Khái quát về kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông từ Google Maps phục vụ công tác quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (18 phường, 10 xã) với tổng diện tích 18.970,48 ha; Dân số 330.707 người (2009).

Các phường nội thành bao gồm: Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Túc Duyên, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Gia Sàng, Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành, Tân Lập, Phú Xá, Tân Thịnh, Thịnh Đán. Các xã ngoại thành bao gồm: Lương Sơn, Tích Lương, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Cao Ngạn và Đồng Bẩm.

4.1.2.1. Về cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 94,02% (năm 2008) lên 94,66% (năm 2009) trong khi tỷ trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,98% (năm 2008) xuống 5,34% (năm 2009).

Bảng 4.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (năm 2009) TT Tên phường, xã Diện tích (ha) Dân số trung bình (người) Ghi chú I Các phường (nội thành) 6. 080,71 201.277 1 Tân Long 226,41 6.230 2 Quan Triều 278,99 7.553 3 Quang Vinh 313,35 5.950 4 Đồng Quang 163,06 10.369 5 Quang Trung 201,14 22.383 6 Phan Đình Phùng 270,20 17.533 7 Hoàng Văn Thụ 159,18 16.243 8 Trưng Vương 102,88 7. 078 9 Túc Duyên 289,96 8.312 10 Gia Sàng 410,33 10.963 11 Cam Giá 875,63 10.466 12 Hương Sơn 386,71 11.513 13 Phú Xá 426,22 11.104 14 Trung Thành 319,54 12.562 15 Tân Thành 238,42 4.458 16 Tân Lập 439,16 10.573 17 Tân Thịnh 363,35 13.667 18 Thịnh Đán 616,18 14.320 II Các xã (ngoại thành) 12.889,77 78.433 1 Quyết Thắng 1.292,78 13.754 2 Tân Cương 1.482,91 5.126 3 Phúc Trìu 2.116,33 5.530 4 Phúc Xuân 1.852,95 4.866 5 Thịnh Đức 1.708,23 7.686 6 Phúc Hà 648,4 3.581 7 Tích Lương 932,46 12.413 8 Lương Sơn 1.592,75 13.327 9 Cao Ngạn 861,06 5.583 10 Đồng Bẩm 401,9 6.567 III Tổng cộng 18.970,48 279.710

Bảng 4.2: Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2009

Tiêu chuẩn 2007 2008 2009

Công nghiệp, xây dựng (%) 49,72 48,50 47,78

Dịch vụ (%) 45,19 45,52 46,88

(Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)

4.1.2.2. Về thương mại và dịch vụ

Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

4.1.2.3. Về du lịch, văn hóa

Thành phố là đầu mối của các tuyến, tua du lịch, do vậy các khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng khách sạn liên tục được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách.

Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc.

4.1.2.4. Về nông - lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng giảm, từ 5,72% năm 2007 xuống còn 5,34 năm 2009; Giá trị tăng thêm do ngành nông nghiệp tạo ra trong GDP của Thành phố tăng 6,2% / năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 đạt 373,2 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%, ngành dịch vụ chiếm 16,5%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông từ Google Maps phục vụ công tác quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 37 - 40)