vịt ở lò mổ gia cầm TPCL có bệnh tích trên hai hệ tiêu hóa và hô hấp là rất cao, riêng tỷ lệ bệnh tích trên hệ niệu, sinh dục là thì thấp, kết quả này cũng phù hợp so với kết quả mổ khám của Cao Thanh Hoàn (2012).

Nguyên nhân bệnh tích xuất hiện ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp với tỷ lệ cao là do: đầu tiên thức ăn và không khí từ môi trường ngoài sẽ đi vào hệ thống tiêu hóa và hô hấp. Trường hợp thức ăn hoặc không khí có mang mầm bệnh, đầu tiên những mầm bệnh này sẽ tấn công những mô, tổ chức của cơ quan hệ tiêu hóa ( dạ dày, ruột, gan…) và hệ hô hấp ( khí quản, phổi ). Sau đó mầm bệnh sẽ tiếp tục theo máu đến các cơ quan khác như tim, thận…

Kết quả tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên các cơ quan của vịt sẽ được minh họa rõ hơn qua Biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh trên các cơ quan của vịt

33.6 18.4 7.4 2.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40

4.4 Tình hình nhiễm bệnh trên các cơ quan của hệ tiêu hóa.

Kết quả kiểm tra bệnh tích của hệ tiêu hóa vịt được thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa

Kết quả bệnh tích trên các cơ quan của hệ tiêu hóa, minh họa rõ ở Biểu đồ 4.2.

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh tích trên hệ tiêu hóa của vịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.4 29.2 15.5 5.3 3.8 7.6 1 0.8 10.4 9.9 4.63.5 0 5 10 15 20 25 30 35 Gan Ruột Lách Tụy

Sán dây Xuất huyết Viêm Sung huyết Nhạt màu Hoại tử

Bệnh tích ở các cơ

quan

Ruột Gan Lách Tụy

Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Trường hợp Tỷ lệ (%) Xuất huyết 61 15,5 115 29,2 21 5,3 15 3,8 Sung huyết - - 41 10,4 39 9,9 - - Viêm 4 1 30 7,6 3 0,8 - - Nhạt màu - - 18 4,6 - - - - Hoại tử - - 14 3,5 4 1 - - Sán dây 29 7,4 - - - - Tổng cộng 94 23,9 218 55,3 67 17 15 3,8

Qua kết quả Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ bệnh tích trên gan là cao nhất, chiếm tỷ lệ 55,3% (trong bệnh tích xuất hiện trên hệ tiêu hóa), kế đến là bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%; bệnh tích trên lách, chiếm tỷ lệ 17%. Thấp nhất là bệnh tích trên tụy với tỷ lệ bệnh tích là 3,8%.

So với kết quả mổ khám 78 con vịt của Cao Thanh Hoàn (2012), bệnh tích trên gan chiếm tỷ lệ 39,4%, bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%, và bệnh tích trên lách chiếm tỷ lệ là 36,7%. Kết quả mổ khám 40 con vịt của Đinh Minh Ngọc (2012), với bệnh tích trên gan chiếm tỷ lệ 39%, bệnh tích trên ruột

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm tp. cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 38)