Cập nhật biến động tuyến đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông từ Google Maps phục vụ công tác quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 62)

Theo điều tra thực địa cho thấy, mặc dù Goole Maps cập nhật thông tin các tuyến đường khá chính xác và đầy đủ tuy nhiên vẫn còn một số tuyến đường thay đổi hoặc những tuyến đường mới mở thêm chưa đươc thể hiện trên bản đồ trực tuyến Google Maps.

Để xác định những biến động đó em đã thực hiện việc cập nhật và chỉnh lý bằng thiết bị GPS như sau:

4.4.5.1. Xác định vị trí biến động giao thông bằng GPS

Trong phạm vi nghiên cứu em sử dụng Smartphone chạy hệ điều hành Android có tích hợp GPS và sử dụng phần mềm OziExplore để lưu các vị trí biến động.

Khi sử dụng chương trình OziExplore trên thiết bị, phần mềm sẽ tự động chuyển bản đồ và vị trí đang sử dụng thiết bị. Từ trang vệ tinh của chương trình OziExplore tiến hành lưu các điểm biến động. Màn hình thiết bị sẽ hiện thị trang bản đồ sẽ cho người dùng biết vị trí ngoài thực địa và các điểm biến động mà người sử dụng đã lưu.

Hình 4.16: Hình ảnh một số Dữ liệu đo GPS trên chương trình OziExplore

* Kết xuất dữ liệu GPS từ thiết bịđo

Dữ liệu từ máy định vị chuyển vào máy tính thông qua phần mềm chuyên dụng, ở đây sử dụng GlobalMapper. Tùy chỉnh trong phần mềm như sau:

Hình 4.17: Tùy chỉnh trong GlobalMapper * Chuyển hệ tọa độ trên MapInfo

Dữ liệu đo GPS ở hệ tọa độ WGS 84. Để có thể đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu cần thống nhất cùng hệ tọa độ VN2000. Việc chuyển đổi được thực hiện trên phần mềm MapInfo: Từ cửa sổ MapInfo chọn File -> Save Copy As,

cửa sổ Save Copy Of Table As xuất hiện. Tại File Name ta đặt tên mới cho dữ liệu, tại Projection chọn Hệ tọa độ VN 2000 rồi ấn Save.

4.4.5.3. Chỉnh sửa, hoàn thiện dữ liệu

Sau khi tạo bản đồ, cơ sở dữ liệu thuộc tính, thực hiện các thao tác chỉnh sửa bản đồ ta được kết quả hoàn thiện bản đồ như sau:

Hình 4.18: Kết quả bản đồ hiện trạng giao thông sau khi đã cập nhật biến động 4.4.6. Hoàn thiện bản đồ

Hoàn thiện bản đồ là khâu cuối cùng trong xây dụng một cơ sở dữ liệu bản đồ hoàn chỉnh. Là bước kiểm tra, cập nhật và chỉnh lý các thông tin trong cơ sở dữ liệu bản đồ bao gồm cả cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

Cơ sở dữ liệu không gian: Kiểm tra xem các tuyến đường, vị trí các địa danh, đối tượng,…Đúng với hiện trạng hay chưa.

Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Kểm tra thông tin các tuyến đường đã chính

xác chưa.

4.5. Đánh giá kết quảđề tài

Kết hợp các phương pháp nghiên cứu xây dựng bản đồ, ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng kho dữ liệu số Google Maps, đề tài đã xây dựng được hoàn chỉnh bộ CSDL giao thông TP. Thái Nguyên. Mặc dù CSDL bản đồ có sự chênh lệch về thông tin về chiều rộng các tuyến đường nhưng đã phản ánh được phần nào hiện trạng giao thông TP. Thái Nguyên. Các yếu tố được thể hiện trên bản đồ.

+ Ranh giới: Thể hiện ranh giới TP. Thái Nguyên.

+ Thủy hệ: Thể hiện hệ thống thủy văn trong đó bao gồm suối, ao, hồ... + Giao thông: Thể hiện sự phần bổ các tuyến đường trong TP. Thái Nguyên.

Cơ sở dữ liệu giao thông được xây dựng có ý nghĩa trong việc quản lí hệ thống giao thông thành phố Thái Nguyên cũng như có vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thành phố.

Nhận xét chung:

Từ việc thu thập số liệu, xây dựng bản đồ hiện trạng giao thông TP. Thái Nguyên từ dữ liệu Google Maps; các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; khảo sát thực địa lấy thông tin biến động bằng GPS em đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông thành phố Thái Nguyên phục vụ cho công tác phát triển cơ sơ hạ tầng. Kết thúc quá trình em đưa ra một số nhận xét như sau:

- GIS có khả năng cập nhật, lưu trữ, quản lý, phân tích và xử lý thông tin không gian, thông tin thuộc năng tính của bản đồ một cách dễ dàng và thuận tiện. Ngoài ra, GIS còn có khả hiển thị kết quả dưới những dạng khác nhau như bản đồ, bảng và các biểu đồ thống kê.

- GIS nói chung hay MapInfo nói riêng có khả năng thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho một khu vực lớn, có khả năng phân tích xử lý dữ liệu cao và chính xác, với công nghệ và phần mềm này đáp ứng rất tốt những yêu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông.

- Việc ứng dụng GIS vào công tác quản lí thông tin giao thông hiện nay càng được nâng cao hiệu suất của công tác quản lí và giám sát. GIS cho phép liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của bản đồ một cách chặt chẽ và hiệu quả.

- Công nghệ GPS hiện nay rất phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật thông tin thuộc tính trên hệ thống cơ sở dữ liệu không gian. Trong quá trình thực hiện đề tài công nghệ GPS hỗ trợ rất tốt cho việc xác định vị trí và cập nhật thông tin các tuyến đường một cách nhanh chóng và chính xác.

Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào công tác xây dựng CSDL giao thông cho phép liên kết tốt CSDL không gian và CSDL thuộc tính tạo ra cơ sở dữ liệu thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi đó trong quá trình xây dựng CSDL cũng gặp phải không ít khó khăn:

- Đây là một vấn đề khá mới, chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam, do đó nguồn tài liệu tham khảo và quy trình xây dựng chưa được cụ thể hóa, gây khó khăn lớn trong việc biên tập và hoàn chỉnh dữ liệu.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài quá rộng do đó trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉnh lý biến động thông tin các tuyến đường giao thông.

- Quá trình xây dựng, biên tập, chỉnh lí bản đồ phải cần sử dụng nhiều phần mềm do đó cần có kĩ năng thành thạo sử dụng các phần mềm tin học sử dụng.

* Do đó: Việc ứng dụng GIS và hệ thống định vị toàn cầu GPS vào quá

trình xây dựng và cập nhật thông tin giao thông thành phố Thái Nguyên là một mục tiêu quan trọng góp phần lớn vào việc phát triển cơ sơ hạ tầng nói chung và quản lí giao thông nói riêng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Kết quả thực hiện đề tài:“Nghiên cứu và ứng dụng GIS xây dựng cơ

sở dữ liệu giao thông từ Google Maps phục vụ công tác quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở địa bàn TP. Thái Nguyên” đã thu được một số kết quả sau:

• Điều kiện tự nhiên thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển KTXH. Chính vì vậy, hệ thống giao thông thành phố và sự phát triển KTXH có mối tương quan rõ rệt và phát triển mạnh trong những năm gần đây.

• Kết quả thực hiện đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng giao thông TP. Thái Nguyên năm 2014. Bằng việc ứng dụng phần mềm MapInfo và các phần mềm hỗ trợ khai thác ảnh viễn thám từ thư viện bản đồ số Google Maps.

• Đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính hiện trạng các tuyến được giao thông cụ thể có: 709 tuyến đường trong đó:

+ 38 tuyến đường chính.

+ 671 tuyến đường nhánh và các ngõ.

• Để phản ánh và cập nhật các tuyến đường trong thời gian thực hiện đề tài. Em có sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để cập nhật thông tin các tuyến đường mới để phản ánh dữ liệu hiện trạng giao thông đến thời điểm hiện tại.

Đề tài đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tế, giúp quản lí hệ thống giao thông thành phố cũng như là cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng trong những năm tới.

5.2. Kiến nghị

- Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên cần chú trọng đầu tư và nâng cấp một số trang thiết bị về phần cứng và phần mềm phục vụ công tác quản lý và thành lập bản đồ.

- Trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin, Nhà trường cần phải có các chương trình nghiên cứu, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đặc biệt là kỹ năng ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ chuyên môn và sinh viên ngành quản lý đất đai và địa chính môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Đức Bình và cs (2003), Xây dựng bản đồ số hoá với MapInfo 6. 0,

Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Văn Bình, Hướng dân sử dụng phấn mềm MapInfo professional,

Đại học Huế.

3. Ngô Công Châu (2008), Hướng dẫn sử dụng MapInfo 9. 0 & GPS, Trung

tâm điều tra khảo sát thiết kế NN&PTNT.

4. Nguyễn Thế Dũng (2012), Bài giảng Vin thám và GIS.

5. Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường, http://ciren. vn.

6. Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú (2006), Thực hành bản đồ học và hệ thống

thông tin địa lý, Đại học Khoa học tự nhiên - TP. Hồ Chí Minh.

7. Hà Văn Thuân (2007), Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Chu Anh Tuấn (2007), Hướng dẫn thực hành MapInfo, Đại học Dân lập

Đông Đô, Hà Nội.

9. Trung tâm Công nghệ Tin học - Hướmg dẫn sử dụng MapInfo, Trường Đại

học Mỏ Địa chất, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông từ Google Maps phục vụ công tác quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)