Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 66)

NHCSXH tỉnh Hà Nam có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nƣớc có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cƣ bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động vốn tiết kiệm huy động tiết kiệm trong cộng đồng ngƣời nghèo.

- Phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc; vay tiết kiệm Bƣu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Đƣợc nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức Chính phủ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nƣớc.

- NHCSXH tỉnh Hà Nam đƣợc thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nƣớc, ngoài nƣớc theo hợp đồng uỷ thác.

3.1.4. Đặc điểm hoạt động

*. Đặc điểm khách hàng:

Hệ thống NHCSXH hoạt động vì an sinh xã hội, vì ngƣời nghèo chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy đối tƣợng phục vụ của NHCSXH là những ngƣời nghèo, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong sản xuất và đời sống và các đối tƣợng chính sách khác.

Đối tƣợng khách hàng của NHCHXH tỉnh Hà Nam là ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có hộ khẩu thƣờng trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Cụ thể, hiện tại chi nhánh NHCSXH Hà Nam đang thực hiện 7 chƣơng trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, gồm: (i) Chƣơng trình cho vay hộ nghèo; (ii) Chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm; (iii) Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; (iv) Cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; (v) Cho vay chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; (vi) Cho vay hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg); (vii) Cho vay hộ cận nghèo (theo Quyết định 15/2013/QĐ - TTg).

*. Đặc điểm nguồn vốn:

Hoạt động của NHCSXH có tính đặc thù riêng, đối tƣợng khách hàng là hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác. Nhƣ chúng ta đều biết, các hộ nghèo hầu nhƣ không có khả năng tích luỹ nên muốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh họ lệ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào vốn vay và hộ vay còn tiếp tục đƣợc vay vốn cho đến khi thoát nghèo. Trong khi nhu cầu vốn của hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác rất lớn đòi hỏi công tác huy động vốn của NHCSXH phải đƣợc quan tâm.

Nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Nam đƣợc hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam; vốn ngân sách địa phƣơng (tỉnh, huyện) và vốn huy động của dân cƣ. Trong những năm qua, chi nhánh

NHCSXH tỉnh Hà Nam đã luôn tranh thủ nguồn vốn từ Trung Ƣơng chuyển về, đồng thời tích cực, sáng tạo trong công tác phát triển nguồn vốn, huy động các nguồn vốn tại địa phƣơng. Trong đó, nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam là nguồn vốn chủ yếu, thƣờng chiếm từ 95% đến 99% trong tổng nguồn vốn.

*. Đặc điểm tổ chức hoạt động:

Hoạt động tín dụng đƣợc đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, với cơ chế cho vay là thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị- xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) đối với tất cả các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi. Việc bình xét đối tƣợng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ tiết kiệm và vay vốn và các tổ chức chính trị- xã hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã và trụ sở NHCSXH. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ TK&VV.

3.2. Thực trạng quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo

Vào tháng 7 hàng năm (năm thực hiện xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo, ví dụ tháng 7/2013, triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng cho năm 2014), căn cứ công văn hƣớng dẫn của NHCSXH Việt Nam về việc hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, NHCSXH tỉnh Hà Nam triển khai và hƣớng dẫn các NHCSXH cấp huyện thực hiện việc xây dựng kế hoạch tín dụng năm kế hoạch (năm sau liền kề).

Trên cơ sở rà soát thực tế nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại các cơ sở thôn, xóm, tổ dân phố, lập biểu đăng ký kế hoạch vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã tổng hợp. Tại cấp xã, trên cơ sở kế hoạch vay vốn NHCSXH của các thôn, xóm gửi về, lập biểu nhu cầu vay vốn hộ nghèo của toàn xã (có chi tiết đến từng thôn), gửi NHCSXH cấp huyện.

Tại NHCSXH cấp huyện, tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng hộ nghèo các xã, thị trấn, lập biểu kế hoạch tín dụng toàn huyện, gửi NHCSXH tỉnh.

Tại NHCSXH tỉnh, căn cứ kế hoạch tín dụng của các đơn vị cấp huyện, tổng hợp thành kế hoạch tín dụng toàn chi nhánh, gửi NHCSXH Việt Nam.

Việc xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Nam đƣợc thực hiện một cách dân chủ, công khai, đúng quy trình. Thông báo rộng rãi tới các xã, thị trấn và đƣợc phổ biến đến các thôn, xóm, tổ dân phố. Trên cơ sở nhu cầu thực tế về vốn tín dụng của hộ nghèo, không áp đặt, hạn chế về số lƣợng hay chỉ tiêu tăng trƣởng, có sự giám sát của UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp.

3.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng hộ nghèo

Việc tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng hộ nghèo trong những năm qua đƣợc NHCSXH tỉnh Hà Nam thực hiện qua các kênh:

- Ban đại diện HĐQT các cấp, thông qua việc tham mƣu cho Ban đại diện HĐQT tỉnh, huyện ban hành các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện đối với các tổ chức chính trị- xã hội, tổ TK&VV.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc các buổi học tập triển khai, hƣớng dẫn văn bản nghiệp vụ mới tới tất cả cán bộ viên chức trong đơn vị, chỉ đạo cán bộ tự nghiên cứu học tập.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ Ban giảm nghèo xã, Trƣởng thôn (xóm, tổ dân phố), Cán bộ Hội, đoàn thể chính trị- xã hội, Cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Hàng tháng tại 116 điểm trực giao dịch xã, NHCSXH thực hiện giao ban với Hội làm DVUT cấp xã, Ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ Ban giảm nghèo xã. Thông qua giao ban NHCSXH tuyên truyền, phổ biến những văn bản mới, những quy định, thay đổi về chính sách của Chính phủ đối với tín dụng hộ nghèo, các văn bản hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ của NHCSXH… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhờ đó văn bản của các cấp, các ngành về tín dụng hộ nghèo luôn đƣợc phổ biến kịp thời.

- Công khai hóa chế độ cho vay, quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, đối tƣợng vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay… Qua đó mọi ngƣời dân có thể dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận về chính sách tín dụng hộ nghèo.

3.2.3. Tổ chức và quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo

NHCSXH tỉnh Hà Nam có hệ thống mạng lƣới hoạt động rộng lớn với 116 điểm giao dịch xã, ủy thác tín dụng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách qua 4 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp tỉnh; 24 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện; 454 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp xã và 1.851 Tổ tiết kiệm và vay vốn, là những cánh tay vƣơn dài của NHCSXH trong việc chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến tay hộ nghèo.

Tổ chức và quản lý tốt mạng lƣới ủy thác cho vay hộ nghèo là điều kiện tiên quyết để tổ chức và quản lý thành công mạng lƣới hoạt động tín dụng hộ nghèo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc quản lý mạng lƣới hoạt động, thời gian qua NHCSXH luôn chú trọng trong công tác mở rộng màng lƣới hoạt động đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác ủy thác cho vay, đặc biệt là các “cánh tay vƣơn dài” của NHCSXH.

Từ 1.787 tổ TK&VV năm 2010, số Tổ TK&VV đã đƣợc mở rộng và phát triển lên 1.807 tổ TK&VV vào năm 2011, đến 31/12/2012 NHCSXH tỉnh Hà Nam đã có số lƣợng tổ TK&VV làm dịch vụ ủy nhiệm cho vay hộ nghèo lên đến 1.861 tổ TK&VV. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có một số tổ TK&VV chất lƣợng hoạt động yếu kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý tín dụng hộ nghèo cần phải đƣợc củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động. Một trong số các biện pháp củng cố, kiện toàn tổ TK&VV là sắp xếp lại và sát nhập các tổ TK&VV hoạt động yếu kém vào các tổ TK&VV trên cùng địa bàn thôn, xóm đang hoạt động có chất

lƣợng cao hơn. Do vậy số tổ TK&VV năm 2013 sau khi kiện toàn củng cố lại tổ TK&VV giảm xuống còn 1.855 tổ TK&VV, đến 31/12/2014 tổng số tổ TK&VV trên địa bàn giảm xuống còn 1.851 tổ TK&VV.

Từ năm 2014 trở về trƣớc, việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV đƣợc thực hiện mỗi năm 1 lần vào thời điểm 31/10 hàng năm, từ tháng 01/2015 đến nay, việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV đƣợc thực hiện 1 lần/tháng. Thông qua việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV, xác định đƣợc các Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, để có biện pháp củng cố và chấn chỉnh kịp thời, nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV. Đến 31/10/2014, tại NHCSXH tỉnh Hà Nam có 978 Tổ TK&VV xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 52,84% trên tổng số Tổ TK&VV đang quản lý; 803 Tổ TK&VV xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 43,38%; 67 Tổ TK&VV xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 3,62%; 3 Tổ TK&VV xếp loại yếu kém chiếm tỷ lệ 0,16%.

Hàng năm NHCSXH phối hợp với các Hội, Đoàn thể làm dịch vụ ủy thác tập huấn và tập huấn lại quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo cho 100% các Tổ TK&VV, Hội, Đoàn thể các cấp để trang bị, bồi dƣỡng kiến thức về nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng quản lý tín dụng hộ nghèo cho Tổ TK&VV cũng nhƣ cán bộ Hội, Đoàn thể các cấp làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH.

3.2.4. Tổ chức quản lý các nghiệp vụ tín dụng hộ nghèo a) Phát triển nguồn vốn

*. Quy mô

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam khi thành lập đã tiếp nhận nguồn vốn từ Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo 144 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm hoạt động, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Nam đã không ngừng tăng lên, cho đến nay (31/12/2014) tổng nguồn vốn là 1.301 tỷ đồng. Số liệu qua các năm cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2. Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Nam (2010 – 2014)

Đơn vị: tỷ đồng, %.

T

T Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 885 100 1.019 100 1.181 100 1.286 100 1.301 100 Trong đó: 1 Nguồn vốn từ Trung Ƣơng 874 98,7 1.002 98,3 1.141 96,6 1.232 95,8 1.242 95,4 2 Nguồn do ngân sách địa phƣơng hỗ trợ 4 0,5 5 0,5 7 0,6 10 0,8 10 0,8 3 Nguồn huy động tại địa phƣơng đƣợc TW cấp bù 7 0,8 12 1,2 33 2,8 44 3,4 49 3,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam)

Qua bảng số liệu trên đây cho thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam tăng trƣởng nhanh, năm 2010 tổng nguồn vốn 885 tỷ đồng, đến năm 2011 là 1.019 tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng so với năm 2010; năm 2012 là 1.181 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng với năm 2011; năm 2013 là 1.286 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng với năm 2012; năm 2014 là 1.301 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng với năm 2013 và tăng 416 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn giai đoạn 2010- 2014 đạt: 147%.

*. Cơ cấu nguồn vốn:

- Nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam cấp

Do đặc điểm hoạt động của NHCSXH là ngân hàng của Chính phủ, hoạt động chủ yếu là cho vay hộ nghèo, không vì mục tiêu lợi nhuận nên việc huy động vốn từ thị trƣờng là rất khó. Đó là lý do giải thích tại sao tỷ trọng vốn nhà nƣớc thƣờng chiếm gần nhƣ tuyệt đối trong tổng nguồn vốn của NHCSXH.

Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Nam chủ yếu là nguồn vốn Trung ƣơng (từ 95% đến 99%). Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam luôn đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của mình, đặc biệt là vấn đề về nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; đồng thời các hộ nghèo trên địa bàn cũng có cơ hội đƣợc tiếp cận nguồn tín dụng ƣu đãi nhiều hơn.

- Nguồn vốn uỷ thác (từ ngân sách địa phƣơng)

Nguồn vốn nhận uỷ thác này luôn đƣợc chi nhánh quan tâm, vì là nguồn vốn rẻ, không phải trả lãi suất huy động, giảm gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất cho ngân sách nhà nƣớc. Chi nhánh luôn tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp ủy chính quyền, tham mƣu cho UBND tỉnh và huyện trích ngân sách từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để chuyển vốn uỷ thác cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh còn tích cực phối hợp với các Ban, Ngành, Hội đoàn thể để tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi, nhận uỷ thác sang chi nhánh.

Tuy nhiên số vốn nhận ủy thác tại chi nhánh có xu hƣớng tăng chậm. Năm 2010, tổng nguồn vốn này có 4 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng nguồn vốn. Năm 2011, tăng 1 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng nguồn vốn; đến năm 2012 tăng 2 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 0,6% tổng nguồn vốn tín dụng hộ nghèo. Năm 2013 và năm 2014 có số dƣ là 10 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với năm 20102, chiếm 0,8% tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động trên thị trƣờng đƣợc Trung ƣơng cấp bù lãi suất Chi nhánh luôn tích cực thông tin tuyên truyền về hoạt động huy động vốn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về việc nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ và các tổ chức kinh tế theo lãi suất trên thị trƣờng. Ngoài ra, chi nhánh còn giao chỉ tiêu thi đua cho cán bộ trong Chi nhánh để chủ động tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp nhất có thể từ các tổ chức tài chính, tín dụng và các cá nhân trên địa bàn.

tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng với một khoản tiền nhất định theo quy ƣớc hoạt động của tổ.

Nhờ có những chủ trƣơng biện pháp phù hợp trên, nên nguồn vốn của Chi nhánh tăng nhanh trong những năm qua, góp phần tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh việc phát triển nguồn vốn nói chung, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam luôn chú trọng quan tâm phát triển nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo. Nhờ đó nguồn vốn dành cho hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn cho vay của NHCSXH. (xem bảng 3.3). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn hộ nghèo của NHCSXH Hà Nam 2010 – 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng, %.

TT Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà nam (Trang 66)