Trên cơ sở xu thế phát triển của thị trƣờng trong giai đoạn 2015 – 2020, CMC đã đề ra cho mình các mục tiêu nhƣ sau:
Đối với khách hàng:
Coi khách hàng là trung tập, tập trung nâng cao khác biệt trong dịch vụ.
Đối với nhân viên:
Thực hiện trao quyền.
Chỉ số gắn bó của nhân viên đạt hơn 70%.
Tạo ra văn hóa coi trọng hiệu quả và đặt khách hàng thành mối quan tâm hàng đầu.
Có năng lực tốt trong lĩnh vực yêu cầu.
Đối với cổ đông:
Tăng trƣởng doanh thu và biên lợi nhuận của CMC tăng chắc và đều hơn so với nhiều công ty cùng ngành. Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn của Công ty tăng hơn 4 lần năm 2014 so với 2013, trong khi hệ số này của các công ty khác cùng ngành đa phần suy giảm. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của CMC đang cải thiện tốt.
Định hƣớng chiến lƣợc:
Trong giai đoạn này, CMC đã lấn sân sang hàng loạt lĩnh vực mới nhƣ truyền hình trả tiền, cáp quang internet, quản lý dữ liệu, tìm kiếm việc làm, sản xuất thiết bị thông tin, bất động sản, xây dựng... Đặc biệt, lĩnh vực truyền hình trả tiền với số lƣợng khách hàng trên thị trƣờng sử dụng dịch vụ này hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, còn rất nhiều cơ hội để CMC đạt đƣợc kỳ tích. Những lĩnh vực đầu tƣ khác cũng đƣợc CMC quan tâm nhƣ mua lại thêm cổ phần từ các công ty liên kết và đối tác kinh doanh.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn phát triển mới, CMC đang đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu chiến lƣợc, và để thực hiện thành công những mục tiêu
66
ấy VHDN càng khẳng định thêm tầm quan trọng và nhiệm vụ của nó: cần phải có một nền tảng tinh thần làm chất keo gắn kết, là động lực phát triển và là một công cụ mạnh để quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực CMC. Trong bối cảnh đó, công tác xây dựng, duy trì và phát triển VHDN đứng trƣớc những thách thức mới để hoàn thiện và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của mình.
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển Văn hóa doanh nghiệp CMC trong giai đoạn hiện nay.
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản và đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục về văn hoá doanh nghiệp. văn hoá doanh nghiệp.
Trong giai đoạn phát triển mới, CMC ngày càng mở rộng về qui mô và lĩnh vực kinh doanh thì tại mỗi đơn vị lại có những nét đặc thù đòi hỏi VHDN cần có phù hợp với từng đơn vị cụ thể.
Những quy tắc, chuẩn mực, giá trị chung của công ty sẽ đƣợc áp dụng trong mọi cấp độ của hệ thống nhƣng đối với từng đơn vị thì cần có những hƣớng dẫn triển khai chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn.
Để nâng cao nhận thức về VHDN nên tổ chức những buổi thảo luận, thuyết trình về các vấn đề cụ thể, có thể lấy ý kiến khảo sát của cán bộ, nhân viên tại đó để biết đƣợc những băn khoăn của họ hoặc có đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung. VHDN không thể chỉ là ý chí chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp mà nó phải đƣợc ngƣời lao động nhận thức và thực thi. Nhƣ vậy VHDN sẽ hoạt động trên sự tự giác chứ không phải ép buộc, khuôn mẫu.
Về phƣơng diện truyền thông, cần phát triển và quản lý tốt công tác tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin, các ấn phẩm văn hoá. Đối với các đơn vị kinh doanh tại vùng sâu, vùng xa thì dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc để các nhân viên bản xứ hiểu về VHDN của CMC, từ đó có chung một nền tảng tƣ tƣởng và rút ngắn khoảng cách sự khác biệt về văn hoá. Định kỳ tổ chức các buổi giao lƣu trực tiếp hoặc trực tuyến giữa các chi nhánh với các chủ đề về VHDN để cán bộ, nhân viên chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thực thi VHDN tại đơn vị của mình.
67
4.3.2. Xây dựng phong cách văn hóa doanh nghiệp định hướng vào khách hàng.
Khách hàng là ngƣời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì thế, không một doanh nghiệp nào có thể sống sót và thành công nếu không có khách hàng. Sự thành công bền vững của một tổ chức phụ thuộc vào khả năng tạo ra các giá trị cho những ngƣời mà tổ chức đó phục vụ - đó là khách hàng.
Tuy nhiên để phát triển văn hóa doanh nghiệp hƣớng về khách hàng bên cạnh các biện pháp hiện có, CMC cần chú trọng đến các giải pháp sau đây.
Tăng cường ứng dụng quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh:
CMC cần tiến hành phổ biến cho nhân viên về các tƣ tƣởng chính của quản trị quan hệ khách hàng bao gồm:
- Tạo ra khách hàng là trách nhiệm của toàn doanh nghiệp - Lắng nghe khách hàng
- Tạo giá trị cho khách hàng.
- Để khách hàng quyết định chất lƣợng
- Xây dựng quan hệ và lòng trung thành của khách hàng.
- Xác định trọng tâm kinh doanh là đảm bảo dịch vụ khách hàng. - Cảm kết cải tiến và đổi mới liên tục
- Tăng trƣởng cùng với các đối tác.
CMC cũng cần xây dựng cho mình các bƣớc cụ thể trong quản trị quan hệ khách hàng gồm có:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. - Phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Phát triển các chƣơng trình quan hệ với khách hàng mục tiêu.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong kinh doanh
Xây dựng văn hóa hình vi ứng xử trong doanh nghiệp tốt chính là xây và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Để tránh hiểu lầm trong giao tiếp ứng xử, CMC cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử hoàn thiện hơn trong giao tiếp với khách hàng. Bộ quy tắc này cần đƣợc phổ biến đối với tất cả nhân viên.
68 nhƣ sau:
-Các cuộc hẹn gặp nên đƣợc sắp xếp trƣớc một tuần và cần khẳng định lại cuộc hẹn trƣớc 1 đến 2 ngày.
-Cần chuẩn bị danh thiếp cho tất cả những ngƣời có mặt trong buổi gặp. Thông thƣờng danh thiếp đƣợc trao cho ngƣời lớn tuổi trƣớc tiên. Danh thiếp cần đƣợc trao bằng hai tay.
-Ngôn ngữ nên đƣợc sử dụng trong các cuộc giao tiếp với các quan chức chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nƣớc phải rõ ràng, dễ hiểu.
-Cần tránh những hành vi bất lịch sự hoặc thô thiển, luôn giữ thái độ niểm nở, lịch sự. Điều quan trọng trong đàm phán với đối tác là sự kiên trì. Phƣơng thức thanh toán và giá cả nên thảo luận chi tiết trong buổi đàm phán.
-Việc chia sẻ các vấn đề riêng tƣ nhƣ: chuyện gia đình, sở thích, quan điểm chính trị sẽ giúp tăng cƣờng mối quan hệ kinh doanh.
CMC có đội ngũ lao động trẻ, đƣợc đào tạo bài bản cùng với đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết sẵn sàng lắng nghe và đổi mới các giải pháp nêu trên là hoàn toàn khả thi.
4.3.3. Nêu cao vai trò và trách nhiệm xây dựng và phát huy VHDN của các cấp lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các đơn vị. lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các đơn vị.
Vai trò và trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển VHDN càng trở nên cấp thiết khi hiện nay CMC đã trở thành một Tập đoàn lớn với khoảng hai mƣơi nghìn nhân viên, hoạt động trên khắp cả nƣớc và ngày càng gia tăng sự ảnh hƣởng của mình trên lĩnh vực viễn thông.
Để các cấp lãnh đạo và ngƣời đứng đầu các đơn vị thực sự khẳng định đƣợc vai trò của mình trong công tác xây dựng và phát huy VHDN cần tăng cƣờng tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên. Qua các cuộc gặp gỡ, giao lƣu, hội thảo, các hoạt động văn hoá... lãnh đạo có thể truyền đạt những tƣ tƣởng, niềm tin của mình tới nhân viên và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện VHDN của Tập đoàn. Đó cũng là dịp để ban lãnh đạo có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác, truyền tải cá tính, phong cách lãnh đạo của mình tới toàn thể nhân viên.
69
Qua đó, nhân viên sẽ hiểu đƣợc những mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Đồng thời, những câu truyện, giai thoại về những ngƣời sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của CMC cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cách thức hiệu quả để truyền đạt và xây dựng những giá trị chung.
Lãnh đạo công ty vừa phải là tấm gƣơng cho toàn thể nhân viên nhìn vào, đồng thời cần tích cực trao đổi, học hỏi, nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của các đối tác hợp tác quốc tế để có thể hiểu và xây dựng VHDN của CMC mang tính cởi mở, quốc tế hóa, địa phƣơng hóa để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nền VHDN khác trên thế giới.
4.3.4. Xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật.
CMC cần xây dựng một cơ chế thƣởng, kỷ luật rõ ràng phù hợp với các giá trị văn hóa mà công ty theo đuổi tạo cơ sở cho một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững, lành mạnh. Công ty cần phổ biến rộng rãi cơ chế này đến tất cả mọi ngƣời trong công ty để tạo ra động lực phấn đấu và tuân thủ cho mọi ngƣời.
Trên cơ sở các mục tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, công ty cần xây dựng các chỉ số đánh giá một cách cụ thể cho từng bộ phận chức năng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu này. Trên cơ sở các mục tiêu đƣợc đƣa ra, các mục tiêu này cần đƣợc phân rã đến từng cá nhân. Khi mỗi cá nhân đạt đƣợc một mục tiêu đề ra cần có sự ghi nhận từ bộ phận quản lí.
CMC cần xây dựng công cụ, tập quán ghi nhận đóng góp sự đóng góp của các thành viên khi một công việc cụ thể đƣợc hoàn thành với kết quả tốt. Các lãnh đạo cần kịp thời ghi nhận những đóng góp của các nhân viên khi họ có đóng góp tốt vào sự thành công của dự án.
Đây là một biện pháp khả thi giúp cán bộ nhân viên cảm thấy những đóng góp của mình đƣợc ghi nhận. Nó sẽ giúp nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với công ty.
70
4.3.5. Tăng cường áp dụng chuẩn mực đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty.
Muốn tồn tại và phát triển bền vững thì CMC phải ý thức đƣợc việc xây dựng một văn hoá đảm bảo tất cả các trách nhiệm mà xã hội yêu cầu. CMC cần chú ý tới những nội dung sau:
- Quan hệ với con ngƣời: lòng nhân ái, coi trọng nhân viên, khách hàng và các đối tƣợng công chúng; thể hiện ở chính chế độ đãi ngộ nội bộ, chính sách với khách hàng.
- Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, không dùng thủ đoạn để thu lợi nhuận.
- Tôn trọng luật pháp và hỗ trợ các chính sách phát triển của Nhà nƣớc. - Chủ động thực hiện các chƣơng trình vì cộng đồng, gắn liền với những thế mạnh của công ty.
- Bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng và cảnh quan xã hội.
Đây là giải pháp mang tính khả thi và đem lại hiệu quả quan trọng. Chỉ có chính sách văn hoá mạnh mới đảm bảo đƣợc việc đào tạo và nuôi dƣỡng con ngƣời, thu hút đông đảo lực lƣợng lao động, giảm thiểu thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con ngƣời; quan tâm, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và cộng đồng; góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc.
4.3.6. Đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị VHDN của CMC phù hợp với các thách thức và yêu cầu của thời hội nhập quốc tế. thách thức và yêu cầu của thời hội nhập quốc tế.
Những thách thức đặt ra trong thời kỳ CMC chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác quản trị VHDN của công ty cần đƣợc cải tiến và hoàn thiện hơn. Có nhƣ vậy, VHDN mới thực sự phát huy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp.
Việc cải tiến và hoàn thiện công tác quản trị VHDN có thể tập trung vào các nội dung:
a. Cần nâng cao, bồi dƣỡng trình độ quản lý doanh nghiệp; làm cho triết lý, quan niệm giá trị của doanh nghiệp thực sự trở thành nhận thức chung của cán bộ, nhân viên, là động lực để cùng nhau làm việc và phát triển doanh nghiệp. Tăng
71
cƣờng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở các giá trị và quy chuẩn của văn hoá doanh nghiệp. Bồi dƣỡng cho cán bộ, nhân viên một cách hệ thống ngay buổi đầu họ gia nhập công ty là một công tác quan trọng của lãnh đạo Tập đoàn cũng nhƣ lãnh đạo các đơn vị. Một tổ chức thống nhất về nhận thức thì mới có thể đoàn kết, cùng chung ý chí và cùng hành động.
b. Việc mở rộng thị trƣờng về lãnh thổ cũng nhƣ lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi CMC phải có quan niệm thị trƣờng linh động hơn để đảm bảo sức cạnh tranh. Tại mỗi thị trƣờng, những nhu cầu về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ bảo hành... lại khác nhau do tính chất sản phẩm và văn hoá địa phƣơng. Vì vậy, cần nhìn nhận nhu cầu của thị trƣờng với một vị thế quan trọng hơn, coi nó là điểm xuất phát của VHDN.
72
KẾT LUẬN
Trên thực tế, VHDN đã và đang là một nhân tố cơ bản để thúc đẩy và đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững của CMC. Nó là nền tảng tinh thần vững chắc, đóng vai trò tích cực trong công tác quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, luận văn đã đạt đƣợc mục đích trả lời câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu ở phần mở đầu bằng cách tiến hành phân tích khung lý thuyết phù hợp, đánh giá hiện trạng văn hóa, cuối cùng là đề xuất các giải pháp có tính khả thi để CMC có thể phát triển và hoàn thiện văn hóa của mình tốt hơn nữa.
Trong số sáu giải pháp quan trọng mà tác giả đề xuất thì việc chú trọng xây dựng giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản và đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục về văn hoá doanh nghiệp là vấn đề mà tác giả cho là cần thiết và quan trọng nhất ở thời điểm hiện nay của công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC. Trong đó công ty cần đặc biệt xây dựng một bộ giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử cho phù hợp làm sao để biến thành thói quen thực thi của tất cả cán bộ, nhân viên nhƣ một giá trị ngầm định.
Dù thế nào để xây dựng tốt một nền VHDN, cũng chính là hơi thở, là trái tim của mỗi doanh nghiệp là điều không hề đơn giản và cần phải hoàn thiện cả ba mức độ mà mô hình của Edgar H. Schein đã nêu.
Do còn nhiều hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan nên Luận văn chƣa có đƣợc sự đánh giá, so sánh trong việc xây dựng của các công ty khác họat động trong cùng lĩnh vực với CMC nhƣ: các công ty nƣớc ngoài ở Việt Nam, các công ty họat động trong lĩnh vực ICT.
Định hƣớng để hoàn thiện và phát huy VHDN CMC trong giai đoạn hiện nay chính là tạo động lực và môi trƣờng hình thành các giá trị mới của CMC hƣớng tới mục tiêu phát huy cao nhất những ƣu thế của nội lực thành sức mạnh tập thể để nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của Tập đoàn. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện và phát triển VHDN CMC nhằm phát triển bền vững trong điều kiện nhiều thách thức và cạnh tranh gay gắt là không đơn giản. Nó đòi hỏi sự đóng
73
góp tâm huyết và trí tuệ của mọi cán bộ, nhân viên cũng nhƣ sự quyết tâm của các thế hệ lãnh đạo Tập đoàn.
Việc nghiên cứu để xây dựng và phát triển VHDN là một vấn đề lớn, cần